Những kinh nghiệm thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo trong lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm, chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước và thực hiện ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 30 - 34)

1.1.2 .Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Những kinh nghiệm thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo trong lịch sử

Những kinh nghiệm trong thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo vẫn luôn là bài học quý giá đối với sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thắng lợi của cách mạng.

+ Giai đoạn trước năm 1990.

Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam nhất là sau cách mạng tháng tám năm 1945 Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề tôn giáo do hạn chế của lịch sử nhận thức mà chúng ta nhận thức về tôn giáo chưa đầy đủ mà giai đoạn này không khí đấu tranh tư tưởng với tôn giáo rất gắt gao, không ít quần chúng ngoài đạo thậm chí là cán bộ nhìn nhận tôn giáo dưới góc độ chính trị, hoặc hiểu một cách đơn giản máy móc cho rằng tôn giáo là thuốc phiện, là cái lạc hậu, bảo thủ và phản động. Đồng bào có đạo chịu ảnh hưởng của thế giới quan duy tâm, sai lầm ấy nên họ dễ bị mua chuộc, cần cảnh giác, giới chức sắc thì nguy hiểm, khuôn viên nhà thờ là những pháo đài bí ẩn. Những nhận thức sai lầm đó đã gây nên mất đoàn kết giữa tôn giáo và cộng đồng xã hội, là cơ hội để phần tử xấu lợi dụng.

Bên cạnh đó công tác vận động quần chúng tín đồ chưa được quan tâm hàng đầu theo đúng chủ trương của Đảng, còn có nhiều thành kiến với Công giáo, nhấn mạnh vào mặt tiêu cực. Nhiều cán bộ vẫn chưa phân biệt được người tốt và người xấu trong Công giáo, có thành kiến đối với Công giáo, các vùng Công giáo mới được giải phóng cũng như vùng tự do, nhiều địa phương vẫn chưa tích cực tranh thủ

quần chúng tín đồ Công giáo, không kiên nhẫn tuyên truyền, giác ngộ quần chúng tín đồ. Đối với những phần tử phản động Công giáo thì các cấp ủy thường là dè dặt, không kiên quyết vạch mặt bọn này trước quần chúng giáo dân.

Kiên trì nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo đảm quyền tụ do tín ngưỡng của nhân dân, điều này góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, lôi cuốn đồng bào tham gia vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, giành độc lập tự do cho Tổ quốc và xây dựng xã hội mới. Qua thực tiễn công tác tôn giáo chúng ta có thể rút ra những bài học về kinh nghiệm nó cũng là cơ sở để giải quyết các vấn đề tôn giáo hiện nay:

Thứ nhất: Cần phân biệt và có cách ứng xử phù hợp đối với những tín đồ chân chính, với thế lực lợi dụng tôn giáo cần tránh khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh trong công tác tôn giáo để chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước được thực hiện nghiêm túc và có kết quả tốt.

Thứ hai: Đảng ta sớm chú ý đến công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách tôn giáo, cán bộ xây dựng Đảng ở vùng đồng bào có đạo.

Thứ ba: Về công tác tôn giáo phải được tiến hành đồng bộ, theo nhiều kênh, nhiều tuyến với những phương pháp linh hoạt, mềm dẻo, bên cạnh đó cần phát huy tinh thần yêu nước và bản chất cách mạng của các tín đồ. Đồng thời những kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng cần phải kết hợp giữa phát động quần chúng gắn với đề cao quyền lực của chính quyền địa phương.

+ Giai đoan từ đổi mới tu duy (từ 1990 đến nay).

Qua các giai đoạn và thời kỳ lịch sử khác nhau chúng ta có thể thấy từ nhận thức đến thực tiễn đã có những bước chuyển biến quan trọng. Nếu như trong giai đoạn cách dân tộc dân chủ, chính sách“ Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, toàn dân kháng chiến thắng lợi, giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước thì trong giai đoạn hiện nay với sự đổi mới về tư duy về tôn giáo cùng với sự hoàn thiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có thể thấy đời sống tôn giáo có những

thay đổi về căn bản, đó là sự gia tăng về các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo về nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm và đáp ứng.

Từ đó cũng nảy sinh không ít những vấn đề mới trong khi giải quyết vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay: Một số người chưa tuân thủ pháp luật, tổ chức truyền đạo trái phép, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan nhằm trục lợi, việc tranh chấp và khiếu kiện liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của các tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt phức tạp. Vùng dân tộc thiểu số một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Công dân có đạo còn gặp khó khăn trong những thủ tục hành chính, nên khi giải quyết những vấn đề dân sự liên quan đến tôn giáo, đến tín đồ còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm, để tồn tại khiếu kiện lâu dài. Chưa giải đáp một cách thỏa đáng, việc trì hoãn cấp phép cho tôn giáo tham gia vào những hoạt động từ thiện- xã hội như mở trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, nhà trẻ. Dẫn đến sự hiểu lầm của một bộ phận tín đồ và chức sắc cho rằng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là ngăn cấm, cản trở, thu hẹp ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội.

Vì thế mà chưa khuyến khích được cộng đồng tôn giáo thực hiện các nghĩa vụ công dân của mình, họ cũng không yên tâm thực hiện niềm tin tôn giáo của mình, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Nguyên nhân chính gây ra những hiện tượng tiêu cực trên là: Công tác tôn giáo còn chậm đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, trong khi các thế lực ngày càng sử dụng những biện pháp tinh vi hơn để lôi kéo tín đồ. Cấp ủy, chính quyền, một số cán bộ chưa nhận thức quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, có nơi chủ quan, nóng vội, đơn giản, có nơi lại thụ động, buông lỏng quản lý, chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước chậm được thể chế hóa. Tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo chưa xác định được rõ mô hình, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn, cơ chế phối hợp, việc giải quyết vấn đề tôn giáo từ đó rút ra những bài hoc kinh nghiệm trong công tác tôn giáo đó là:

Thứ nhất: Không ngừng bổ sung và phát triển lý luận về tôn giáo là cơ sở để xây dựng, hoàn thiện đường lối chính sách tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, từng bước hoàn thiện luật pháp về tôn giáo là cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai: Nắm bắt kịp thời những diễn biến về đời sống tôn giáo, từ đưa ra những chính sách phù hợp, hiệu quả.

Thứ ba: Tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng pháp luật, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh, không để xẩy ra điểm “nóng”

Thứ tư: Sau mỗi sự việc, các cơ quan thực thi giải quyết cần kịp thời phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm, bên cạnh đó là các phương tiện thông tin kịp thời đưa tin trung thực, khách quan, tạo sự chia sẻ, đồng thuận trong xã hội. Để cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề, tránh những nhận định sai lầm trong dư luận quốc tế.

Thứ năm: Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay cần đặt ngoại giao về tôn giáo là một trong những nội dung không thể thiếu.

Cùng vời thực hiện Nghị quyết của Đảng, công tác vận động đồng bào có đạo tín đồ, chức sắc hưởng ứng tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu, tôn giáo ngày càng gắn bó với dân tộc. Đồng bào các tôn giáo có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhìn chung các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Các cấp các ngành đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế- xã hội và giữ vững an ninh chính trị đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước.

Nhìn lại kinh nghiệm giải quyết những vấn đề tôn giáo, để thực hiện hiệu quả chính sách tôn giáo hiện nay “Cần có cái nhìn bao dung hơn về tôn giáo để ghi nhận

sự đóng góp, cống hiến của nó đối với sự phát triển cộng đồng (cả về vật chất và tinh thần)” [23, tr. 143-144].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm, chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước và thực hiện ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)