Một số nội dung cơ bản của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở huyện thái thụy, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 46 - 89)

1.1.1 .Những vấn đề chung về cải cách hành chín hở Việt Nam hiện nay

1.2. Pháp lệnh dân chủ cơ sở và sự cần thiết phải thực hiện Pháp lệnh

1.2.4. Một số nội dung cơ bản của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở

Trong lĩnh vực cải cách thể chế hành chính: Pháp lệnh dân chủ cơ sở với việc công khai, minh bạch những nội dung để dân biết, dân bàn, dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định, những nội dung dân giám sát đã giúp cho nhiều cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới một số quy chế, quy định trong việc CCHC như “ Quy chế tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Quy chế tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, nhận xét, đánh giá cán bộ,..., quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách CCHC theo

hướng công khai, minh bạch. Như vậy thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách thể chế hành chính cấp huyện là cần phải công khai minh bạch những văn bản, quy chế, quy định trong lĩnh vực hành chính để nhân dân biết, nhân dân tham gia ý kiến, làm theo và giám sát quá trình thực hiện.Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện có những chuyển biến tích cực, chất lượng văn bản nâng lên, bảo đảm cả về nội dung và thể thức văn bản, ít sai sót.

Trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính: Khoản10, điều 5 những nội dung công khai để nhân dân biết trong Pháp lệnh dân chủ cơ sở có nêu: cần công khai “Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân”. Việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, một cửa liên thông” đã được thực hiện; Bằng các hình thức công khai phong phú và hiệu quả, từ cấp huyện đến cấp xã, phường, thị trấn đều tiến hành công khai thủ tục hành chính, các khoản lệ phí đóng góp của dân, công khai các phương án sản xuất, việc giải quyết các thủ tục hành chính như cấp giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, địa chính, hộ tịch, hộ khẩu, công chứng; chế độ cho các đối tượng chính sách đã được công khai hóa. Nhiều thủ tục đã được giải quyết nhanh, gọn, giảm bớt phiền hà cho nhân dân, được nhân dân đồng tình. Thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách thủ tục hành chính cấp huyện chính là công khai hóa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các công việc liên quan đến nhân dân nhằm giảm bớt khó khăn cho nhân dân trong việc giải quyết các công việc tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc; hạn chế tình trạng quan liêu hách dịch, tham nhũng cửa quyền của một bộ phận cán bộ công chức cấp huyện, tiếp nhận và xử lý kịp thời những phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân.

Trong lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy hành chính: Pháp lệnh dân chủ cơ sở đã quy định: thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân có quyền

bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, bầu và bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng,…nhân dân có quyền được góp phần sắp xếp, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân huyện là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân trong huyện, do nhân dân bầu ra. Hội đồng nhân dân huyện hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. UBND huyện do Hội đồng nhân dân huyện đại diện cho nhân dân bầu ra- thông qua hình thức dân chủ đại diện. Thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính cấp huyện là phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua hình thức dân chủ đại diện, nhân dân bầu ra những người có đức có tài có thể đảm đương được những trọng trách mà nhân dân giao phó, bộ máy hành chính cấp huyện ngày càng được sắp xếp theo hướng tinh giản, gọn nhẹ nhưng khoa học, mang lại hiệu quả cao.

Trong lĩnh vực xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Pháp lệnh dân chủ cơ sở quy định công khai nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân. Nhờ việc công khai minh bạch nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức mà giảm được đáng kể tình trạng tham nhũng, hách dịch, cửa quyền của một bộ phận cán bộ, công nhân viên chức khi giải quyết các vấn đề của công dân, nâng cao đạo đức công vụ, làm trong sạch bộ máy hành chính nhà nước. Thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp huyện chính là nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ công chức trong bộ máy hành chính huyện, giao dịch hành chính giữa cơ quan hành chính huyện và nhân dân đến giải quyết công việc hành chính được xem như mối quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, sự hài lòng của nhân dân là thước đo mức độ làm việc hiệu quả của cơ quan hành chính cấp huyện.

Trong lĩnh vực cải cách tài chính công: Pháp lệnh dân chủ cơ sở đã quy định về việc công khai minh bạch các khoản thu chi dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm, việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án; các khoản huy động nhân dân đóng góp, chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế. Thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách tài chính công cấp huyện đó là, nhân dân giám sát được các khoản thu chi ngân sách cấp huyện từ đó có những ý kiến đóng góp cho việc sử dụng hiệu quả ngân sách. Đồng thời hạn chế được tình trạng tham nhũng, lãng phí của công.

Trong việc hiện đại hóa nền hành chính: Đó là việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng công nghệ thông tin, những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào CCHC nhằm nâng cao chất lượng CCHC. Thông qua những phương tiện truyền thông trực tuyến như hoạt động của cổng thông tin điện tử của huyện, nhân dân có thể cập nhật thường xuyên, nhanh chóng các tin bài. Thông qua cổng thông tin trực tuyến, các văn bản và thủ tục hành chính được cập nhật công khai, liên tục, cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Việc sử dụng hộp thư điện tử cũng góp phần đưa những phản ánh, kiến nghị của người dân đến với cơ quan hành chính huyện một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Tiểu kết chƣơng 1:

Từ những nét khái quát về CCHC nói chung ở Việt Nam hiện nay, CCHC ở cấp huyện nói riêng, cùng với việc làm rõ các khái niệm liên quan đến dân chủ và Pháp lệnh dân chủ cơ sở, sự cần thiết phải thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC ở cấp huyện, những nội dung cơ bản bản của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC ở cấp huyện Việt Nam hiện nay tác giả đã đưa ra một cái nhìn khái quát về hai lĩnh vực then chốt để xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay là CCHC và thực hiện dân chủ cơ sở. Đồng thời kh ng định, làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa CCHC và việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở; nhấn mạnh vai trò, sự cần thiết thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở gắn với CCHC ở cấp huyện. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng cho việc triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC với thực tiễn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hiện nay.

