tỉnh Phú Thọ.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26/11/1996) về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú. Tỉnh Phú Thọ chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, ngay năm sau Phú Thọ được công nhận là tỉnh miền núi. Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang – quốc gia đầu tiên của Việt Nam với thủ đô là Phong Châu.
Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập bao gồm 277 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.
Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
Là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít. Ngoài ra, còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.
Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh, với nhiều tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên và du lịch văn hoá như vườn Quốc gia Xuân Sơn chứa đựng trong đó thảm thực vật, động vật phong phú, nhiều chi loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Hệ thống các hang động nước ngọt ở Xuân Sơn được ví như “Hạ Long cạn”, đầm hồ Ao Châu. Ngoài ra Phú Thọ còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa và lễ hội như Đền Hùng, Bạch Hạc, Chu Hoá.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Kinh tế
Phú Thọ với nhiều lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên và đặc biệt là mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời, Phú Thọ là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước.Trong tương lai gần, Phú Thọ sẽ là tỉnh kết nối hành lang kinh tế quốc tế Hà Nội – Hải Phòng – Côn Minh với nhiều điểm giao kết, trung chuyển cả giao thông đường sắt và đường bộ trong hành trình xuyên Á. Đây là những lợi thế lớn để Phú Thọ đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội “Kết thúc giai đoạn 2006- 2010, kinh tế của tỉnh phát triển ổn định, duy trì mức tăng trưởng bình quân 10,6%/ năm, với GDP bình quân năm 2010 là 11,8 triệu đồng/người; các ngành kinh tế đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên; các lĩnh vực xã hội có chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện,
chính trị - xã hội ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, với tỷ trọng: Nông - lâm nghiệp, thủy sản 25,1%; công nghiệp- xây dựng 39,7%; dịch vụ 35,2% ” [44, tr. 9].
Năm 2011 kinh tế tiếp tục phát triển, Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 8,69%, tổng thu ngân sách đạt 2.153 tỷ đồng, tăng 31,6% , tỷ lệ hộ nghèo còn 17,16%” [4, tr. 11].
Với những lợi thế và những kết quả về kinh tế - xã hội mà Phú Thọ đã đạt được, tuy nhiên Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp năm 2011 (14.500.000 đồng/người), kinh tế tuy tăng trưởng nhưng thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng lực cạnh tranh chưa cao, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông-lâm, thủy sản. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, hệ thống hạ tầng còn nhiều hạn chế chưa thể hấp dẫn nhà đẩu tư nước ngoài. Mặt khác do có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt, nên mặt bằng trình độ văn hóa thấp, không đồng đều, dẫn đến thiếu đội ngũ lao động có kỹ thuật, công nhân lành nghề, những hạn chế đó đang là trở ngại rất lớn đối với việc thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh.
+ Văn hóa
Phú Thọ có nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hóa của dân tộc. Theo số liệu thống kê toàn tỉnh hiện có 1372 ( bao gồm cả phế tích) di tích lịch sử văn hoá, trong đó có trên 160 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 66 di tích được xếp hạng Quốc gia.
Những di tích và lễ hội này đã góp phần hình thành kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng trên quê hương đất Tổ. Đặc biệt, Phú Thọ có đền Hùng là nơi thờ các Vua Hùng - Quốc Tổ đã có công xây dựng nên Nhà nước Văn Lang, Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Các lễ hội hàng năm trên địa bàn tỉnh rất phong phú, mang đậm nét bản sắc văn hoá của các dân tộc anh em chung sống như:
Lễ hội Đền Hùng, hội phết Hiền Quan (Tam Nông), hội bơi chải Bạch Hạc (Việt Trì), hội rước voi Đào Xá (Thanh Thủy), hội rước chúa gái (Hy Cương), hội ném còn, bắn nỏ, cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường, hội hát xoan, hát ghẹo của các phường Xoan, ghẹo, các lễ hội của dân tộc Cao Lan.
