B. Nội dung
1.1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Bêcơn
Phranxít Bêcơn - "ông tổ đích thực của chủ nghĩa duy vật Anh và của các khoa học kinh nghiệm hiện đại nói chung" - sinh ngày 22 tháng 1 năm 1561, tại Luânđôn, trong gia đình huân t-ớc Nicôlai Bêcơn.
Cha của Phranxít thuộc tầng lớp trên của tầng lớp quan lại Anh, đ-ợc chế độ chuyên chế của triều đại Tuđôrơ trợ cấp. Mẹ của Ph.Bêcơn, Anna Cook xuất thân từ một gia đình quan lại lớn, là một phụ nữ có học vấn, biết rất tốt tiếng Hy Lạp, am hiểu thần học, có t- t-ởng tự do. Nhà của Bêcơn là nơi xum họp th-ờng xuyên của các đại biểu tiến bộ của tầng lớp t- sản Luânđôn và quan lại cao cấp. Ng-ời thân và bạn bè của Ph.Bêcơn thuộc về giai cấp non trẻ - giai cấp t- sản, giai cấp đang v-ơn tới quyền lực và đang trải qua cơn sốt tích luỹ ban đầu rất thuận lợi.
Ph.Bêcơn bộc lộ rất sớm năng lực trí tuệ kỳ lạ và lòng ham hiểu biết rất lớn. Vào năm 13 tuổi (1573), Bêcơn nhập học tại Đại học Tổng hợp Cambrigdơ, tại đây ông học 3 năm. Tại Đại học Tổng hợp, ông nghiên cứu thần học và triết học. Khi đó ông đã nung nấu t- t-ởng phải có b-ớc chuyển biến triệt để trong toàn bộ hệ thống tri thức khoa học mà thời đó gần nh- là vô ích đối với thực tiễn của giai cấp t- sản Anh.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Bêcơn chuyển tới sống ở Pari. Tại đây ông đ-ợc tiến cử với sứ quán Anh, sứ quán đã đ-a ông vào thành phần sứ quán và
giao cho ông một số nhiệm vụ ngoại giao. Vì Pari thời đó đã là một trung tâm chính trị lớn của châu Âu nên Bêcơn có khả năng làm quen với các đảng phái chính trị khác nhau và tạo ra cho mình quan niệm về kinh tế của các n-ớc châu Âu riêng biệt và về tính chất của chế độ chính trị thống trị ở đấy. Vốn là một nhà ngoại giao trẻ tuổi, song Bêcơn đã làm cho mọi ng-ời phải ngạc nhiên về những quan sát tinh vi, những đánh giá chính trị tinh tế và sắc sảo.
Sau khi kết thúc cao đẳng pháp lý, Bêcơn nhận đ-ợc việc làm tại đó. Làm việc trong lĩnh vực khoa học pháp lý, ông cố gắng luận chứng nó về mặt lý luận và loại bỏ các yếu tố Trung cổ.
Chẳng bao lâu, Bêcơn đ-ợc bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt của Nữ hoàng. Chức trách này đặt lên vai ông nghĩa vụ t- vấn pháp lý về ngân khố, phải bảo vệ lợi ích của hoàng gia trong các vụ án. Sau đó, ông trở thành đại biểu của Hạ nghị viện. Trong Hạ nghị viện, ông giữ lập tr-ờng của giai cấp t- sản. Ông đòi hỏi cải cách triệt để luật dân sự, loại bỏ thói chuyên quyền của quan lại, thủ tiêu các tàn d- của quan hệ pháp luật phong kiến. Ông đấu tranh cho việc xây dựng bộ luật dân sự t- sản. T- t-ởng của Bêcơn đã bị Th-ợng nghị viện thẳng thừng bác bỏ.
Bêcơn tìm cho mình ng-ời bảo trợ là bá t-ớc Etxétxơ. Bá t-ớc tặng cho Bêcơn một thái ấp ở gần Luânđôn. Lẩn tránh trong thái ấp của mình, Bêcơn hăng say lao vào nghiên cứu khoa học. Kết quả là ông cho xuất bản tác phẩm
Kinh nghiệm, trong đó, ông trình bày quan điểm của mình về các vấn đề đạo
đức và chính trị. Bêcơn đứng lên chống lại sự thông thái trong ngôn ngữ “từ ngữ
chỉ là hình ảnh của vật thể, bị hấp dẫn bởi từ ngữ là bị hấp dẫn bởi một bức tranh”
[30; 93] và thay thế cho các nguyên tắc siêu hình học trừu t-ợng, ông khuyên mọi ng-ời nên xuất phát từ kinh nghiệm, nên quan sát cuộc sống và con ng-ời nh- là họ tồn tại trong hiện thực, nên tuân theo các tri thức ấy để dạy con ng-ời trở thành ng-ời thiện, chứ không nên gán ép cho con ng-ời những nguyên tắc khó hiểu, không truyền bá thứ đạo đức trừu t-ợng và t-ởng t-ợng.
