7. Kết cấu của luận văn
2.3 Một số giải pháp chủ yếu để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
mặt tiêu cực của tư tưởng Đức trị trong Nho giáo Khổng – Mạnh đối với việc xây dựng đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay.
2.3.1 Xây dựng đạo đức mới theo quan điểm của Đảng.
Trong nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng, Đảng ta đã chỉ rõ, về xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới có các phẩm chất cơ bản sau:
Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội;
Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung;
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái;
Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỷ luật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội;
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Nghị quyết cũng khẳng định rằng: Năm đức tính đó vừa kế thừa những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, vừa xây dựng những đức tính phù hợp với thời kỳ mới. Đó cũng là chuẩn mực cơ bản mà mọi người phấn đấu để trở thành công dân tốt.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng( khóa VIII) cũng chỉ rõ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri
thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Các nghị quyết trên đây của Đảng Cộng sản Việt Nam là định hướng để chúng ta xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên có thể khái quát rằng, con người mới chúng ta xây dựng là con người vừa có đức và vừa có tài. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng dựa trên các tiêu chí đó.
2.3.2 Kết hợp giữa đạo đức và pháp luật nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một nền đạo đức mới.
Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ mật thiết. Cả đạo đức và pháp luật đều yêu cầu mọi thành viên của cộng đồng phải tự hạn chế mọi ham muốn, sở thích của mình để tuân theo những quy tắc, quy định chung của xã hội, của cộng đồng.
Như đã trình bày, Nho giáo Khổng – Mạnh luôn đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực hành đức trị và bản thân họ cũng phải là người có đạo đức. Mạnh Tử đã từng nói rằng: dùng sức thì mau thắng mà không bền, dùng đức mới có tâm phục, đó là cái thắng bền lâu nhất. Coi trọng đạo đức là yếu tố hợp lý của Nho giáo. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng đức thì chưa đủ, đối với những nguời vi phạm đạo đức, kỷ cương phép nước còn cần phải dùng pháp luật.
Cũng giống như đạo đức, pháp luật có vai trò điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Tuy nhiên, chức năng điều chỉnh hành vi của pháp luật là cưỡng chế, bắt buộc,… còn đạo đức điều chỉnh hành vi của con người bằng dư luận xã hội, bằng sự tự vấn lương tâm. Cho nên, giáo dục đạo đức cũng không thể tách rời giáo dục sự hiểu biết về pháp luật. Vai trò của pháp luật đối với đạo đức là ngăn chặn, hạn chế và trừng trị những hành vi vô đạo đức, thiếu đạo đức đồng thời pháp luật cũng khuyến khích, nâng đỡ, nêu gương các hành vi đạo đức.
Trong xã hội ta, pháp luật bảo vệ lợi ích của nhân dân, lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, pháp luật của Nhà nước ta tự nó đã bao hàm ý nghĩa đạo đức cao cả và đóng vai trò không thể thiếu được trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Đặc biệt, khi có những biến chuyển lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của pháp luật và kéo theo nó là những biến chuyển lớn trong đời sống đạo đức thì vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội càng cần được thể hiện rõ nét. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập với thế giới, pháp luật phải tác động tích cực đến việc bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức, các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, tạo môi trường thuận lợi để các giá trị mới hình thành và đi vào cuộc sống. Mặt khác, pháp luật phải là công cụ có hiệu lực trong đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, các hành vi phi đạo đức và ngăn ngừa sự xâm nhập của các phản giá trị và lối sống xa lạ từ bên ngoài vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau.
Để pháp luật phát huy được vai trò tích cực của mình trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người và đạo đức xã hội, đòi hỏi pháp luật phải thực hiện một cách nghiêm minh, kịp thời xét và xử đúng người, đúng tội đối với những cá nhân gây ra các hiện tượng tiêu cực làm cho nền đạo đức xã hội phát triển không lành mạnh. Đồng thời, pháp luật phải bảo vệ những nhân tố đạo đức mới đang được hình thành tránh khỏi những tác động tiêu cực của đạo đức cũ – trong đó có đạo đức Nho giáo, cũng như các tác động tiêu cực khác.
Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức và để thực thi pháp luật một cách nghiêm minh và kịp thời cũng cần giáo dục và tuyên truyền pháp luật để mọi người nắm và hiểu pháp luật. Có như vậy, con người mới xác định được đúng hành vi của mình, nhận thấy điều gì nên tránh, điều gì nên làm. Có thể thấy rằng, một trong những biện pháp hữu hiệu để khắc phục, loại trừ các hiện tượng tiêu cực về đạo đức, xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người và đạo đức xã hội là thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
Nhận thức sâu sắc vai trò của mối quan hệ chặt chẽ giữa đức đức và pháp luật trong việc hoàn thiện đạo đức con người và đạo đức xã hội nói riêng cũng như đối với sự phát triển xã hội nói chung, mà Đảng ta đã xác định, phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, phải quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục đạo đức, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa.
2.3.3. Kế thừa và đổi mới những giá trị của tư tưởng đức trị của Nho giáo Khổng – Mạnh trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức mới cho con người và xã hội.
Đồng thời với sự định hướng đạo đức, một trong những nội dung hiện nay cũng cần phải được làm sáng tỏ là khẳng định những nguyên tắc để phát huy những giá trị đạo đức truyền thống (trong đó có đạo đức Nho giáo), kế thừa những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Thái độ đúng đắn là phải biết kế thừa và phát triển nó một cách biện chứng. Kế thừa không phải chỉ là sử dụng cái cũ, mà còn phải làm cho cái cũ mang nội dung và hình thức mới, biến cái cũ thành ra một hệ thống của cái mới, là cải tạo và nâng cao cái cũ làm sao cho nó phù hợp với cái mới. Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng tư tưởng đức trị của Nho giáo nói chung, Nho giáo Khổng – Mạnh nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc tạo nên truyền thống và phong tục tập quán mà hiện nay nhất thiết không được bỏ qua, đó là truyền thống nhân ái, trọng nghĩa khinh tài, tôn sư trọng đạo, hiếu học, không ngừng tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân; đó là tập quán tôn trọng đạo đức con người, kính trên nhường dưới, ăn quả nhớ kẻ trồng cây; đó là phong tục thành kính trong phụng dưỡng cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, trang trọng trong giao tiếp, nghi thức cưới xin, tang chế, hội hè…
Nho giáo Khổng – Mạnh mà hạt nhân của nó là tư tưởng đức trị đã tồn tại cùng với sự tồn tại của dân tộc ta trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Đã có những giai đoạn tư tưởng Nho giáo chiếm địa vị độc tôn trong thượng
tầng kiến trúc xã hội. Do đó những quan điểm của nó theo thời gian đã trở thành “mực thước”, “tín ngưỡng” của nhân dân. Có thể khẳng định, trong tiềm thức, đa số người Việt đều chứa đựng trong chính bản thân mình khả năng trở thành “tín đồ” của “đạo Nho”. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, cần phải lưu tâm đến ảnh hưởng của Nho giáo Khổng – Mạnh nói chung, tư tưởng đức trị nói riêng để có những đối sách thích hợp. Sở dĩ như vậy là vì, trong mọi hoạt động, con người không bao giờ và cũng không thể xuất phát từ hư vô, đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. Những quan điểm của tư tưởng đức trị đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và nuôi dưỡng truyền thống dân tộc, tạo nên văn hóa, tâm lý, niềm tin của rộng rãi quần chúng…do đó, nếu không xuất phát từ nền tảng này thì mọi chủ trương chính sách, học thuyết hiện đại sẽ “trống rỗng”, không có nội dung thật sự, đủ sức thu hút và hướng dẫn hoạt động của con người. Vấn đề là ở chỗ, từ đống ngổn ngang những cái tốt và cái xấu của nó, biết gạn lọc, tìm ra những biện pháp để cải tạo, vận dụng, đề ra đường lối đúng đắn và phù hợp với yêu cầu mới của thời đại để trên cơ sở đó, thu hút mọi tầng lớp nhân dân hoạt động có hiệu quả.
