Sự cần thiết phải thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở huyện thái thụy, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 40 - 46)

1.1.1 .Những vấn đề chung về cải cách hành chín hở Việt Nam hiện nay

1.2. Pháp lệnh dân chủ cơ sở và sự cần thiết phải thực hiện Pháp lệnh

1.2.3. Sự cần thiết phải thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành

Việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC ở cấp huyện Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Bởi vì:

1.2.3.1. Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở cấp huyện là để thực hiện một trong những mục tiêu của Pháp lệnh dân chủ cơ sở.

Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong CCHC sẽ phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong CCHC. Pháp lệnh dân chủ cơ sở được ban hành nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân, giúp nhân dân nhận thức đúng hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân, và tính đến thời điểm này, đây là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất (không kể Hiến pháp Việt Nam) quy định về vấn đề quyền làm chủ của nhân dân. Pháp lệnh đã quy định rất rõ về những nội dung nào cần công khai để dân biết, những nội dung nào dân có quyền bàn bạc và quyết định trực tiếp, những nội dung nào dân chỉ có quyền bàn, biểu quyết còn cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định, những nội dung dân tham gia giám sát. Trong những nội dung đó có rất nhiều nội dung có liên quan đến việc quản lý mang tính hành chính của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân người dân địa phương.

Cấp huyện là cấp trên trực tiếp gắn với cấp xã, phường, thị trấn - cấp thấp nhất trong bộ máy chính quyền nhà nước Việt Nam, nhưng đây lại là cấp gần dân nhất, mọi vấn đề đều từ đây mà ra và cũng chỉ có thể giải quyết triệt để từ đây. Chính vì đây là cấp diễn ra sự tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan công

quyền cơ sở và nhân dân cho nên cần thu hút nhân dân tham gia quản lý, kiểm tra, kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng quan liêu, mất dân chủ. Pháp lệnh dân chủ cở sở đã giúp nhân dân thực hiện đúng theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhờ đó nhân dân có thể nắm được những vấn đề hành chính được công khai, đặc biệt là thủ tục hành chính, nắm được những hình thức để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình trong mối quan hệ hành chính với cơ quan nhà nước. Thông qua đó quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, việc giải quyết các công việc hành chính giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức cá nhân diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, hạn chế được tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức hành chính.

1.2.3.2. Thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở cấp huyện là một trong những mục tiêu của việc đổi mới các hoạt động của Nhà nước ta trong tiến trình đổi mới hiện nay.

Hiện nay trong xu thế hội nhập và phát triển, việc đổi mới các hoạt động của Nhà nước ta là một tất yếu đặt ra. Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện với hiệu quả cao chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường. Tăng cường pháp chế XHCN và kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước, chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân. Bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong tiến trình đổi mới đó một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là đẩy mạnh CCHC, nhất

là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Nâng cao năng lực, chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh xã hội hóa các loại dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiến tới thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn, chuyển từ một nền hành chính cai trị sang hành chính phục vụ. Nghĩa là lấy nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân làm mục tiêu hoạt động và mọi hoạt động luôn hướng đến phục vụ lợi ích cơ bản của đại đa số nhân dân. Những tiêu chí của nền hành chính phục vụ có thể kể là xử sự một cách dân chủ, không chỉ ban hành quyết định mà còn phải thông tin đầy đủ, giải thích cặn kẽ, thấu tình đạt lý; công chức có chuyên môn, kiến thức xã hội, hiểu biết tâm lý; người lãnh đạo có trách nhiệm luôn lắng nghe dân, thực sự gần dân; tổ chức bộ máy hành chính thích hợp, hiệu quả, phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng; áp dụng công nghệ hành chính tiên tiến, tạo sự thuận lợi tối đa cho dân… Nói tóm lại, hành chính phục vụ có thể xem như doanh nghiệp dịch vụ, hướng về lợi ích của khách hàng thay vì đối xử với dân theo kiểu một người cai trị. Đổi mới hoạt động của nhà nước theo hướng thân dân, gần dân đang là một xu thế hiện nay. Pháp lệnh dân chủ cơ sở được ban hành đã hỗ trợ cho quá trình CCHC, tạo chỗ dựa pháp lý cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tạo cơ sở cho các cơ quan quản lý của nhà nước ở địa phương thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của cơ quan mình trong CCHC góp phần đổi mới hoạt động của nhà nước trong tiến trình đổi mới hiện nay.

1.2.3.3. Thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở cấp huyện sẽ tạo động lực để phát huy sức mạnh quần chúng nhân dân cùng tham gia nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cải cách hành chính.

Để phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân cùng tham gia nâng cao chất lượng của hoạt động CCHC thì việc nâng cao tính công khai, minh

bạch trong nền hành chính nhà nước là một nhiệm vụ thiết yếu, góp phần quan trọng bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động hành chính. Bên cạnh đó, Pháp lệnh dân chủ cơ sở cũng có quy định những vấn đề liên quan đến công khai minh bạch theo phương châm để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo động lực cho CCHC ở cơ sở diễn ra thuận lợi hơn, củng cố thêm một bước vững chắc quyền dân chủ và sức mạnh của quần chúng nhân dân.

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2020 là "xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân". Chương trình cũng đã xác định nhiều nội dung liên quan tới công khai, minh bạch nền hành chính tạo điều kiện tối đa cho công dân, tổ chức doanh nghiệp hoạt động thuận lợi. Các lĩnh vực thuộc khu vực hành chính phải công khai, minh bạch bao gồm: mua sắm công, quản lý dự án đầu tư, xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, quản lý, sử dụng các khoản viện trợ, quản lý và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quản lý và sử dụng đất, nhà ở, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ, thể dục thể thao, thanh tra, hoạt động giải quyết công việc của công dân, doanh nghiệp, tư pháp, công tác cán bộ.

