Nghệ thuật tổ chức thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 61)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.Nghệ thuật tổ chức thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phƣơng

2.2.1. Một số vấn đề lý thuyết

Thời gian là phương diện được đặc biệt quan tâm trong lý thuyết trần thuật học bởi tiểu thuyết, một hình thức của truyện kể thuộc về “loại hình nghệ thuật thời gian” (Nguyễn Thái Hoà) hay nói như nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào “một định nghĩa đơn giản nhất về kể chuyện (…) đó chính là nghệ thuật xếp đặt những chuỗi tình tiết hoặc nghệ thuật trình bày các sự kiện biến cố trong mối liên hệ với thời gian” [9, tr.85].

Nghiên cứu vấn đề thời gian bởi vậy là một thao tác không thể bỏ qua khi tìm hiểu cấu trúc của một tự sự.

Chiristian Metz cho rằng: “Truyện là một chuỗi thời gian hai lần thời gian… có thời gian của cái được kể và thời gian của truyện (thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái biểu đạt), đó là sự tồn tại của “một thời gian này trong thời gian khác” [21, tr.109].

Như vậy có sự tương đồng trong quan điểm của các nhà nghiên cứu về việc xác định các loại thời gian trong truyện nhưng lý thuyết của Genette đầy đủ hơn cả với việc phân chia thời gian truyện kể thành ba loại: thời gian của chuyện, thời gian của truyện và thời gian phát ngôn (kể truyện):

+ Thời gian của chuyện: cũng là thời gian của cái được kể hay thời gian niên biểu, thời gian lịch sử.

+ Thời gian của truyện: “là nhân tố hư cấu đầu tiên trong truyện xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện và sự phân bố để dựng thành truyện [21, tr.110], là thời gian chủ quan của người kể chuyện nên không vận động theo trật tự thời gian niên biểu.

+ Thời gian phát ngôn (kể truyện): là thời gian được “tính thời điểm hiện tại vào lúc mở đầu truyện” [21, tr.112]. Khi hành vi phát ngôn bắt đầu diễn ra thì tất cả mọi truyện đều là quá khứ.

Tìm hiểu thời gian trong truyện kể Genette đã đưa ra các khái niệm trật tự, khoảng thời gian và tần xuất. Trật tự trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” và nó thể hiện sự sai trật (sai biệt) tức là độ lệch giữa thời gian của chuyện và thời gian của truyện. Có hai kiểu sai trật là hồi tưởng và viễn tưởng. Khoảng thời gian thì trả lời cho câu hỏi “Trong bao lâu?”, là sự phân biệt giữa thời gian diễn ngôn (thời gian trung bình cần để đọc một đoạn văn hay toàn bộ văn bản) và thời gian truyện (thời gian hư cấu áp dụng cho một tình tiết hành động hoặc rộng hơn nữa là toàn bộ hành động), qua đó ta có thể ước định được tốc độ và nhịp độ của trần thuật. Tần xuất trả lời cho câu hỏi “thường xuyên như thế nào”, “là tần số xuất hiện chiến lược kể tóm tắt hoặc lặp đi lặp lại của người kể chuyện” [22, tr.78].

Dựa trên những lý thuyết của các nhà lý thuyết trần thuật học như trên chúng tôi đi vào khảo sát nhằm làm rõ đặc điểm thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

2.2.2. Thời gian sự kiện

Trước khi đi vào phân tích các chiều kích thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chúng tôi khảo sát về thời gian niên biểu - thời gian sự kiện trong tác phẩm của nhà văn trẻ này bởi loại thời gian này trong tiểu thuyết của anh có đặc trưng rất riêng góp phần tạo ra lối viết của ngòi bút Nguyễn Bình Phương.

Đặc điểm nổi bật của thời gian sự kiện trong năm tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đó là việc nhà văn dụng ý xây dựng những dấu hiệu thời gian một mặt rất xác thực, chi tiết nhưng lại rất vô định và mơ hồ. Đây chính là thủ pháp ảo hóa thời gian thực - một trong những phương diện tạo ra màu sắc của cái kỳ ảo ở tác phẩm của nhà văn này.