Giai đoạn từ năm 1603 đến năm 1623 là thời kỳ hoạt động khoa học phát triển cao nhất của Bêcơn. Những t- t-ởng nung nấu từ lâu về sự phục hồi các khoa học đ-ợc ông trình bày d-ới dạng hàng loạt tác phẩm công bố. Năm
1605, Bêcơn cho xuất bản tác phẩm Về thắng lợi của các khoa học mà sau khi
sửa chữa lại vào năm 1623, đã xuất bản với tên gọi Về -u điểm và sự hoàn thiện của các khoa học. Cũng trong năm này, ông công bố Bách khoa th- tri thức. Năm 1610, ông xuất bản L-ợc khảo về sự thông thái của ng-ời cổ. Trong những năm này, Bêcơn công bố hàng loạt nghiên cứu về những vấn đề riêng biệt của khoa học tự nhiên: Mô tả thế giới trí tuệ, L-ợc khảo về phân loại khoa học, Hệ thống thiên thể, Tiểu luận về các nguyên tắc và các cơ sở,...
Cuối cùng, vào năm 1620, ông công bố tác phẩm chính của mình - Organon
mới, "mới" tức là trái ng-ợc với "Organon" của Arixtốt. Ông dành tác phẩm này cho Vua Giacốp đệ Nhất mới lên ngai vàng sau khi Êlidabét mất.
Organon mới cấu thành từ hai phần. Trong phần thứ nhất, Bêcơn phê phán dữ dội sự bí ẩn của triết học kinh viện, chỉ ra tính vô ích của khoa học phòng giấy, tách rời thực tế và tính vô bổ của phép suy diễn kinh viện. Trong phần thứ hai, ông trình bày bản chất của ph-ơng pháp quy nạp của mình. Việc công bố Organon mới đã gây đ-ợc một tiếng vang lớn và đã đem lại cho tác giả của nó một vinh quang lừng lẫy. Cùng với vinh quang của nhà triết học, ng-ời cải tạo các khoa học và ng-ời sáng lập ra khoa học kinh nghiệm thì con đ-ờng thăng quan tiến chức của Bêcơn cũng diễn ra rất nhanh chóng. Sau khi Giacốp lên ngôi, vào năm 1604, Bêcơn nhận đ-ợc chức vụ luật s- hoàng gia, vào năm 1607 - danh hiệu kiểm sát tr-ởng, còn ngày 7 tháng 3 năm 1617 - danh hiệu huân t-ớc - ng-ời giữ quốc ấn. Chẳng bao lâu ông đ-ợc bổ nhiệm vào địa vị cao nhất trong nhà n-ớc, huân t-ớc - thủ t-ớng.
Ngày 2 tháng 4 năm 1626, trong lúc làm thí nghiệm để kiểm tra tác động của không khí lạnh nh- nhân tố làm chậm sự phân huỷ, Bêcơn đã bị cảm
nặng. Sau tám ngày mắc bệnh, ngày 9 tháng 4 năm 1626, Bêcơn đã tạ thế ở tuổi 66.
Tên tuổi và sự nghiệp khoa học của Bêcơn mãi mãi đi vào lịch sử của nhân loại nh- là ông tổ của các khoa học kinh nghiệm và là ng-ời sáng lập ra triết học duy vật Cận đại. Đánh giá sau đây của Ph.Ăngghen là hoàn toàn có thể áp dụng đ-ợc vào Ph.Bêcơn: "Đó là cuộc đảo lộn tiến bộ nhất mà từ x-a tới nay, nhân loại đã trải qua; đó là một thời đại cần có những con ng-ời khổng lồ và đã sinh ra những con ng-ời khổng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng,... Nh-ng cái làm cho họ nổi bật lên là ở chỗ họ hầu hết đều hoàn toàn hoà mình vào phong trào của thời họ, họ tham gia sôi nổi vào cuộc đấu tranh thực tế, họ tham gia các chính đảng và chiến đấu, ng-ời thì dùng lời nói và cây bút, ng-ời thì dùng l-ỡi kiếm và nhiều ng-ời thì dùng cả hai cách. Do đó, họ có một tính cách phong phú và kiên c-ờng khiến cho họ trở thành những con ng-ời toàn diện. Những nhà bác học bàn giấy là những ngoại lệ" [32; 459 - 461].