Toàn cầu hóa là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội. Cho dù các dân tộc các quốc gia có muốn hay không thì toàn cầu hóa cũng sẽ tác động ít hoặc nhiều do đó không thể “ Đóng cửa”, khép kín để giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình mà phải hội nhập quốc tế. Từ đó kéo theo một hệ quả tất yếu đó là hiện tượng “ Xâm lăng văn hóa” qua “xuất khẩu”, tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay rất nhiều cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài cũng vào nước ta để hoạt động tôn giáo và giao lưu với các tôn giáo trong nước như Đoàn tòa thánh Vatican, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Đoàn Hội đồng Giám mục Mỹ, “Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế đã tới Việt Nam và có rất nhiều cuộc tiếp xúc với đại diện các tôn giáo có mặt tại Việt Nam” [5, tr .29], đã và đang đặt ra vấn đề ngoại giao tôn giáo trong thời gian tới. Trong quá trình thẩm thấu, giao thoa của các nền văn hóa thì không phải mọi hiện tượng văn hóa đều tiêu cực, đáng lên án.
Nhưng bên cạnh đó cũng đã du nhập lối sống thực dụng, sùng bái vật chất quá mức, phủ nhận những giá trị truyền thống dẫn đến một bộ phận quay lưng lại với lịch sử dân tộc. Chính vì thế đứng trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay các dân tộc thường ra sức bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp- Bản sắc văn hóa dân tộc của mình.
Toàn cầu hóa đã làm cho khoảng cách giữa các quốc gia, dân tộc thu hẹp dần điều này chưa từng có trong lịch sử phát triển của nhân loại, hình thành một nền văn hóa mang tính “thống nhất tương đối”. Tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội nên trước sự biến đổi to lớn của lịch sử toàn cầu hóa, thì tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta sẽ có những thay đổi, trong đó có yếu tố mới có yếu tố tích cực, tiêu cực, cơ hội và thách thức với những xu hướng chủ yếu như sau:
+ Tín ngưỡng, tôn giáo có sự phát triển mạnh
Thế giới đang đứng trước những vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu: Ô nhiễm môi trường, các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo vẫn không có xu hướng
giảm mà trái lại còn tăng lên, khủng hoảng kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo cùng với đó là một nền kinh tế thị trường đầy dẫy những yếu tố rủi ro, mang tính ngẫu nhiên và phổ biến. Điều đó đã tạo nên tâm lý bất an mang tính phổ biến và khi đó người ta cần đến tôn giáo. Khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO càng tạo điều kiện cho hoạt động tôn giáo gia tăng, tuy nhiên không phải mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều phát triển với tốc độ như nhau. Trong các tôn giáo lớn ở nước ta thì Tin lành là tôn giáo có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đặc biệt trong vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
Bên cạnh đó là sự chấn hưng của các tôn giáo lớn, các loại hình tín ngưỡng dân gian truyền thống gắn với lễ hội có xu hướng phát triển, phục hưng của tín ngưỡng dân gian, lễ hội truyền thống để tạo sức đề kháng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Mặt khác có thể thấy toàn cầu hóa làm thay đổi sự phân bố bản đồ tôn giáo trên thế giới bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo sẽ có nhiều màu sắc hơn.Trong khi Phật giáo lan sang Châu Âu thì Kitô giáo lại mở rộng sang những vùng đất Châu Á, Hồi giáo đã trở thành tôn giáo đứng thứ ba ở Pháp, ở Mỹ có hàng triệu phật tử. Ở nước ta cũng vậy đã có sự xáo trộn khi những tôn giáo mới thâm nhập vào vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc (Tin lành Vàng Chứ, Tin lành Hùng Thìn), người Khơme theo Phật giáo Nam tông từ xưa thì nay một số chuyển sang theo đạo Tin Lành, Công giáo ở Lâm Đồng thì chuyển sang Phật giáo.
Một yếu tố nữa là tình trạng di dân đi làm ăn ở các vùng, lao động ở nước ngoài trở về chắc chắn sẽ làm tăng thêm lượng tín đồ các tôn giáo và sự phân bố tôn giáo ở nước ta sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới.
Liên quan đến sự ra tăng tín ngưỡng, tôn giáo đó là hiện tượng tôn giáo mới có cả những yếu tố tích cực đồng thời cũng có cả tiêu cực- Phản văn hóa, phi đạo đức nhưng cũng có một bộ phận tin theo.Theo số liệu chưa đầy đủ có khoảng 50- 60 loại tôn giáo mới xuất hiện. Theo thống kê của Ban tôn giáo Chính Phủ: Long hoa di lặc, Ngọc phật Hồ Chí Minh, Chân Tu tâm kính, Chân không, Đạo bạch, Đạo siêu hóa, Tam tổ thánh hiền, Tâm linh đạo, Khổng minh thánh đạo hội, Từ hạnh,
Quần tiên, Tiên phật nhất giáo, Đoàn 18 Hùng Vương, Vô vi, Đạo Thánh mẫu, Đạo tắm pháp, Quang minh Hồ Chí Minh, Đạo lẽ phải, Tiên thiên thuyết kì, Long hoa tam muội, Long hoa chính pháp, Lạc hồng âu cơ,…Có loại mới du nhập vào nước ta, có loại tách ra từ phật giáo, có loại gần với tín ngưỡng dân gian, có loại mang tính dung hợp.