Hiện nay, hầu hết các cấp hành chính đã triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa”. Nhờ triển khai tốt việc công khai các quy định thông qua các hình thức công khai phong phú, trình tự, thủ tục hồ sơ, thời gian, yêu cầu và điều kiện, qua đó đã giúp tạo niềm tin trong nhân dân, nhân dân hiểu và nắm rõ các quy trình khi tham gia vào quy trình thủ tục CCHC với các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Có thể công bố công khai các số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình để tiếp nhận các góp ý về quy trình, thủ tục; các thông tin, vướng mắc của cá nhân, tổ chức đối với những việc làm sai trái, sách nhiễu, tiêu cực,

gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức. Phân công trách nhiệm cụ thể trong việc theo dõi, ghi nhận đầy đủ các thông tin, góp ý; xây dựng quy chế thẩm tra, xác minh, xử lý kịp thời và công bố công khai kết quả xử lý. Tại tất cả các điểm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, những nơi làm việc với người dân, doanh nghiệp của cơ quan, đơn vị, tổ chức đều phải thực hiện niêm yết công khai toàn bộ quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết; quyền, nghĩa vụ của công dân, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan nội dung thẩm quyền giải quyết; quyền và trách nhiệm khiếu nại, tố cáo đối với những hành vi vi phạm, gây phiền hà, sách nhiễu... Tất cả cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tiếp, làm việc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp tại trụ sở phải đeo thẻ ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác. Nhờ đó cũng hạn chế được tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, cửa quyền, gây phiền hà cho nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp dịch vụ công. Việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các cơ quan hành chính cơ sở (mức tốt, mức khá, mức trung bình, mức kém) là hình thức thể hiện quy chế dân chủ cao của nhân dân đối với chính quyền địa phương trong công tác CCHC thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Như vậy, công khai minh bạch là nguyên tắc hàng đầu, nhằm ngăn chặn tham nhũng, vừa bảo đảm nền hành chính nhà nước tuân thủ các giá trị dân chủ, pháp quyền. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có thể không công khai những nội dung được coi là bí mật nhà nước và không được viện lý do nào khác để từ chối việc công khai hoạt động của mình, nhằm tránh sự giám sát của người dân và xã hội.

1.2.3.4. Thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong cải cách hành chính ở cấp huyện đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương và cả nước

Các yêu cầu và nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được từng bước được thể chế hóa thành luật, pháp lệnh, nghị định và được nghiêm túc

thực hiện đã mang đến một luồng sinh khí mới cho đời sống nhân dân. Đặc biệt Pháp lệnh dân chủ cơ sở đã mang lại một phương thức mới trong huy động nguồn lực từ nhân dân, bao gồm cả trí lực và vật lực vào xây dựng phát triển quê hương. Các chủ trương, các nhiệm vụ quan trọng đều được đưa ra dân trực tiếp hoặc thông qua người đại diện tham gia bàn bạc, giám sát quá trình thực hiện các công việc liên quan đến đời sống dân sinh và các công việc hành chính liên quan đến mối quan hệ giữa nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước như: xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm; vệ sinh môi trường, thuỷ lợi, các quy định về nếp sống văn minh, ma chay, cưới hỏi, thủ tục hành chính,…Nhân dân cho ý kiến đối với việc xây dựng thể chế, chính sách, đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ công chức, lấy sự hài lòng của người dân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công là thước đo hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước. Thông qua đó, trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên. Các tầng lớp nhân địa phương chủ động tích cực tham gia thực hiện tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách an sinh xã hội hoạt động văn hoá, chăm lo sự nghiệp giáo dục, bảo vệ môi trường, … Sau khi được đưa vào thực tiễn, Pháp lệnh dân chủ cơ sở đã tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao chất lượng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố.

Do thực hiện tốt dân chủ trong CCHC nên đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đồng thời tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các địa phương trong huyện đã phát huy tốt nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Bên cạnh đó, việc thực hiện dân chủ ở cơ

sở có tác động tốt tới tinh thần đoàn kết nội bộ trong Đảng và nhân dân, làm cho mối quan hệ giữa Đảng với chính quyền và nhân dân ngày càng được củng cố, gắn bó mật thiết hơn, góp phần hạn chế nhiều tiêu cực ở cơ sở. Qua đó cũng phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của nhân dân.

Trong thời gian qua CCHC ở Việt Nam nói chung, ở cấp huyện nói riêng đã thu được những kết quả đáng khích lệ như: Hệ thống thủ tục hành chính từng bước được cải cách theo hướng đơn giản, công khai. Tổ chức bộ máy hành chính đã được cải cách theo hướng tinh giản hơn. Đội ngũ công chức Nhà nước đã được quan tâm xây dựng, bồi dưỡng về năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân... Những cải cách trên đây đã góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời làm cho bộ máy Nhà nước đổi mới theo hướng ngày một dân chủ, sát dân và gần dân hơn, khắc phục nhiều bất cập vốn có trong thời cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Pháp lệnh dân chủ cơ sở ra đời càng tạo điều kiện và củng cố về mặt pháp lý giúp nâng cao hiệu quả CCHC của các cơ quan hành chính địa phương, nhờ đó nâng cao hiệu quả CCHC của cả nước, thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương nói riêng, của cả nước nói chung phát triển.

1.2.4. Một số nội dung cơ bản của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở cấp huyện Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cải cách hành chính ở huyện thái thụy, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 40 - 46)