Tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng đức trị của nho giáo Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế

kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Xây dựng đạo đức mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược xây dựng con người hiện nay ở nước ta. Sự tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường đối với đạo đức xã hội cho thấy, cần có những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng những chuẩn mực đạo đức thích ứng với cơ chế thị trường cũng như xây dựng con người có nhân cách đạo đức đáp ứng được yêu cầu của sự vận hành nền kinh tế thị trường.

2.1.1 Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đạo đức.

Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta luôn chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của thời kỳ quá độ ở nước ta, nhằm khơi dậy các tiềm năng, giải phóng lực lượng sản xuất, tạo ra sự phát triển trong kinh tế. Kinh tế thị trường đã làm thay đổi về cơ bản đời sống vật chất và do đó, kéo theo sự thay đổi theo chiều hướng tích cực một số giá trị văn hóa đạo đức và tinh thần của xã hội. Về đạo đức, sự tác động của kinh tế thị trường đã có tác dụng hướng con người đến những quan niệm đạo đức thiết thực, không ảo tưởng, xa rời thực tế như đạo đức Nho giáo. Trong kinh tế thị trường, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân được nâng cao hơn. Nếu như trước đây trong cơ chế quan liêu, bao cấp, người ta thường có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bảo trợ của nhà nước thì nay, hiện trạng trên đã bớt đi, người ta chủ động hơn, năng động hơn. Một trong những khía cạnh đạo đức và cũng là yêu cầu về mặt đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với công việc được giao, với đơn vị, cơ quan hay ngành, địa phương do mình quản lý. Tinh thần trách nhiệm được đánh giá thông qua hiệu quả của công tác quản lý chứ

không phải bằng lời nói. Không thể là một cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi nếu như đơn vị người đó quản lý hoạt động trì trệ, nghèo nàn, đời sống của mọi người khó khăn. Nếu trong cơ quan có nhiều hiện tượng tiêu cực thì trách nhiệm phải thuộc người lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, sự biến động của kinh tế thị trường đã tác động đến các chủ thể hoạt động trong nó phải năng động, sáng tạo. Nó đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ. Muốn thực hiện được yêu cầu này, họ phải luôn luôn học hỏi, trau dồi tri thức chuyên môn và năng lực quản lý. Điều này có tác dụng to lớn trong việc đẩy lùi dần sự trì trệ, thiếu năng động ở con người nói chung nhất là ở người gánh trách nhiệm lãnh đạo và quản lý.

Có thể nói rằng, kinh tế thị trường, đổi mới và mở cửa cũng có những yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển của đạo đức của xã hội và góp phần thúc đẩy việc hình thành nhân cách tự chủ, sáng tạo, năng động, ý thức trách nhiệm cá nhân, ý thức vì cộng đồng được nâng cao hơn trước, bởi lợi ích cá nhân và cộng đồng được kết hợp hài hòa, đồng hướng, trong đó lợi ích cộng đồng là trên hết. Sự phát triển ấy diễn ra theo xu hướng lành mạnh hóa lĩnh vực đạo đức của xã hội và đạo đức cá nhân.

Trong những năm qua, không thể phủ nhận những thành tựu to lớn và hết sức có ý nghĩa mà chúng ta đã đạt được. Đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng, đời sống nhân dân được cải thiện về cơ bản và từng bước được nâng cao; chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng được đảm bảo; địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế được khẳng định, v.v. Song cũng từ chính nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang làm xuất hiện những mặt trái, mặt tiêu cực với những biểu hiện và hậu quả của nó. Tất cả đã và đang tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong suy nghĩ và hành động của mỗi người, mà nếu không được ngăn chặn kịp thời và kiên quyết nhất, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn

bộ sự nghiệp, đến sự tồn vong của chế độ, đến cuộc sống và hạnh phúc của con người.