Tất cả những yếu tố trên đã làm tăng tính phức tạp, đa dạng của tín ngưỡng, tôn giáo, sự ra tăng xu hướng tín ngưỡng, tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đã và đang đặt ra cho nhà quản lý, nhà nghiên cứu những vấn đề cần lý giải trong giai đoạn hiện nay.
+Xu hướng thế tục hóa và hiện đại hóa tôn giáo.
Thế tục hóa là quá trình thích nghi của tổ chức Giáo hội các tôn giáo với những điều kiện thay đổi của thế giới đương đại. Thế tục hóa thể hiện “ Phi thần thánh hóa” việc giải thích hiện tượng tự nhiên, xã hội một cách thần bí qua lăng kính tôn giáo được thay bằng cách giải thích có lý tính, gần với hiện thực hơn tất nhiên về bản chất hệ thống giá trị của tôn giáo vẫn được bảo lưu. Thế tục hóa còn biểu hiện rằng tôn giáo đang tích cực tham gia vào những hoạt động xã hội, đồng thời trực tiếp giải quyết những vấn đề của đời sống hiện thực. Cũng có nghĩa là tính thiêng của tôn giáo cũng giảm dần, mặc dù tính thiêng là điểm tựa của tất cả các tôn giáo. Về mặt lý luận thần học, đã có xu hướng chuyển “ Thiên quốc” ở thế giới bên kia sang “ Thiên quốc ở ngay cõi trần”. Trong tác phẩm tôn giáo và đời sống hiện đại đưa ra nhận xét như sau “Thần học tự do thế kỷ XIX đã từng chủ trương điều hòa giữa lý tính và tín ngưỡng, Giáo hội và xã hội, nó không nhấn mạng tính siêu nhiên trong giáo lý truyền thống, từ lý tính để giải thích vai trò hiện thực của Chúa. Trong công việc của Giáo hội, hình thức lễ nghi và hoạt động tổ chức phái tự do trong Giáo hội truyền thống tân giáo cũng tiến hành một số điều chỉnh để thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại. Ví dụ, việc quan tâm đến hiện thực xã hội” [59, tr. 29-30].
Trong Công giáo không ít người chểnh mảng thờ ơ với việc học giáo lý những phép bí tích: phép giải tội, phép hôn phối, việc đi lễ nhà thờ. Những sinh
hoạt tôn giáo đó ngày càng mang ý nghĩa sinh hoạt đời thường hơn là ý nghĩa linh thiêng tôn giáo. Những sinh hoạt đó trở thành tập tục, truyền thống của gia đình và cộng đồng hơn là nhu cầu tâm linh “Người ta có thể có đạo mà không có đức tin” [11, tr. 7]. Khi tôn giáo tham gia vào giải quyết những việc ở thế giới hiện thực cũng có nghĩa là tôn giáo có thể bị chính trị hóa, việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện những mục đích ngoài tôn giáo. Thực chất đây là một trong những động thái của giáo hội các tôn giáo nhằm thích nghi với đời sống hiện thực khi mà trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật phát triển, khi con người đã lý giải được nhiều hiện tượng mà trước kia người ta phải nhờ vào tôn giáo. Thế tục hóa tất yếu dẫn đến hiện đại hóa tôn giáo là những chuyển biến của tôn giáo thích ứng với tiến trình dân chủ và hiện đại hóa của xã hội. Trước hết tôn giáo đã tiếp cận với sự phát triển của xã hội hiện đại, trong khi các tôn giáo tiến hành cải cách nhằm xóa bỏ dần những yếu tố lạc hậu thì đồng thời cũng tìm cách thích ứng với những giá trị mới.
Nếu như trước kia tôn giáo có thái độ thù địch với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thì hiện nay tôn giáo bắt đầu thừa nhận sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tôn giáo không ngăn cản, cấm đoán mà tích cực theo dõi, quan sát, chủ động đối thoại và còn chủ động sử dụng những thành quả đó để phục vụ cho sự phát triển tôn giáo. Trong tiến trình hiện đại hóa tôn giáo không ngừng bổ sung, tự điều chỉnh, hoàn thiện mình, nhờ có internet, thư điện tử mà chúng ta có thể dễ dàng trao đổi liên lạc, gián tiếp hay trực tiếp, có thể truyền giáo đến mọi vùng, mọi dân tộc, sử dụng các phương tiện hỗ trợ như: Đài truyền hình, báo, tạp chí.
+ Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo và vận động trái ngược nhau.
