Giọng điệu giễu nhại, hài hước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 91 - 93)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Giọng điệu giễu nhại, hài hước

3.2. Giọng điệu trần thuật

3.2.1.Giọng điệu giễu nhại, hài hước

Giọng giễu nhại là một cấp độ của kỹ thuật nhại, và nếu như ngôn ngữ nhại thể hiện ngay trên bề mặt ngôn từ thì giọng nhại lại thể hiện ở thái độ, ẩn bên dưới lớp vỏ ngôn từ. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thì giễu nhại không phải là một thứ chủ âm, nhưng lại không thể không nhắc đến vì đây chính là một trong những “tông giọng” tạo ra sự đa dạng, phức điệu trong tác phẩm của anh.

Trong Những đứa trẻ chết già, nhà văn sử dụng giọng điệu giễu nhại khi nói về những nhân vật “nhà thơ” và trí thức từ Huấn đến Công, Lưu Lưu và Phán. Sắc thái giễu nhại trong lời chia tay của Huấn với người tình toát lên bởi bản chất, sứ mệnh cao cả của thi ca lại trở thành lí do ngụy biện cho hành động bạc tình của một kẻ lưu manh:

“- Em ạ, anh đã thuộc về nhân loại rồi. - Mắt Huấn nhắm lại, vẻ khổ sở. - Thế cho nên đừng ích kỷ bắt anh phải thuộc về riêng em… Anh biết, em là cô gái có lòng nhân vị cao cả. Lịch sử thi ca sẽ ghi công cho sự hi sinh của em. Nói xong, Huấn nức nở bỏ đi đến nhà Thúy lùn, một cô giáo vừa ly dị chồng, để nằm ngấm nỗi đau của sứ mệnh vĩ nhân” [31, tr.81]

Với Công, tiếng cười hài hước, giễu nhại lại bật ra bởi sự sáo rỗng, nông cạn của tình cảm được bao bọc bởi sự hoa mĩ, khoa trương của ngôn từ ở một kẻ “tập tọe làm đôi ba bài thơ” nhưng lại nói ngọng:

“Anh sẽ nàm nọ hoa để em ngự trong đó. Trời em nộng nẫy làm sao” [31, tr.82] Kể lại câu chuyện sáng tạo thơ ca, giọng giễu nhại và hơn thế còn là đả kích sự dung tục hóa, tầm thường hóa quan niệm về thơ, cách thức làm thơ, mục đích làm thơ, cảm hứng làm thơ của những “nhà thơ” như Huấn, Công, Lưu Lưu bởi thơ trong quan niệm, ý thức của những nhân vật này, đã trở thành một thứ “phản thơ”:

“Nói đến văn chương mắt hai người sáng quắc, da đỏ phừng phừng như bị sốt

(…) Kết thúc cuộc tranh luận về nghệ thuật thi ca là trận ẩu đả dữ đội. Hai người xông vào túm tóc nhau, cùng lăn lộn trên nền đất ướt át. Trong khi đánh nhau cả hai vẫn sa sả bảo vệ quan điểm của mình. Công giáng một cú giữa mũi Huấn: - Lày thì thơ Pháp! Huấn cũng chẳng kém, anh ta ăn miếng, trả miếng, vung tay lên: - Đường với chả thi. Cái con mẹ mày này!” [31, tr.246-247]

“Cũng cần phải nói thêm rằng Lưu Lưu là nhà thơ có một không hai của tỉnh.

Anh ta chuyên làm thơ phúng viếng bạn bè (…) Cho nên khi nghe tin ở đâu có văn nghệ sĩ chết là Lưu Lưu tức tốc đến, dù quen hay không quen, để lấy cảm hứng sáng tác (…) Lưu Lưu có cái cặp màu đen kè kè bên nách, trong đựng đầy bản thảo thơ, có cả những bài biết để viếng sẵn những người đang sống” [31, tr.256]

Có thể thấy rằng, trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, giọng điệu giễu nhại thường ẩn dưới những câu chuyện hài hước, cười vào những thói tật của con người. Đó là sự ngô nghê của Lưu Lưu, của Huấn và còn là thói háo danh, ảo tưởng của Loan trong

Những đứa trẻ chết già:

“Loan bàng hoàng, đồng thời cũng phần nào cảm thấy ở nơi xa có ai đó đang

Đó là tâm lý chuộng ngoại tội nghiệp của người nhà quê đối với những thứ “của lạ” vốn là thường tình nơi chốn thị thành như nhân vật cụ Điển trong Người đi vắng:

“… cụ Điển hoạt bát hẳn lên (…). Cụ tuôn ra một tràng tự hỏi đáp về cuộc gặp ỡ

sắp xảy ra với ông bà Khánh:

- Xin chào ông bà. Vâng, ông là ông của cháu Thắng nhà chúng em đấy ạ? Quý hóa quá, mời ông vào xơi nước. Ông ăn sô-cô-la đi, ăn sô-cô-la đi. Kệ tôi, ở nhà bận hương hỏa các cụ quá hôm nay mới rảnh rang ra thăm ông bà được. Ở thế này kể cũng khá đấy nhỉ. Vâng, quý hóa quá, ông uống nước đi. Rượu Tây đấy, sô-cô-la đấy, mời ông. Ôi giời quý hóa quá, để vợ chồng em chiếu phim cho ông xem…” [30, tr.89].

Trong Trí nhớ suy tàn, sự giễu nhại lại toát lên trong cái cách đặt tên cho nhân vật, một mặt làm mờ hóa sự xuất hiện của con người, mặt khác lại gọi ra một đặc điểm nào đó của nhân vật một cách hài hước: “Chủ hiệu cầm đồ”, “Thằng trí thức”, “Hai mươi bảy vết thương”, “con bướm”.

Thông thường sự giễu nhại thường thể hiện bằng việc tạo ra tiếng cười từ những nghịch lí, những câu chuyện kệch cỡm và có thể tạo ra nhiều sắc thái, từ hài hước, đến chua chát, ngậm ngùi. Không như kiểu giễu nhại mà chua xót nghẹn ngào như tiểu thuyết của Thuận hay Nguyễn Việt Hà, cũng không phải kiểu trào tiếu dân gian như ở tác phẩm Hồ Anh Thái, ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương giọng điệu giễu nhại thiên về sắc thái khôi hài và mang tính chế giễu, châm biếm nhiều hơn. Đặc điểm này cũng góp thêm một thứ dư vị vào tiểu thuyết của anh, cũng là một cách hòa giọng vào tiếng nói “giải thiêng quá khứ” ở tác phẩm của các nhà văn đương thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 91 - 93)