2.2.2 .Tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh
2.3. Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ
2.3.2. Quá trình triển khai và thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ
+ Triển khai
Qua sự chi đạo bằng văn bản, của UBND, Tỉnh ủy, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, công tác tôn giáo được đi vào nề nếp đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng tín đồ, cụ thể như sau :
Sở nội vụ có trách nhiệm tiếp nhận, chủ trì phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, UBND cấp huyện có liên quan thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định, giải quyết hoạt động của các tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm mà có sự tham gia của các tín đồ trên địa bàn của nhiều huyện hoặc ngoài tỉnh, báo cáo kết quả giải quyết với UBND tỉnh.
Sở Văn hóa, thể thao và du lịch giải quyết xin hồ sơ xây dựng, sửa chữa, mở rộng các cơ sở thờ tự là di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng sau đó chuyển Ban dân tộc- tôn giáo trước đây (hiện nay Sở nội vụ) thẩm định về nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xuất bản, in, phát hành các loại kinh, sách, báo và các xuất bản phẩm khác
về tín ngưỡng, tôn giáo; kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Xuất bản.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Sở Xây dựng sau khi cấp phép xây dựng các cơ sỏ thờ tự cần thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thi công để công trình kiến trúc tôn giáo đúng với thiết kế ban đầu, đúng quy hoạch đã được duyệt.
UBND cấp huyện phân công cán bộ làm công tác tôn giáo phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện và UBND cấp xã có liên quan thẩm định trình UBND cấp huyện xem xét, trả lời tổ chức tôn giáo những nội dung thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện; đồng gửi văn bản báo cáo Sở nội vụ tỉnh.
UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét giải quyết những việc thuộc thẩm quyền do tổ chức tôn giáo đề nghị; đồng gửi văn bản báo cáo UBND cấp huyện.
Cùng với Mặt trận tổ quốc tỉnh làm tốt công tác vận động đồng bào các tôn giáo thục hiện tốt công tác vận động quần chúng, kịp thời biểu dương những tấm gương tốt đời đẹp đạo. thăm hỏi chức sắc, tín đồ các tôn giáo.
Sở Nội vụ tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Sở nội vụ tỉnh phối hợp với Ban tuyên giáo, Ban dân vận Tỉnh uỷ, MTTQ tỉnh, phổ biến chủ trương của Đảng, Nhà nước, các chính sách về tôn giáo cho các vị chức sắc, nhân sĩ, trí thức, tín đồ các tôn giáo.
Cấp huyện: có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, trên địa bàn.
Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý tôn giáo hiện nay.
Theo quyết định số 39/QĐ-TTg năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Thành lập Ban dân tộc và tôn giáo tỉnh Phú thọ” và Nghị Định 22/NĐ-CP năm 2004 “Về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc Ủy ban Nhân dân các cấp”
Với những điều chỉnh đó đến nay việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cơ bản được ổn định là điều kiện để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Cấp tỉnh: Tính đến tháng 6/ 2012, Phòng tôn giáo thuộc Sở nội vụ có 4 cán bộ trong đó 1 đồng chí trưởng phòng, hai phó trưởng phòng và 1 chuyên viên. Cán bộ được bố trí chuyên trách các tôn giáo còn thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo chuyên ngành chuyên sâu, chưa tạo sự ổn định lâu dài, số lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Cấp huyện: Các huyện, thị, thành phố đều bố trí nhân sự làm công tác tôn giáo từ 01 đến 02 biên chế cho mỗi đơn vị; từng bước nâng cao kiến thức và hiệu qủa công tác. Tuy nhiên nhân sự thường biến động, kiêm nhiệm thêm các mảng khác, có nơi thay đổi cán bộ nhiều lần trong thời gian ngắn.
Cấp xã, phường, thị trấn: Từ cuối năm 2010, tỉnh đã bố trí cán bộ nội vụ cấp xã do phó chủ tịch UBND cấp xã kiêm nhiệm, nhưng cần một thời gian dài để tiếp cận công việc, hiện nay nhiều nơi cán bộ Phòng nội vụ còn chưa qua bồi dưỡng hoặc tập huấn công tác tôn giáo.
+Thực hiện
Tháng 9.2006, theo hướng dẫn của Ban dân tộc và Tôn giáo tỉnh, UBND các xã, phường, thị trấn đã tổ chức gặp mặt toàn bộ Đảng viên có đạo để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xóa bỏ tâm lý mặc cảm, để từ đó giúp các đảng viên có đạo nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm, tích cực vận động gia đình tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tổ chức gặp mặt đảng viên có đạo cũng nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác tôn giáo; giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng viên có đạo trong công tác tôn giáo.