Trong những thập niên gần đây, mô hình xã hội phương Đông xây dựng trên cơ sở đạo đức Nho giáo dường như đang có sức quyến rũ, hấp dẫn nhất định đối với các nhà tư tưởng Phương Tây. Điều ấy được thể hiện thông qua sự xuất hiện của trào lưu “trở về phương Đông”. Theo những người này, bằng những thành tựu vượt bậc trong khoa học, kỹ thuật, công nghệ…các nước phương Tây dường như đã có tất cả. Thế nhưng, trong sự thừa mứa ấy, xã hội phương Tây chứa đựng trong nó những bế tắc hơn bất kỳ lúc nào, trong quan niệm của nhiều người, cuộc sống ngày càng vô vị. Tội ác, bạo lực, ma túy, tình dục, và hàng nghìn thứ khác đã được số người này sử dụng để lấp đầy sự trống vắng, bất lực của họ. Nguy cơ “rôbốt hóa” cho thấy, con người không còn là lĩnh vực riêng của các nhà khoa học viễn tưởng mà đã trở thành
hiện thực. Con người đang tự đánh mất mình. Điều này có nghĩa là, xét cho đến cùng, cái làm cho con người trở thành Người chân chính chỉ có thể là tình cảm, đạo đức chứ không thể là cái gì khác. Tương lai của con người phụ thuộc chính vào sự lựa chọn tình cảm và đạo đức ấy của mình.
Tất nhiên, mọi sự cường điệu hóa, tuyệt đối hóa bao giờ cũng dễ dẫn đến sai lầm, nhưng dù sao đi nữa, đây cũng là một sự cảnh báo cần thiết. Chúng ta đang có trong tay một di sản rất quý, cần phải biết trân trọng, gìn giữ để khai thác, kế thừa.
2.3.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn liền với cải biến phong tục, tập quán lạc hậu do ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong quá trình xây dựng đạo đức mới cho con người và xã hội.
Nho giáo mà hạt nhân là tư tưởng đức trị đã tồn tại trong một thời gian dài của lịch sử dân tộc. Có thể nói, tư tưởng Nho giáo nói chung và tư tưởng đức trị nói riêng đã đi vào lối sống, tác phong, tư tưởng của con người Việt Nam và trở thành một yếu tố trong đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Chính vì vậy, việc xây dựng đạo đức mới cho con người và đạo đức xã hội là phải kế thừa những nhân tố tích cực của đạo đức Nho giáo, đồng thời cũng phải khắc phục những tác động tiêu cực của nó.
Theo lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội suy cho cùng bao giờ cũng đóng vai trò quyết định ý thức xã hội. Do vậy, muốn xây dựng đạo đức mới, tiến bộ cần kết hợp phát triển kinh tế với việc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tức là tạo ra môi trường để con người, mỗi người rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện đạo đức của mình, góp phần hoàn thiện đạo đức xã hội. Nền kinh tế thị trường chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là cơ sở cho tư tưởng tư hữu vẫn còn tồn tại.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh và chịu sự quy định của kinh tế, trong đó phải kể đến nhân tố trực tiếp và quan trọng nhất là lợi ích của con người. C.Mác và Ănghen đã khẳng định: “Nếu như lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người” [52, tr.199 – 200]
Khi vấn đề lợi ích được giải quyết đúng đắn thì những nhân tố tích cực của đạo đức mới có thể được hình thành. Vấn đề này được xem xét ở hai khía cạnh. Xét ở tầm vĩ mô, nếu Đảng và Nhà nước đề ra được đường lối chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo sự tăng trưởng về kinh tế thì sẽ tạo ra môi trường tốt cho sự hình thành và phát triển đạo đức mới cho con người và xã hội. Để thực hiện điều này, phụ thuộc rất nhiều vào các chủ thể lãnh đạo trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Do đó, xây dựng đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, phát huy mọi khả năng sáng tạo của nhân dân là cơ sở để tạo dựng đời sống đạo đức lành mạnh trong xã hội.
Để xây dựng đạo đức mới, cần phải hoàn thiện cơ chế thị trường. Hoàn thiện cơ chế thị trường là xây dựng một hệ thống những nguyên tắc, quy chế, chính sách phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu như cơ chế thị trường được kiện toàn sẽ khắc phục được các kẽ hở, hạn chế được sự vi phạm các quy tắc của thị trường, tạo ra sự công bằng trong cạnh tranh và sự cạnh tranh lành mạnh. Điều này sẽ tạo điều kiện cho năng lực của con người được thể hiện và phát huy đến mức cao nhất. Đây chính là cơ sở cho sự hình thành đạo đức mới của con người và của xã hội.
2.3.5 Kế thừa phương pháp tự tu dưỡng đạo đức cá nhân của Nho giáo trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức xã hội.
Biểu hiện cụ thể và thực tế của đạo đức chính là hành vi cụ thể của con