Cuối năm 2011, "Hát Xoan Phú Thọ" đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại và Hồ sơ "Di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" đang được tỉnh Phú Thọ tiếp tục hoàn thiện, đề nghị UNESCO công di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu và hội nhập văn hoá,thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, Phú Thọ chủ trương tập trung phát triển kinh tế phải đi đôi với đảm bảo các vấn đề xã hội, văn hóa, bảo tồn và phát huy mạnh mẽ giá trị di sản văn hóa.
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có của một vùng đất nằm trong di sản và lễ hội truyền thống, mà tiêu biểu là Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm, Phú Thọ đã và đang mở rộng cánh cửa chào đón bạn bè, du khách về thăm vùng đất Tổ cội nguồn. Đây cũng là cơ hội để tỉnh Phú Thọ tăng cường hợp tác đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội, tạo tiền đề để Phú Thọ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, xây dựng tỉnh trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, xứng đáng "Từ Đền Hùng nhìn ra cả nước, cả nước hướng về Đền Hùng".
Cùng với sự phong phú về thành phần tộc người đã dẫn đến sự đa dạng trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng, bên cạnh những tín ngưỡng dân gian như thờ trời, đất, tổ tiên… Có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Với 260 lễ hội, trong đó có 223 lễ hội dân gian, 05 lễ hội tôn giáo, 32 lễ hội cách mạng; hiện chỉ còn 92 lễ hội được bảo lưu.
Đến hết năm 2011 đã có 2464/2874 nhà văn hóa ở khu dân cư được xây dựng, có 221/277 xã, phường, thị trấn đã xây dựng nhà văn hóa hoặc hội trường kiêm nhà văn hóa.
Với bề dày văn hóa, lịch sủ là những nhân tố tích cực trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Qua đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
+ Xã hội
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009, tỉnh Phú Thọ có 1.313.926 người, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 17,16% . Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh với số dân chiếm 85,89% dân số của tỉnh. Dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 14,11% số dân toàn tỉnh. Trong đó dân tộc Mường chiếm 13,62%; dân tộc Dao chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%; dân tộc Tày chiếm 0,15%; dân tộc Mông chiếm 0,05%; dân tộc Thái chiếm 0,04%; dân tộc Nùng chiếm 0,03%; dân tộc Hoa 0,02%; dân tộc Thổ chiếm 0,01%; dân tộc Ngái chiếm 0,008%...
Ðến nay đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 13/13 huyện, thị, thành phố với 100% số xã. Năm 2011, tăng 0,48% ước tính khoảng 1.329 nghìn người, số lao động được giải quyết việc làm là 20,3 nghìn người; xuất khẩu lao động 2,5 nghìn người .
Là một tỉnh còn nhiều khó khăn chính vì thế chính sách an sinh xã hội luôn được bảo đảm: giảm nghèo, thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ, đảm bảo thực hiện chính sách cho các đối tượng chính sách, công tác bảo trợ xã hội được triển khai tích cực, đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo ( năm 2011 cấp cho 197,3 nghìn người đạt 100% kế hoạch).
Giáo dục, đào tạo kết quả năm học 2010- 2011 các chỉ tiêu tuyển mới học sinh đầu năm học đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Số học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học, trung học cơ sở đạt 99,37% là 1/10 tỉnh dẫn đầu trong cả nước về kết quả thi học sinh giỏi quốc gia và khu vực quốc tế, trong đó cấp quốc gia lớp 12 đạt 59 giải ( tăng 5 giải ), 1 huy chương đồng đội tuyển thi toán quốc tế, 3 huy chương vàng Olimpic tiếng Anh. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng : công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện, cơ sỏ vật chất, trang thiết bị ở các bệnh biện được tăng cường. chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng cao ở các tuyến: Đảm bảo duy trì 100% trạm y tế có bác sỹ, 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. Với những kết quả đã đạt được toàn Đảng toàn dân tỉnh Phú
Thọ quyết tâm thực hiện thắng lợi nội dung của Nghị quyết 25/NQ/ĐH ngày 29 tháng 10 năm 2010 nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010- 2015. Trong giai đoạn hiện nay đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng cường khối đại đoàn kết, góp phần vào sự nghiệp đổi mới hiện nay.