Năm 2010 Sở Nội Vụ đã mở 11 lớp bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo cho 1650 cán bộ và cán bộ quản lý nhà nước về công tác tôn giáo ở cơ sở.(bảng 2.1)
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
I Tổng số lớp đã mở Khối đảng
Khối chính quyền Khối đoàn thể
Tổng số 11
II Số cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng: 1650
III Tên khối cơ quan Tổng số cán bộ Trong đó
1 Khối chính quyền 277 Cấp xã
2 Mặt trận tổ quốc 277 Cấp xã
3 Khối đoàn thể Cấp xã
Nông dân 240 Cấp xã
Phụ nữ 242 Cấp xã
Đoàn thanh niên 245 Cấp xã
Cựu chiến binh 244 Cấp xã
Trưởng khu hành chính dân cư 125 Cấp xã
Tổng số 1650 Cấp xã
(Số liệu kèm theo Báo cáo số :97 /snv-bc ngày 13/12/2010 )
Quá trình triển khai và thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của tỉnh được triển khai đến nhiều cơ quan chức năng, nhiều đơn vị, tổ chức để thực hiện đúng như trong nghị quyết 25- NQ/TW của Bộ và Chỉ thị 34 của Thường vụ Tỉnh ủy Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Qua học tập Nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh uỷ, kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên, các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo, nhân dân, nhất trí cao với Nghị quyết đề ra. Từ đó cũng nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp, nhất là cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ công tác tôn giáo. Làm vô hiệu hoá việc tuyên truyền xuyên tạc chính sách về tự do tín ngưỡng, làm cho mọi người nhận thức rõ âm mưu thâm độc, thủ đoạn xảo quyệt, tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, các đối tượng đội
lốt tôn giáo đầu cơ chính trị, phá hoại truyền thống yêu nước của tín đồ, truyền thống Đại đoàn kết của dân tộc ta.
Nhờ sự nỗ lực cố gắng của chính quyền và nhân dân địa phương, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đã từng bước đi vào cuộc sống. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thu được nhiều kết quả. Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn phong phú nhưng vẫn giữ được nề nếp, người dân yên tâm sống tốt đời, đẹp đạo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
+ Kết qủa đạt được
Xem xét, giải quyết vấn đề nhà, đất có liên quan đến tôn giáo theo tinh thần Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về nhà, đất liên quan đến tôn giáo”, diễn tiến và đạt kết quả tốt.
Thực hiện hướng dẫn quản lý các hoạt động tôn giáo như: Lễ Nôel, lễ Phật Đản từ năm 2010 được thực hiện hiệu quả thông qua gặp mặt các chức sắc, chức việc các tôn giáo để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào có đạo. Được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo. Mặt trận tổ quốc tổ chức tham hỏi động viên chức sắc, tín đồ trong dịp tết nguên đán hàng năm. Uỷ Ban nhân tỉnh tặng bằng khen, tuyên dương chức sắc, đồng bào có thành tích trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hoạt động truyền đạo theo đúng quy định của pháp luật, việc đăng ký điểm nhóm của hệ phái Tin lành được giải quyết kịp thời, Không có hiện tượng tự ý tách họ đạo, xứ đạo trong công giáo. Bên cạnh đó vấn đề phong chức được tiến hành theo đúng quy định được, vấn đề đối ngoại trong tôn giáo cũng được giải quyết, đối với những tổ chức tôn giáo có yếu tố nước ngoài làm việc tại tỉnh (điều này chưa có trong tiền lệ trong công tác tôn giáo của tỉnh).
Nhìn chung công tác tôn giáo trong tỉnh có những bước chuyển biến rất tích cực với số lượng chức sắc, tín đồ lớn nhất từ trước đến nay. Số lượng các cơ sở thờ tự tăng lên theo từng năm, các sinh hoạt tôn giáo có quy mô ngày càng lớn, không tồn tại những điểm “ Nóng” về tôn giáo.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau:
Sự phối hợp giữa Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội Vụ, Ban Dân vận với các tổ chức chính trị - xã hội ở nhiều cấp, địa phương, vẫn cần khắc phục tính hình thức.
Tuyên truyền sâu, rộng, thường xuyên cho các chức sắc, chức việc, tín đồ của sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng, về quyền và nghĩa vụ của công dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được quan tâm đúng mức, không thường xuyên. Hầu hết những điểm tồn tại chưa giải quyết được về tôn giáo là do công tác tuyên truyền vận động chưa thực sự hiệu quả.
Chính quyền cơ sở, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ công tác tôn giáo, ở một số nơi chưa phải am hiểu đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước dẫn đến giải quyết những vấn đề tôn giáo còn lúng túng.