Chƣơng 2: THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và đặc điểm tổ chức hoạt động bộ máy hành chính ở Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Thái Thụy là huyện ven biển nằm ở vị trí Đông Bắc của tỉnh Thái Bình- là huyện có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình nói riêng và của đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Huyện Thái Thụy có 47 xã, 01 thị trấn, diện tích tự nhiên là 25.773 ha, trong đó 15.423 ha đất nông nghiệp, 1.189 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản [25, tr.1]. Địa giới huyện được bao bọc bởi ba mặt sông và một mặt biển. Phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng; phía Nam giáp với huyện Kiến Xương, huyện Tiền Hải; phía Tây giáp với huyện Đông Hưng, huyện Quỳnh Phụ; phía Đông giáp với biển Đông. Bờ biển Thái Thụy có chiều dài 27km kể từ cửa sông Thái Bình đến cửa sông Trà Lý, đây là điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế biển và ngành công nghiệp đóng tàu. Trên địa bàn huyện có 2 cảng biển (Cảng cá và cảng Thương mại); có 02 cơ sở chế biến rau quả xuất khẩu và 07 nhà máy sản xuất gạch Tuylen. Huyện Thái Thụy với trung tâm là thị trấn Diêm Điền nằm cách không xa tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Cảng biển Diêm Điền mở ra biển Đông, hướng về miền nam Trung Quốc (400km) và các nước Đông Nam Á (1000km). Với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển tạo điều kiện cho Thái Thụy giao lưu trao đổi hàng hóa, thông tin kỹ, thuật, thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Huyện Thái Thụy có tổng số dân 267.390 người (năm 2004), tương đương 14,55% dân số của tỉnh Thái Bình, mật độ dân số trung bình là 1041 người/km2, cao hơn so với bình quân của cả nước. Tổng số lao động khoảng 120.000 người (chiếm 44,88% dân số) sinh sống ở 47 xã, thị trấn[25, tr.1]. Trước đây người dân trong huyện chủ yếu tham gia lao động 2 nghề chính là sản xuât nông nghiệp và khai thác - nuôi trồng thủy sản nhưng những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIV (nhiệm kỳ 2010- 2015), đến nay kinh tế - xã hội của huyện đạt kết quả khá; các chỉ tiêu chủ yếu đều hoàn thành kế hoạch đề ra và tiếp tục có bước tăng trưởng vững chắc. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ ngày một gia tăng cả về cơ cấu và số lượng. Tổng giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm 2014 ước đạt 8.175,6 tỷ đồng, đạt 69,2% kế hoạch, tăng 8,5% so với cùng kỳ (giá cố định năm 2010), trong đó: Giá trị sản xuất nông lâm, ngư nghiệp ước đạt 3.263,3 tỷ đồng, đạt 74,5% kế hoạch, tăng 6,9% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản ước đạt 2.378,8 tỷ đồng, đạt 60,% kế hoạch, tăng 10,3% so với cùng kỳ; giá trị thương mại, dịch vụ ước đạt 2.533,5 tỷ đồng, đạt 7,2 kế hoạch, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 39,9%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 29,1%; thương mại, dịch vụ chiếm 31% [25, tr.1]. Sự nghiệp văn hoá- xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, an ninh quốc phòng có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Nhân dân trong huyện cơ bản tin tưởng vào chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, sự điều hành của chính quyền các cấp.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thường xuyên được quan tâm; hoạt động lãnh đạo của các cấp uỷ tiếp tục có những bước đổi mới và tiến bộ; hiệu lực quản lý của chính quyền được nâng lên; vai trò của các đoàn thể nhân dân tiếp tục được kh ng định. Quyền làm chủ của nhân dân được tiếp tục phát huy. Những vụ việc liên quan đến khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài từng bước được giải quyết dứt điểm; đảm bảo giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính cấp huyện ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Bộ máy chính quyền địa phương ở huyện Thái Thụy được tổ chức căn cứ theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thái Thụy nhiệm kỳ 2011 – 2016 bao gồm các chức danh chủ yếu sau: Chủ tịch UBND huyện, phó chủ tịch thường trực và 2 phó chủ tịch huyện. Uỷ viên ủy ban bao gồm: Trưởng công an huyện, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;Chánh thanh tra huyện, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường.

Ngoài Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên Ủy viên. Bộ máy hành chính cấp huyện Thái Thụy còn có các đơn vị hành chính sự nghiệp và 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được quy định tại Mục 5- Chương IV của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND bao gồm:

*Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND: tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của UBND; tham mưu, giúp UBND huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và UBND.

* Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.

*Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã.

*Phòng Công Thương: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ.

*Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển.

*Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

*Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở huyện thái thụy, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 46 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)