Xu hướng này là tất yếu khi mà toàn cầu hóa làm cho thế giới trở nên “Phẳng” sự giao lưu, tiếp biến văn hóa được mở rộng, thích nghi càng làm tăng tính đa dạng của tôn giáo. Các tôn giáo lớn trên thế giới cùng các hệ phái trong tương quan đều có sắc thái riêng trong phát triển. Ngoài việc tiếp xúc nhau, tăng cường tìm hiểu lẫn nhau trong tiến trình toàn cầu hóa, còn tỉnh táo tự ý thức về mình, bộc lộ rõ sắc thái riêng của mình. Quá trình giao lưu quốc tế, lao động nước ngoài, thông tin nhanh chóng và giao thông thuận tiện càng khiến cho vấn đề đa nguyên hóa tôn giáo diễn ra mạnh mẽ, điều đó được thể hiện xu hướng phân ly, tách biệt từ
những tôn giáo lớn và sự xuất hiện của nhiều giáo phái mới. Xu hướng ly khai tôn giao từ trước đang đẩy mâu thuẫn đến mức xung đột làm cho cộng đồng quốc tế lo ngại (trong cộng đồng Hồi giáo, người Hồi giáo Siai chống lại người Hồi giáo Xiun ở Irắc, người Hồi giáo chống lại người theo đạo Phật ở ba tỉnh miền nam Thái Lan, người Công giáo chống lại người Tin Lành ở bắc Ailen).
Bên cạnh xu hướng phân ly, tách biệt dẫn đến mâu thuẫn hay xung đột thì dường như tôn giao đang diễn ra một xu hướng ngược lại, đó là xu hướng “Liên tôn”, “ Đại kết”, “Hòa hợp”, “Khoan dung” hay ít nhất cũng tôn trọng lẫn nhau. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta ít nhiều cũng bị tác động bởi những xu hướng này.
+ Xu hướng “trở về nguồn” có cả xu hướng phủ nhận tín ngưỡng truyền thống và văn hóa dân tộc.
Vấn đề xâm lăng văn hóa mà người ta đang lo ngại không phải là không có, trên thực tế, có những lực lượng đang cố ý lợi dụng tôn giáo để đạt tham vọng xâm lăng văn hóa. Một số dân tộc trong đó có Việt Nam đang ra sức giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của mình qua tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống. Các tôn giáo truyền thống đang gặp không ít những khó khăn trước xu hướng toàn cầu hóa, khi mà văn hóa ngoại lai tràn ngập, thẩm thấu vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội và tư tưởng con người. Vì thế các tôn giáo ở nước ta đang có xu hướng tự cải cách, tự đổi mới để phù hợp với thời đại mặt khác những bất an trong xã hội cũng như mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới xâm nhập điều này tạo cơ hội cho tôn giáo ngoại lai du nhập và sự xuất hiện của tôn giáo mới.
+ Xu hướng lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc vì mục đích kinh tế- chính trị.
Hiện nay, vấn đề tôn giáo và dân tộc luôn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo, dân tộc để kích động, nhằm tạo nhân tố bất ổn, nhằm can thiệp, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài “Dân chủ”, “Nhân quyền”, tự do tôn giáo để áp đặt những biện pháp kích động các tôn giáo, dân tộc.
Lợi dụng vấn đề đó để quốc tế hóa nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các nước ta, thậm chí còn tiến hành gây bạo loạn lật đổ như ở Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004, ở Mường Nhé - Điện Biên xẩy ra vào tháng 5 năm 2011. Đạo Tin lành du nhập vào cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên gần đây đã gây nên những xáo trộn nhất định về chính trị- kinh tế - xã hội. Một số tôn giáo, tín ngưỡng đã tồn tại hàng ngàn năm, trở thành truyền thống văn hóa dân tộc, những tín ngưỡng, tôn giáo ấy đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của người dân, khi có yếu tố tôn giáo mới vào làm đảo lộn thậm trí là phủ nhận những giá trị truyền thống.
Chính vì vậy cần phải định hướng để giữ gìn và gạt bỏ, bảo lưu và cải biến những yếu tố cho phù hợp, cần phải có kế hoạch chủ động ứng xử với tôn giáo; Một mặt kiên quyết chống lại âm mưu lợi dụng tôn giao, mặt khác cần hướng các tôn giáo hoạt động theo hướng đồng hành với dân tộc và phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống của nước ta. Có kế hoạch khôi phục, cải biến và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu vùng xa. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và tìm mọi biện pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị tích cực của văn hóa nước ngoài du nhập.
Với hơn 50 dân tộc cùng sinh sống, với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú, do điều kiên lịch sử để lại thì chúng ta có thể thấy việc lợi dụng tôn giáo và dân tộc cho mục đích chính trị của thế lực thù địch trong thời gian tới sẽ diễn ra hết sức phức tạp.
1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về tôn giáo từ Nghị quyết 24- NQ/TW đến nay (1990 đến nay). quyết 24- NQ/TW đến nay (1990 đến nay).