Việc tổ chức bộ máy về quản lý tôn giáo còn chưa ổn định về nhân sự, chuyên môn chưa đáp ứng được yêu trong tình hình mới.
2.4. Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ.
2.4.1. Một số vấn đề đặt ra về việc thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ.
Nhìn chung việc thực hiện quan điểm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước tại Phú Thọ trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu. Tỉnh đã tạo điều kiện để các tôn giáo được sinh hoạt thuận lợi, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đưa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vào nề nếp theo đúng quy định của pháp luật. Nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo ngày càng được đáp ứng, bảo đảm.
Công tác vận động quần chúng ngày càng được chú trọng và được triển khai sâu rộng, thể hiện trong việc tín đồ, chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia các phong trào “Xây dựng gia đình, thôn văn hóa, làng văn hóa; phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo; những ngày lễ của các tôn giáo được Đảng và Chính
quyền tạo điều kiện hoạt động, điều đó khẳng định hiệu quả trong công tác tôn giáo của tỉnh trong thời gian qua.
Cơ sở chính trị trong các vùng có tín đồ các tôn giáo tập trung được xây dựng, củng cố, phát huy được vai trò tích cực của cán bộ, đảng viên, đồng thời phát triển thêm được nhiều Đảng viên, hội viên các đoàn thể là tín đồ các tôn giáo.
Đặc biệt khi triển khai và tổ chức thực hiện bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 trên toàn tỉnh đã thành công tốt đẹp. Kết quả có 2 chức sắc ( 1 phật giáo, 1 công giáo) trúng cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; 14 chức việc, tín đồ trúng cử Hội đồng nhân dân cấp huyện; 355 chức việc, tín đồ trúng Hội đồng nhân dân cấp xã.
Với kết quả đó có thể thấy chức sắc và tín đồ các tôn giáo không xa lánh với những vấn đề của đất nước, chức sắc và tín đồ các tôn giáo đã và đang đồng hành cùng nhân dân trong tỉnh, góp phần vào thắng lợi trong công cuộc đổi mới hiện nay của cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Bên cạnh đó Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong những năm qua đã chú trọng việc phát triển hội viên đặc biệt là hội viên theo tôn giáo. Thông qua nhiều hình thức sinh hoạt phong phú va thường xuyên: tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, gia đình tín đồ gặp khó khăn, thăm hỏi chức sắc nhân dịp lễ trọng của các tôn giáo….
Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo tại tỉnh đang đặt ra số vấn đề như sau:
+Về phía chính quyền
Thứ nhất: Việc thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh cần có sự phối hợp hơn nữa giữa các cấp các ngành trong hệ thống chính trị do đó cần có những quy định của pháp luật làm nền tảng cho sự phối hợp này để tạo ra sự đồng bộ và thống nhất trong các cấp các ngành của hệ thống chính trị. Bởi vậy cần nhận thức về quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước một cách đầy đủ để có sự thống nhất.
Một số cán bộ còn chưa đầy đủ, thậm trí còn mang nặng tư tưởng định kiến. Việc kiểm tra, năm bắt tình hình, về hoạt động tôn giáo, đặc biệt là đối với hiện
tượng tôn giáo mới còn nhiều hạn chế (Do đặc điểm về địa hình, dân tộc ). Trong khi đó chính quyền cơ sở, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ công tác tôn giáo, phải am hiểu và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của tín đồ, đồng bào có đạo đúng theo qui định của pháp luật, cương quyết thay thế các cán bộ còn có tư tưởng mặc cảm, định kiến, nhũng nhiễu, hách dịch, không hiệu quả.
Thứ hai: Bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay ở cấp tỉnh đến tháng 6 năm 2012, có với 4 cán bộ là ít về số lượng, chất lượng cán bộ thì hầu hết là được điều chuyển từ những chuyên môn khác.
Kết quả điều tra xã hội học về “nguyên nhân hạn chế hiệu quả công tác tôn giáo, có tới 73% ý kiến cho là do cán bộ làm công tác tôn giáo trái chuyên môn, ít được đào tạo, bồi dưỡng. Từ đó, 72,7% cán bộ được hỏi kiến nghị: cấp trên phải quan tâm hàng đầu cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo” [38, ]
Thứ ba: Đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ được giao quản lý hoạt đông tôn giáo có lợi thế là gắn bó thường xuyên với tín đồ, chức sắc ở địa phương, song thường thay đổi qua các nhiệm kỳ đại hội cấp ủy Đảng hoặc Hội đồng nhân dân, đoàn thể hầu hết là kiêm nhiệm, chính vì thế hiểu biết về tôn giáo, về chức sắc tôn giáo và thực tiễn công tác tông giáo đa số chưa ngang tầm, thiếu tính hệ thống,