Trong Những đứa trẻ chết già, ở cả hai mạch truyện cõi trần và cõi âm, cuộc đời nhân vật không được xác định với mốc thời gian niên biểu nào cụ thể. Cái mà người đọc có thể xác định được ở đây chỉ là thời hiện tại hay quá khứ của nhân vật hoặc thông qua một số sự kiện, biến cố để áng chừng thời điểm đó nằm ở quãng nào trong chuỗi tồn tại của nhân vật mà thôi (dấu hiệu thời gian sự kiện ở đây thường chung chung mơ hồ như:

Cách đây khá lâu, cách đây lâu lắm rồi, năm thằng Liêm lên hai tuổi, thằng Hải học hết cấp hai, cấp ba, sau này khi cô ta chết, hai tuần nay, một chiều…). Ngược lại, trong tiểu

thuyết này, ở mạch Chuyện, có những sự kiện mà thời gian được miêu tả một cách chi tiết: “Ngày mùng 7, tháng 6, giờ Dậu, dân làng thấy trong đáy ao nhà Trường hấp bốc

lên cột khí trắng hình con rắn” [31, tr.9]; “Mùa đông, tháng 11, ngày mùng 9, giờ Tý, cả làng Phan giật mình vì tiếng hổ gầm ngay cánh rừng bên cạnh. Ngày 23, sao chổi xuất hiện phía tây, trông như dải lụa trắng” [31, tr.15]. Lối văn nhại chép sử này được sử

dụng nhiều lần trong tiểu thuyết khi nhà văn miêu tả lại những hiện tượng kì lạ xảy ra ở làng Phan. Có thể thấy, một mặt cố tình làm mờ hóa chuỗi thời gian sự kiện của nhân vật, mặt khác lại tô đậm những chi tiết lạ bằng cách miêu tả xác thực, cụ thể ngày giờ xảy ra đó là cách mà Nguyễn Bình Phương lôi kéo người đọc vào không khí kì ảo bao bọc quanh câu chuyện đi tìm kho báu của hai dòng họ. Tuy dấu hiệu thời gian được liệt

kê rõ đến từng giờ, nhưng lại bỏ qua dấu hiệu năm đã biến tất cả những con số trở nên vô nghĩa. Rốt cuộc, người đọc vẫn rơi vào ma trận cái kỳ bí của tiểu thuyết và càng vì thế câu chuyện càng trở nên cuốn hút và khơi dậy sự khám phá. Đó cũng là một cách mà Nguyễn Bình Phương tạo ra cái dư vị cho tiểu thuyết của anh.

Thủ pháp mờ hóa thời gian nói trên cũng được tiếp tục trong Người đi vắng,

Thoạt kỳ thủy. Câu chuyện trong Người đi vắng là một lát cắt ngang, một thời điểm trong cuộc đời các nhân vật, trong đó cũng có những hồi cố về quá khứ tuy nhiên ở mỗi tuyến truyện, thời gian vẫn chủ yếu là ở thì hiện tại của nhân vật. Và dấu hiệu thời gian ở đây cũng chỉ là những trạng từ: trưa tĩnh mịch, khuya, sau hai tuần hoặc là những thời khắc chi tiết như: sáu giờ hai mươi sông Linh Nham, mười hai giờ đêm nghĩa địa Dốc Lim trong mưa, hai giờ đêm bãi tha ma Linh Nham, bờ sông một giờ chiều, mười giờ bờ sông Cầu. Riêng mạch truyện cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn thì có khi được tái hiện thời

gian một cách xác thực (mười một giờ năm tháng 10 năm 1917) nhưng phần lớn cũng là thời gian chung chung (một giờ mười bảy ngày tự do thứ nhất, chín giờ sáng ngày tự do

thứ hai, năm giờ chiều ngày tự do thứ ba… và ở đây cũng có xuất hiện lối viết nhại chép

sử tuy không nhiều (tr191).

Với Thoạt kỳ thủy thì sự đong đếm về thời gian được biểu hiện qua quá trình đi đến cái chết của con cú trôi sông từ lúc 11h15 đến lúc 12h trưa. Câu chuyện về con cú trôi sông là mạch phụ, tuy nhiên các mốc thời gian của mạch này lại là trục thời gian chính của tiểu thuyết, trong khi cuộc đời của nhân vật Tính và những câu chuyện diễn ra ở Linh Sơn thì lại không được xác định qua mốc thời gian cụ thể nào, mà chỉ đơn thuần thông qua các mốc cuộc đời của Tính (ra đời, trưởng thành, cưới vợ, chết). Việc làm đậm trục thời gian của mạch này nhưng lại làm mờ hóa trục thời gian của mạch kia là một dụng ý của Nguyễn Bình Phương. Trước hết, ở phương diện bề mặt, nó tạo ra một lối triển khai tự sự rất lạ, tạo ra một ấn tượng đa chiều ở sự tiếp nhận của người đọc, đó là một cái gì đó vừa rất thực, rất chi tiết lại vừa rất ảo, rất mơ hồ.

