Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở ở huyện hương khê trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 36)

1.2. Về sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở

1.2.2. Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền Nhà nước thống nhất của nhân dân, bao gồm các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra (HĐND) và các cơ quan, tổ chức Nhà nước khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước này theo qui định của pháp luật (UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND,…), nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.

Ở cấp xã, thị trấn thì chính quyền địa phương bao gồm: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

* Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn trong hệ thống chính trịở địa phương

Trong điều kiện cụ thể của thể chế Nhà nước Việt Nam, pháp luật quy

định: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra theo nguyên tắc: trực tiếp, phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín; chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển

địa phương về kinh tế - xã hội, cũng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ

của địa phương đối với cả nước.

Hội đồng nhân dân xã, thị trấn thực hiện quyền giám sát đối với hoạt

động của thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân ở địa phương.

Tính quyền lực của Hội đồng nhân dân thể hiện ở chỗ:

Hội đồng nhân dân là cơ quan nhà nước ở địa phương được nhân dân giao quyền thay mặt thực hiện quyền lực nhà nước.

- Quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương, biến ý chí của nhân dân địa phương trở thành quy định bắt buộc đối với dân cư trên lãnh thổ ở địa phương.

Tính đại diện của hội đồng nhân dân thể hiện ở chỗ:

- Ở địa phương, chỉ có Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất do cử tri bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Hội

đồng nhân dân là đại diện, tiêu biểu cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân địa phương, đại diện trí tuệ tập thể nhân dân.

Trong hệ thống chính trịởđịa phương sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân là một phương thức thể hiện cụ thể cơ chế

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đây là yếu tố cơ bản để

các quyết sách của Hội đồng nhân dân đúng “ý Đảng, lòng dân”. Mặt khác đây còn là vấn đề mang tính nguyên tắc đã được quy định trong Điều 4 Hiến pháp năm 1992. Nội dung công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân có tính toàn diện, từ việc lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ,

đến việc định hướng cho các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo thì phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng có tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Trong thể chế dân chủ như hiện nay thì mọi quyết định của Hội đồng nhân dân đều phải dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối, nghị quyết của cấp ủy

Đảng. Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết của cấp ủy

Đảng nhằm đưa chủ trương, đường lối, Nghị quyết đó vào cuộc sống nhưng

đồng thời phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân mà Hội đồng nhân dân là người đại diện, có như vậy thì các quyết

định của Hội đồng nhân dân mới khả thi, mang lại hiệu quả và thực sự đi vào cuộc sống nhân dân.

* Vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong hệ thống chính trịở địa phương

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính cấp trên.

Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước ở cơ sở.

Đây là chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Ủy ban Nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân nhất. Ủy ban Nhân dân cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy viên công an. Người đứng đầu Ủy ban Nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do do Hội đồng Nhân dân của xã, thị

trấn bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Đảng ủy của xã, thị

trấn. Ủy ban Nhân dân cấp xã hoạt động theo hình thức chuyên trách và không chuyên trách.

Nhiệm vụ quyền hạn của UBND được thực thi trên các lĩnh vực: kinh tế; văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh; thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; thi hành pháp luật; xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính,… và việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của cấp uỷ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở ở huyện hương khê trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)