Tình hình huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở ở huyện hương khê trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

2.1.1. Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Hương Khê

Hương Khê là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Hà Tĩnh, với 22 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó 8 xã thuộc khu vực 1, 11 xã khu vực 2 và 3 xã khu vực 3); có 4 xã biên giới là Hoà Hải, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Lâm với trên 50km đường biên; có 4 bản dân tộc ít người gồm các dân tộc Thổ, Thái, lào, Chứt. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 127.809 ha, dân số 107.996 người. Hương Khê có địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đều, điều kiện thiên nhiên, khí hậu khắc nhiệt, lũ

lụt thường xuyên, hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, do

đó đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao hơn các huyện khác trong tỉnh (tháng 12 năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo đói của Hương Khê chiếm tới 31,86%; năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo 18,6%). Là huyện có truyền thống lịch sử hết sức vẻ vang. Trải qua 145 năm hình thành và phát triển (1867 -2012), nhân dân Hương Khê đã đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng quê hương đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân Hương Khê đã vùng lên lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, cùng nhân dân trong tỉnh và cả nước làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, đánh thắng trong các cuộc chiến xâm lược của thực dân pháp và đế

quốc Mỹ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa. Với những thành tích đã đạt được trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, huyện Hương Khê đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang.

2.1.2. Khái quát về cấp uỷ và chính quyền các xã, thị trấn ở huyện

Hương Khê - Hà Tĩnh hiện nay

Đảng bộ huyện Hương Khê có 44 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó có 22

Đảng bộ xã, thị trấn (21 Đảng bộ xã, 1 Đảng bộ thị trấn) với hơn 6.500 đảng viên. Tổng số cấp uỷ viên các xã, thị trấn 318 đồng chí. Đại biểu HĐND cấp xã, thị trấn có 561 đồng chí (trong đó cán bộ công chức xã, thị trấn: 130 đồng chí (chiếm 23,16%); chuyên trách Đảng: 36 đồng chí (chiếm 6,49%); chuyên trách đoàn thể: 85 (chiếm 15,5%); doanh nghiệp: 3 đồng chí (chiếm 0,51%); Nông nghiệp: 13 đồng chí (chiếm 2,25%); ngành nghề khác: 294 đồng chí (chiếm 52,44%); cán bộ lãnh đạo và chức danh uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn có 480 đồng chí (trong đó có 130 đồng chí là đại biểu HĐND xã, thị trấn (chiếm 23,16%); 236 đồng chí tham gia cấp uỷ cấp xã (chiếm 49,1%).

Từ năm 1975 đến năm 1991, Đảng bộ huyện Hương Khê trực thuộc

Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh, trong giai đoạn này, cùng với nhân dân cả tỉnh, cán bộ đảng viên và nhân dân Hương Khê đã tập trung ra sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Vượt qua sự khó về sự thiếu thốn của cơ sở vật chất - kỹ thuật, cộng với những hạn chế của cơ chế quan liêu, bao cấp, sự phá hoại nhiều mặt của kẻ

thù, Đảng bộ các xã, thị trấn nói riêng, Đảng bộ và nhân dân Hương Khê nói chung, đã đoàn kết, một lòng xây dựng quê hương xứng đáng với truyền thống quê hương Xô-Viết anh hùng.

Ngày 12 - 8 -1991, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khoá VIII, Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh [7,tr.187]. Từ ngày 1-9-1991, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của Tỉnh Hà Tĩnh chính thức đi vào hoạt động tại thị xã Hà Tĩnh, đánh dấu sự hoàn tất việc tái lập tỉnh. Sự tái lập tỉnh của Hà Tĩnh là

điều phù hợp để tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng các cấp, nhất là Tỉnh uỷ đối với cơ sở. Và từ thời điểm đó đến nay, Đảng bộ huyện Hương Khê trực thuộc Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.