Trong lĩnh vực đạo đức, đời sống đạo đức ở nước ta nhiều năm trở lại đây, chúng ta đang phải chứng kiến sự xuống cấp, suy đồi về đạo đức, xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, và nhiều giá trị, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội vì lợi ích cá nhân mà đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực. Nạn tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, trái đạo đức và pháp luật cùng các tệ nạn xã hội khác đang phát triển tràn lan… Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống thực dụng, buông thả, sùng bái đồng tiền, quay lưng lại với văn hóa, đạo đức truyền thống… Chúng ta thật sự đau lòng, bất bình trước một sự thật: Trong gia đình thì con cháu hỗn láo với ông bà, cha mẹ, anh em bất hòa; trong nhà trường thì học sinh chửi đánh thầy cô giáo, đạo lý tốt đẹp của người thầy, của học trò bị coi thường; trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể thì không ít người lợi dụng chức quyền, lợi dụng sự độc quyền để tham ô, tham nhũng, lãng phí và gây thất thoát của công, của nhà nước và của nhân dân; hiện tượng mất đoàn kết, cục bộ địa phương, bè cánh đang trở nên phổ biến và ngày càng trầm trọng; ngoài xã hội thì không ít hiện tượng làm giàu bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật; kỷ cương và trật tự xã hội bị vi phạm nghiêm trọng, là sự thờ ơ, vô trách nhiệm đến nhẫn tâm của không ít người,v.v. Có thể lý giải thực trạng trên từ nhiều nguyên nhân. Song một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó là, chúng ta đã quá coi nhẹ mặt đạo đức, vai trò của đạo đức; là pháp luật không được thực thi một cách nghiêm minh và kịp thời; là do mỗi người và không ít cán bộ, đảng viên không tự mình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thậm chí đánh mất đạo đức cách mạng, vi phạm pháp luật “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí,

kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống”. Trong bối cảnh đó, cần phải có sự nhìn nhận khách quan và khoa học để vừa kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp, vừa chọn lọc, tiếp thu những cái thực sự là quý giá, phù hợp với dân tộc mình để xây dựng một hệ giá trị đạo đức mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nghĩa là phải biết kết hợp cái hiện đại và cái truyền thống, biết xuất phát từ cái truyền thống để đi đến hiện đại.

Như chúng ta đã biết, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng ta đã xác định, con người là động lực quan trọng nhất, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ. Vì vậy mà, đạo đức và con người có đạo đức đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Chúng ta thực hiện mục tiêu đưa nước ta thành một nước công nghiệp, hiện đại thì một trong những tiêu chí cơ bản của một xã hội hiện đại phải là một xã hội có đạo đức. Cũng như vậy, dân giàu không chỉ là giàu có về vật chất, mà còn về đạo đức, giàu văn hóa; một nước mạnh không chỉ mạnh về kinh tế, quốc phòng mà còn mạnh về đạo đức. Khổng Tử nói: “Nếu nước có đạo mà mình vừa nghèo vừa hèn, là đáng hổ thẹn; nếu nước vô đạo mà mình vừa giàu vừa sang, cũng đáng hổ thẹn vậy” [14, 386].

Một xã hội có đạo đức mới tạo nên một xã hội văn minh, một xã hội có đạo đức mới đảm bảo một cách bền vững sự công bằng, dân chủ trong đời sống xã hội. Cho nên, để xây dựng một đất nước, một xã hội và con người hiện đại, văn minh đồng thời nhằm loại trừ cái xấu, cái vô đạo đức trong xã hội, trong mỗi con người, sự cần thiết phải quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; phải bằng hành động cụ thể trong hoạt động thực tiễn, trong đời sống hàng ngày mà mỗi người tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo những phẩm chất cách mạng, theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2.1.2 Đạo đức mới.

Đạo đức là một trong những quan hệ chủ yếu của đời sống xã hội và ý thức đạo đức là một hình thái giá trị tinh thần cơ bản của con người và xã hội.

Là yếu tố cốt lõi của tính cách con người, đạo đức đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và đời sống của mỗi con người.

Lịch sử hình thành và phát triển đạo đức gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là gắn liền với các phương thức sản xuất xã hội. Trong lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại đã tồn tại nhiều kiểu đạo đức khác nhau phản ánh trình độ phát triển của xã hội qua các thời đại lịch sử.

Xét về mặt lịch sử, mỗi kiểu đạo đức ra đời đều đánh dấu một nấc thang của sự tiến bộ đạo đức

Đạo đức cộng sản là giai đoạn cao trên con đường phát triển của đạo đức loài người. Nó chứa đựng tất thảy những đặc điểm tốt đẹp của nền đạo đức trong các thời đại trước, đạo đức của quần chúng nhân dân. Đạo đức cộng sản là một bước phát triển mới về chất, bộ mặt tinh thần của những con người đã tiêu diệt chế độ bóc lột và đã lập nên xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo Lênin, đạo đức cộng sản đó là “những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của người cộng sản” [36, tr.41].