Với Trí nhớ suy tàn Ngồi thì người đọc cũng không còn chờ đợi lối tự sự truyền thống mà ở đó cuộc đời nhân vật được phân định rõ ràng qua các mốc thời gian. Thậm chí đến Ngồi thì cả hai mốc bắt đầu và kết thúc của nhân vật đã hoàn toàn trở nên mơ hồ, khi nhân vật xuất hiện giữa một khung cảnh Giao Chỉ cổ xưa và “biến mất”

trong một thời điểm không xác định. Trong vòng tròn tồn tại ấy của nhân vật, mọi diễn biến, sự kiện diễn ra trong cuộc sống của Khẩn cũng không được thông báo bằng một thời gian xác thực, cả cuộc sống thực tại lẫn thế giới của những giấc mơ, vô thức đều rất mơ hồ.

Như vậy, có thể thấy bản thân trục thời gian sự kiện của Nguyễn Bình Phương ngay từ đầu đã được nhà văn sử dụng biện pháp mờ hóa đầy dụng ý. Thủ pháp này ngay lập tức đã tạo ra một cảm nhận rất trực quan ở người đọc, khiến tiểu thuyết của anh được bao phủ bởi một tấm màn của sự kỳ ảo và huyền hoặc.

2.2.3. Thời gian phi tuyến tính

Trong tiểu thuyết truyền thống cốt truyện được xây dựng dựa trên cấu trúc lịch sử - sự kiện do đó thời gian của tiểu thuyết thường là thời gian sự kiện, diễn ra theo đúng trật tự tuyến tính. Các nhà tiểu thuyết hiện đại, đương đại đã thể nghiệm những kỹ thuật mới nhằm đem lại sự cách tân cho tiểu thuyết về phương diện thời gian nghệ thuật. Đó là tính chất phức tạp chồng chéo, đan xen, xáo trộn, đồng hiện đi liền với việc kí ức hay dòng ý thức trở thành chất liệu, thành tố chính cấu tạo nên tác phẩm.

2.2.3.1. Đảo lộn trật tự thời gian tuyến tính

Thông thường, trong tiểu thuyết truyền thống, người đọc rất dễ dàng nhận biết trục thời gian của tự sự bởi ở đó thời gian sự kiện (thời gian niên biểu) và thời gian trần thuật tương đối trùng khớp nhau, những chuyện diễn ra trước được kể trước và những gì diễn ra sau đương nhiên được tái hiện sau. Với tiểu thuyết đương đại, khi kí ức, hoài niệm, vô thức trở thành những yếu tố quan trọng trong việc tổ chức cấu trúc tác phẩm thì sự trùng khớp giữa hai kiểu thời gian nói trên bắt đầu bị lung lay, khước từ. Một khi xuất hiện kí ức hay vô thức là lúc câu chuyện xuất hiện những sự “ngoái lại” hay tự sự xuất hiện những khoảng thời gian vô xác định, đó là lúc sự đảo thuật bắt đầu diễn ra.

Ở cấp độ vĩ cấu trúc, có thể thấy ở các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, sự sai trật tuyến tính lớn nhất xuất hiện ở những tiểu thuyết mà ở đó chứa đựng nhiều mạch truyện thuộc về những thế giới khác nhau, thời đại khác nhau, ở những chiều kích thời gian khác nhau.

Tự sự được phân biệt một cách tuyệt đối giữa hai mạch Chương và Vô thanh ở trong Những đứa trẻ chết già. Rất khó để khẳng định thế giới Vô thanh là tiền kiếp hay

hậu kiếp của cuộc sống trong các Chương. Tuy nhiên rõ ràng hai mạch truyện tồn tại ở hai chiều kích thời gian hoàn toàn khác nhau - một ở cõi âm, một ở cõi trần. Chính vì thế, mỗi lần tự sự chuyển mạch là mỗi lần sự sai trật thời gian diễn ra (có thể là đảo thuật nếu Vô thanh là tiền kiếp, có thể là dự thuật nếu Vô thanh là hậu kiếp). Tiểu thuyết gồm 10 Chương và 9 Vô thanh nối tiếp luân phiên tương ứng với với tự sự có 9 lần diễn ra sự sai trật về niên biểu. Tương tự như thế, Người đi vắng cũng gồm ba mạch truyện. Nếu mạch về các hồn ma thời gian bị mờ hóa, hoàn toàn vô xác định thì hai mạch còn lại một mạch là cuộc sống con người đương đại và cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn ở đầu thế kỷ XX. Hai mạch này cũng luân phiên nối tiếp nhau khiến thời gian sự kiện bị đứt gãy, tạo ra sự sai trật về niên biểu, khi đó tự sự thường xuyên bị xáo trộn đi về giữa hai chiều kích quá khứ và hiện tại. Câu chuyện về cuộc khởi nghĩa lịch sử được kể 9 lần cũng tương ứng với 9 lần tiểu thuyết có sự sai trật về mặt thời gian ở cấp độ vĩ cấu trúc. Nghệ thuật thời gian tiểu thuyết đến Thoạt kỳ thủy trở nên phức tạp và đột phá hơn khi nhà văn sử dụng thủ pháp đồng hiện để gói trọn cuộc đời hai mươi năm của Tính trong vòng 45 phút cuối cuộc đời của con cú. Sự sai trật niên biểu ở tiểu thuyết này là ở chỗ, người kể chuyện đã đứng từ thời điểm trần thuật hiện tại (11h5’ - lúc con cú rơi xuống sông) để “ngoái lại” tái hiện cuộc đời Tính từ khi nhân vật được sinh ra và để rồi điểm đến của cả hai mạch truyện bắt đầu trùng khít khi con cú kết thúc hành trình trôi sông của mình đúng lúc nhân vật tự kết liễu cuộc đời mình. Có thể thấy, ở cấp độ vĩ cấu trúc, sự sai trật niên biểu đã đặt tự sự trong nhiều chiều kích thời gian khác nhau, từ đó, tiểu thuyết bắt đầu mở rộng biên độ phản ánh, khám phá. Đồng thời sự sai trật về mặt thời gian nói trên cũng báo hiệu một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực đứt gãy của cuộc sống đương đại.