2.2. Đặc điểm, tình hình tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
2.2.1. Đặc điểm tôn giáo
+ Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Phú thọ từ năm 1990 cho đến nay có nhiều biến động.
Trong tỉnh có nhiều tín ngưỡng dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, còn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Từ năm 2007, Ngày giỗ Tổ Hùng Vương được Nhà nước qui định là ngày lễ trọng, cho phép cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ lễ, cùng với việc tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đang được đệ trình UNESCO xét vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Chính vì thế hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Giỗ tổ ), ngày càng có sức ảnh hưởng đến dân cư trong tỉnh cũng như cả nước.
Nếu như ở dân tộc Kinh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tồn tại ở ba cấp: Thờ cúng tổ tiên có ba cấp độ: Cấp quốc gia ( thờ những người có công khai quốc, giữ nước) như Vua Hùng. Cấp làng, xã thờ những người lập làng, ông tổ nghề, thành hoàng làng, cấp gia đình: Thờ cúng ông bà tổ tiên, những người cùng huyết thống đã khuất. Thì ở đồng bào các dân tộc thiểu số ở Phú Thọ chỉ có ở cấp Quốc gia và gia đình, ( ở các địa bàn như Tân sơn, Yên Lập, Cẩm Khê…rất nhiều nơi không có Đình). Với sự ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh của người dân trong tỉnh nói riêng cả nước nói chung trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng tôn giáo mới liên quan đến tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên với những diễn biến khó lường.
Tôn giáo: Những năm trước đây chỉ có Công giáo và Phật giáo, nếu như Công giáo tăng theo tốc độ tăng dân số, thì Phật giáo lại tăng rất nhanh trong những năm gần đây, theo số liệu: Năm 2007 có Phật tử có 49.546 tín đồ Phật tử, có 248 cơ sở tự viện. Trong đó có 05 Tự viện được công nhận di tích văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia và 19 Tự viện được công nhận di tích văn hóa, lịch sử cấp tỉnh. Đến năm
2011 “Tổng số phật tử là 70.190,toàn tỉnh hiện có 296 ngôi chùa tăng 6 ngôi so với năm 2010 và tăng 48 ngôi so với năm 2007; tổ chức làm lễ quy y Tam Bảo cho 21.530 phật tử năm”[43, tr.2-4].
Nguyễn nhân số lượng tín đồ Công giáo tăng theo dân số tự nhiên là do quá trình truyền giáo ở nơi đây không có nhiều điểm mới, ngoài ra quá trình truyền giáo đã chạn trần vì thế rất khó có thể tăng thêm. Mặt khác đối với Phật giáo đã ăn sâu và phù hợp với tín ngưỡng, văn hóa của người dân và do điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã có những cải thiện vì thế phật giáo mới có tốc độ tăng nhanh lượng tín đồ như vậy.
Mặc dù Phật giáo ở tỉnh phát triển nhanh nhưng chỉ ở những huyện như Lâm Thao, Đoan Hùng, Thanh Thủy, Tam Nông, Thành phố Việt Trì (vùng Đồng bằng) Đối với những địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số như: Tân Sơn, Yên Lập… Thì hoạt động Phật giáo không có hoặc rất ít, ở các địa bàn này không có hiện tượng đi quy ở nữ khi đến tuổi 49.
Tin lành ở Phú Thọ được hình thành là do di cư đến với số lượng tín đồ không nhiều, chưa có cơ sở thờ tự và hoạt động tôn giáo chủ yếu tại gia. Ban tôn giáo tỉnh đã thực hiện hướng dẫn tín đồ Tin lành đăng ký hoạt động theo điểm, nhóm theo quy định.
Đạo Baha’i được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân từ năm 2007, được truyền bá vào tỉnh từ năm đầu những năm 90, lúc đó chủ yếu tập trung tai địa bàn