Vì vậy, đạo đức cộng sản phản ánh lợi ích căn bản của giai cấp vô sản trong cách mạng vô sản, là vũ khí tinh thần giúp giai cấp công nhân trong quá trình xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin nói chung và lý luận về đạo đức nói riêng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trở thành nhà lý luận lỗi lạc, thành tấm gương đạo đức sáng ngời soi sáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.

Ngay từ khi bước vào con đường cách mạng, Hồ Chí Minh đã ý thức rất rõ ràng và sâu sắc vai trò của đạo đức cách mạng đối với sự nghiệp cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức mới – đạo đức cộng sản, không những

khác mà còn đối lập với đạo đức của các giai cấp bóc lột. Đạo đức mới này nảy sinh và củng cố trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được. Nó được hình thành và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đồng thời, nó còn kế thừa và phát triển những tinh hoa đạo đức truyền thống của dân tộc ta và của nhân loại. Hồ Chí Minh đã đưa ra yêu cầu và cũng là phẩm chất cơ bản của người cộng sản, của đạo đức cách mạng là “tuyệt đối trung thành với nhân dân”, “ra sức phấn đấu thực hiện mục tiêu của Đảng”, “quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch”, “đặt lợi ích của Đảng lên trên hết” và luôn hòa mình với quần chúng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là:

Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất.

Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng.

Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.

Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ [40, tr.285].

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức mới được thể hiện ở tinh thần chiến đấu dũng cảm chống kẻ thù chung, trong lao động sáng tạo xây dựng đất nước, trong tình hữu ái của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, trong chủ nghĩa quốc tế vô sản và trong sự nghiệp xây dựng những con người mới phát triển toàn diện.

Đạo đức mới, đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh khởi xướng và cùng Đảng ta xây dựng, bồi dưỡng cho các thế hệ cách mạng nước ta, xét về tính giai cấp và mục đích, là thống nhất với đạo đức vô sản, đạo đức cộng sản mà

C. Mác và Ph.Ănghen là người đặt nền móng và Lênin là người kế thừa, phát triển. Đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản, đạo đức vô sản mang bản chất giai cấp công nhân, nó phục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, gắn liền với lợi ích của giai cấp công nhân nói riêng, của quần chúng nhân dân lao động nói chung. Đạo đức đó đòi hỏi mỗi người phải chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại, vì tự do, hạnh phúc của mỗi người. Mục đích cuối cùng của nó là góp phần giải phóng triệt để con người, trước hết là giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi áp bức, bất công xã hội. Do vậy, đạo đức mới là đạo đức trong hành động cải tạo xã hội, là phẩm chất cao quý của người lao động trong sự nghiệp đấu tranh tự giải phóng mình.

Khái niệm “đạo đức mới”, “đạo đức cách mạng” theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được được tiếp cận với nhiều cách và nhiều góc độ khác nhau.

Tiếp cận ở góc độ nhận thức luận thì đạo đức mới là một hình thái ý thức xã hội phản ánh sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, được xây dựng và phát triển trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và tinh hoa đạo đức của nhân loại

Tiếp cận đạo đức mới, đạo đức cách mạng từ góc độ giá trị - nhân cách thì đó là hệ thống những phẩm chất đạo đức tạo nên nền tảng nhân cách của con người, của mỗi người. Nhân cách đó cùng với năng lực là hai yếu tố cơ bản tạo nên phẩm giá của con người, trước hết là người cán bộ cách mạng. Ở đây, có sự thống nhất hữu cơ giữa phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức. Sự thống nhất hữu cơ này được quy định bởi sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp công nhân. Lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp và sự thống nhất giữa chúng là mục tiêu lý tưởng chính trị, vừa là mục tiêu lý tưởng đạo đức của giai cấp công nhân

Tiếp cận đạo đức mới, đạo đức cách mạng từ góc độ chức năng cơ bản của nó thì chức năng nổi bật nhất là tính tiên phong, tinh thần cải tạo nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng đức trị của nho giáo Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)