Từ năm 1991, Đảng bộ huyện Hương Khê có 54 tổ chức cơ sở Đảng (trong đó có 27 xã, thị trấn). Đến năm 1999 thực hiện quyết định của Trung

ương về việc thành lập mới huyện Vũ Quang, và tách 5 xã vùng hạ huyện thuộc huyện Hương Khê về trực thuộc huyện Vũ Quang. Nên huyện Hương Khê chỉ còn lại 22 xã, thị trấn. Từ năm 2000 đến nay, Đảng bộ huyện Hương Khê tổ chức 3 kỳ đại hội, Đại hội lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2000 - 2005; Đại hội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2005 - 2010 và Đại hội lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ

2010 - 2015.

Cụ thể hoá các nghị quyết đại hội của Trung ương, Tỉnh và Huyện, Đảng bộ huyện Hương Khê đã phát động nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất

đạt kết quả tích cực như: Phong trào xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm “Ban Thường vụ huyện uỷ ban hành nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 25/2/2000 về tập trung chỉđạo chương trình xoá đói giảm nghèo trong toàn huyện; theo đó

Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án xoá đói giảm nghèo - giải quyết việc làm năm 2001 - 2005; thành lập Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ huyện

đến các xã, thị trấn” tập trung lãnh đạo, chỉđạo để thực hiện chương trình, mục tiêu xoá đói, giảm nghèo trong huyện, coi đó như một chiến dịch, một phong trào, một cuộc chiến “diệt giặc đói” như Hồ Chí Minh đã nêu[30,tr.133]. Từ

năm 2001 đến năm 2003, huyện đã phát động chiến dịch xoá nhà tranh tre đột nát trên địa bàn toàn huyện. Chiến dịch có ý nghĩa cách mạng và nhân văn ấy

đã tạo được 1.254 ngôi nhà với tổng giá trị huy động là 5.363.039 ngàn đồng và 71.927 ngày công” [30,tr.155]. Từ năm 2000 đến 2012, huyện phát động chiến dịch xây dựng cơ sở vật chất trưởng học, huy động nguồn lực trong nhân dân, các tập thể, các nhân, cơ quan đơn vị để xây dựng cơ sở vật chất các trưởng học

đảm bảo đạt chuẩn Quốc gia, với giá trị đã huy động được gần 100 tỷ đồng và 1,5 triệu ngày công; năm học 2001 - 2002, toàn huyện có 18 trường đạt chuẩn quốc gia, thì đến năm học 2011 - 2012, toàn huyện có 61/88 trường đạt chuẩn quốc gia[3,tr.4]. Xác định giao thông nông thôn có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã phát động chiến dịch toàn dân làm giao

thông nông thôn, trong 12 năm qua toàn huyện đã huy động nội lực từ sự đóng góp của nhân dân, lồng ghép các chương trình, dự án làm được 440km đường nhựa, đường bê tông. Xây dựng nông thôn mới được Đảng bộ xác định vừa là một mục tiêu, vừa là nhiệm vụ cách mạng. Để tiến hành thắng lợi nhiệm vụ

này, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo đã xây dựng đề án chi tiết, nhằm biến nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới thành những chương trình và chỉ tiêu cụ thể để các xã, thị

trấn, ban ngành đoàn thể căn cứ tổ chức thực hiện, đến nay toàn huyện đã đạt

được nhiều kết quả như: Tập trung cũng cố và xây dựng được 1.200 mô hình phát triển theo hướng trang trại, gia trại, kinh tế vườn; 100% xã xây dựng được quy hoạch xây dựng nông thôn mới; về thực hiện các tiêu chí, xã Gia Phố đạt 17/19 tiêu chí, xã Hương Trà đạt 15 tiêu chí, xã Phú Phong đạt 9 tiêu chí, xã Phúc Trạch đạt 8 tiêu chí, xã Lộc Yên, Phú Gia, Hương Thuỷ, Hương Long đạt 6 tiêu chí, xã Hương Trạch, Hương Đô, Hương Vĩnh, Hương Bình đạt 5 tiêu chí, các xã còn lại đạt 1 đến 3 tiêu chí[41,tr.5].