Sự phá vỡ trật tự tuyến tính hay sự bất trùng khớp giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật còn xuất hiện ở cấp độ vi cấu trúc, tức trong mạch nhỏ của mỗi tự sự. Ở

Người đi vắng, ngoài mạch truyện về hồn ma và không ít những phiến đoạn ngoại đề bị mờ hóa về thời gian, tạo ra cho tự sự những đoạn “ngưng nghỉ” thì hai mạch truyện còn lại đều có sự phá vỡ trật tự tuyến tính của thời gian sự kiện, thường là những lúc tự sự đi sâu vào kí ức, quá khứ của mỗi nhân vật. Ở mạch cuộc sống đương đại, có thể hình dung diễn biến cốt truyện bắt đầu từ ngày gia đình Thắng làm giỗ mẹ đến ngày Hoàn - vợ

Thắng bị tai nạn rơi vào cuộc sống vô thức và kết thúc ở thời điểm Sơn - em trai Thắng chết cùng những câu chuyện khác diễn ra xung quanh các biến cố lớn nói trên. Tuy vậy, trong tiểu thuyết, cốt truyện trên hoàn toàn bị “phá hủy” về mặt niên biểu bởi sự chen lấn, xen kẽ của rất nhiều kí ức, ám ảnh, giấc mơ của nhân vật. Trong mạch diễn tiến của hiện tại, câu chuyện thường xuyên bị đứt gãy bởi những suy ngẫm, hoài niệm: đó là lúc Thắng nhớ lại tuổi thơ của mình (tr12) hay cái kí ức về người đàn ông bị anh bắn trong chiến tranh luôn trở về ám ảnh hiện tại của nhân vật (tr17, 279, 316); đó là hồi ức của lão Bính từ những ngày thơ bé đến lúc trưởng thành gắn liền với người bạn vong niên là ông Điền (tr88); là những hồi ức của Cương thủa bé gắn với nỗi ám ảnh Cậm Cam cùng sự đeo đẳng những kí ức về mối tình cùng Hoàn vừa xót xa vừa tội lỗi sau khi cô bị tai nạn (tr161); hay kí ức của Sơn ở thời điểm nhân vật sắp sửa tìm đến cái chết (tr244); và đặc biệt là sự xuất hiện dày đặc những giấc mơ vô thức, vừa là quá khứ, vừa là những suy tưởng, ám ảnh của Hoàn (tr152, 231, 297, 383). Ở mạch câu chuyện lịch sử, cuộc khởi nghĩa do Đội Cấn đứng đầu được tái hiện bắt đầu từ đêm giải cứu Lương Ngọc Quyến (tháng 10/1917) và kết thúc bởi cái chết của Đội Cấn (11/1/1918) nhưng được tập trung trần thuật qua đêm đầu tiên, bốn ngày tự do và ngày cuối cùng. Trong diễn biến ồn ào, quyết liệt của cuộc chiến đấu, mạch tự sự có những khoảng lặng là những lúc nhân vật “ngoái lại”, hồi cố những kỷ niệm đã qua: là lúc Lập Nham nhớ lại người con gái đã hi sinh tình riêng vì nghĩa lớn mà nhận lời làm vợ Trịnh Văn Cấn (tr204); là lúc Đội Cấn nhớ về người vợ yêu (tr372). Ngoài ra, có những câu chuyện mang tính lịch sử nhưng lại xuất hiện xen kẽ trong mạch cuộc sống hiện đại, đó là câu chuyện về công chúa Diên Bình ở thế kỷ XII và câu chuyện về Lưu Nhân Chú ở thế kỷ XV đã tạo ra sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết nguyễn bình phương (Trang 61)