Xem xét tổng thể cơ chế vận hành của hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn, thì hầu như các nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn bị chi phối bởi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp uỷ.
Theo quy định pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền rất lớn. Tại các điều khoản của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân từ điều 29 đến điều 34 quy định quyền hạn của Hội
đồng nhân dân và từđiều 111 đến điều 118 quy định trách nhiệm, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã thì đây là các cơ quan có quyền quyết định tất cả các mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Thế nhưng, những nội dung các công việc
ấy đã được cấp uỷ lo liệu, cho ý kiến cụ thể từng số liệu, từng mục tiêu, chỉ tiêu. Thực tiễn đời sống chính trịởđịa phương có một dấu hiệu cần được phân tích từ góc độ khoa học về phân công quyền lực. Trong tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân, các xã có một nhận định mang tính nguyên lý rằng: Nơi nào cấp uỷ quan tâm thì vai trò của cơ quan quyền lực và cơ quan hành pháp hoạt động có hiệu quả hơn. Một bài học kinh nghiệm các đơn vịđút rút ra trong quá trình hoạt động đó là: Sự quan tâm của cấp uỷĐảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, xem đây là điều kiện thuận lợi Hội đồng nhân dân xã, thị
trấn hoạt động có hiệu quả. Như vậy, từ thực tế này cho thấy, đằng sau việc đề
cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, tình trạng này tự nó nói lên rằng, cấp uỷ không trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động bị đình đốn, giảm hiệu lực và cơ quan quyền lực, cơ quan nhà nước mất vai trò.