Những kết quả nổi bật tiêu biểu nêu trên, có sự đóng góp rất quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng bộ các xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở, điều này được minh chứng cụ thể như sau.

2.2. Những thành tựu Đảng bộ xã, thị trấn lãnh đạo chính quyền cơ sở ở huyện Hương Khê

2.2.1. Về nội dung lãnh đạo

- Lãnh đạo về chủ trương

Để lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động diễn ra trên địa bàn địa phương,

Đảng uỷ các xã, thị trấn đề ra đường lối, chủ trương, chính sách và chỉ đạo Hội

đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, cụ thể hoá bằng các đề án, chương trình hành

động, ban hành các cơ chế chính sách, để tập trung chỉ đạo thực hiện. Thông thường, chủ trương được thể hiện trong các văn bản của Đảng bộ, Đảng uỷ, Ban Thường vụĐảng uỷ với mỗi thể loại nhất định, từ nghị quyết đại hội, nghị

Trong thực tế, thời gian qua, các Đảng uỷ đã rất quan tâm đến việc xác

định các chủ trương. Trên cơ sở đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tiễn của địa phương, cấp uỷĐảng các cấp đã xây dựng những chủ trương thích hợp. Trong một Đảng bộ, có ba cấp quyền lực tương ứng với ba cơ quan ban hành văn bản: Nghị quyết của Đại hội đại biểu; nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, thông báo của Đảng uỷ; nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận, quy định, thông báo, thông tri,… của Ban Thường vụ Đảng uỷ.

Các Đảng uỷ đã đầu tư nhiều cho việc xây dựng nghị quyết nhiệm kỳ, các chương trình hành động, các nghị quyết chuyên đề giải quyết những vấn đề

có yêu cầu bức xúc của địa phương như xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tranh tre dột nát, xây dựng cơ sở vật chất trường học, phát triển kinh tế vườn, kinh tế

trang trại, giải quyết việc làm đào tạo nghề, các vấn đề liên quan đến tài nguyên môi trường, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, giao rừng. Để đưa các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷĐảng cấp trên đến tận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, cấp uỷĐảng các xã, thị trấn đã kịp thời tổ chức quán triệt, học tập, nghiên cứu và xây dựng các chương trình hành động thực hiện.

Trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, từ đầu các nhiệm kỳ,

Đảng uỷ các xã, thị trấn đã có quy chế làm việc, phân công, phân nhiệm, phân cấp rõ ràng. Từng đồng chí uỷ viên Ban thường vụ, uỷ viên Ban chấp hành

được phân công lĩnh vực công tác, từng địa bàn cụ thể, gắn với quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng. Ban chấp hành sinh hoạt đúng quy chế 1 tháng lần, nội dung sinh hoạt được chuẩn bịđầy đủ, chu đáo; những vấn đề cần bàn bạc, thảo luận đều có văn bản gửi trước để nghiên cứu. Nhờ vậy, đã phát huy được tính chủđộng, sáng trong việc tổ chức thực hiện.

Nhìn chung, các chủ trương của cấp uỷ Đảng các xã, thị trấn trong thời gian qua đều phù hợp với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trong báo cáo Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn huyện nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã trình bày: “Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức, triển khai

học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đúng thời gian quy định,

đảm bảo về số lượng và chất lượng đối với cán bộ và đảng viên, có bước cải tiến phù hợp trong phương pháp quán triệt đối với các tầng lớp quần chúng nhân dân. Song song với việc tổ chức học tập nghị quyết là việc xây dựng các

đề án, tổ chức thực hiện đểđưa nghị quyết vào cuộc sống”[5,tr.2].

Trong báo cáo Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hương Trà nhiệm kỳ 2005 – 2010 đã trình bày “Gắn với tuyên truyền Nghị quyết của cấp uỷĐảng cấp trên, 5 năm qua, Ban chấp hành Đảng uỷđã ban hành 11 nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh. Các nghị quyết của Đảng bộ đề ra sát với nhu cầu thực tế cuộc sống của nhân dân, được đảng viên, và quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng triển khai thực hiện có hiệu quả”[8,tr.6].

Nhìn chung, các Đảng uỷ đã cụ thể hoá đường lối, chính sách, quan

điểm, tư tưởng chỉ đạo của cấp uỷĐảng các cấp, và trực tiếp là cấp uỷ huyện, nhất là tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, ban hành nhiều chủ trương cụ thể đáp ứng được đòi hỏi của địa phương và đó là tiền đề

quan trọng để lãnh đạo chính quyền cơ sở, xây dựng bộ máy chính quyền địa phương ngày càng trong sạch vững mạnh; giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức tận tuỵ phục vụ nhân dân. Chất lượng công tác chính trị, tư tưởng được nâng lên, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, nhiều chủ trương, nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, đem lại những thành tựu tích cực trên các lĩnh vực như: đến năm 2012, Tổng sản phẩm lương thực toàn huyện đạt 27.160 tấn, tăng 74,7% so với năm 2000 (năm 2000 đạt 15.539 tấn); thu nhập bình quân đầu người đạt 14,3 triệu đồng, tăng 401% so với năm 2000 (năm 2000 đạt 2,8 triệu đồng/người/năm); Cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm - nghiệp - Thuỷ sản từ 74,5% xuống còn 50,2%; Công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp, xây dựng cơ bản 18,5% lên 34,9%; Thương mại dịch vụ từ 7% tăng lên 14,9%; tập trung chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn 1 và 2 đến nay

không ngừng phát triển kinh tế rừng đến này đã trồng được 7.200 ha cây cao su trên địa bàn huyện Hương Khê. Văn hoá - Xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện. Quốc phòng an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Trong thực tiễn phong trào đã có nhiều đơn vị điển hình, tiêu biểu như xã Hương Trà, Gia Phố, Phú Gia, Phúc Trạch, Thị trấn, Hoà Hải.

- Lãnh đạo xây dựng, cũng cố bộ máy chính quyền cơ sở

Hoạt động lãnh đạo xây dựng và cũng cố bộ máy chính quyền cơ sở và công tác cán bộ là hoạt động then chốt của các Đảng uỷ. Tất cả các Đảng uỷ, mà trực tiếp là Ban thường vụ các Đảng uỷ đều dành sự quan tâm đặc biệt cho công việc này, điều này được thể hiện cụ thể như sau:

+ Cấp uỷ lãnh đạo, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội

đồng nhân dân.

Cấp uỷ Đảng các xã, thị trấn đã chú trọng lãnh đạo kiện toàn Hội đồng nhân dân đồng bộ về tổ chức và nhân sự. Tại các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, cấp uỷ Đảng các xã, thị trấn đã có văn bản chỉ đạo cụ thể về yêu cầu, nội dung công việc, ban hành chỉ thị, thành lập ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho các đồng chí cấp uỷ chỉ đạo từng đơn vị bầu cử đảm bảm dân chủ, công khai, minh bạch và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Điều này được thể hiện rất cụ thể trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ

2004 - 2009 và nhiệm kỳ 2011 - 2016 “Các xã, thị trấn đã ban hành quyết định; thành lập Ban chỉđạo, uỷ ban bầu cử, các tiểu ban phục vụ, tổ giúp việc uỷ ban bầu cử; ban hành Chỉ thị của cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân; xây dựng và ban hành kế hoạch, mốc thời gian tiến hành cuộc bầu cử”[35,tr.4].

Về nhân sự các cấp uỷ luôn thực hiện: Thứ nhất, giữ quyền giới thiệu và xét duyệt các nhân sự ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn. Xem xét và đề cử, giới thiệu cán bộ, đảng viên đại diện cho đảng bộ ứng cử đại biểu HĐND để giữ các chức vụ của Thường trực HĐND, các thành viên uỷ ban nhân dân. Nhiệm kỳ 2004 - 2011, trong tổng số 540 đại biểu HĐND xã, thị trấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở ở huyện hương khê trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)