Vận dụng giá trị Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học tập và rèn

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 37 - 41)

1.1 .Một số khái niệm

2.2 Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng về việc vận dụng giá trị Di chúc của Chủ

2.2.3. Vận dụng giá trị Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học tập và rèn

Nội vụ Hà Nội

Đội ngũ cán bộ, giảng viên đóng vai trò rất lớn trong việc học tập và rèn luyện đạo đức Hồ Chí Minh cho SV. Tấm gương đạo đức người giảng viên là hình mẫu cho SV noi theo. Đa số cán bộ, giảng viên trong trường Đại học Nội vụ Hà Nội là những người yêu nghề, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có năng lực, phẩm chất, xứng đáng là những tấm gương cho SV học tập, noi theo.

Trong giảng dạy, đội ngũ giảng viên trường Đại học Nội vụ Hà Nộitích cực đổi mới phương pháp để đáp ứng yêu cầu vừa truyền thụ kiến thức vừa hình thành thái độ, ý thức đạo đức cho SV. Với phương pháp giảng dạy tích cực, thông qua giảng dạy trên lớp, giảng viên đã lồng ghép giáo dục, rèn luyện cho SV lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, yêu thương con người, đưa SV vào nề nếp, kỉ luật, đồng thời, phối hợp với các khoa chủ quản, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, đoàn kết, giúp đỡ những SVcó hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, đa số giảng viên trường Đại học Nội vụ Hà Nộicó đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, tích cực học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, là tấm gương sáng cho SV noi theo.

2.2.4. Sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức qua giá trị Di chúc của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Thứ nhất, nhận thức của SV về vai trò của đạo đức

Đại đa số SVTrường Đại học Nội vụ Hà Nộinhận thấy đạo đức có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của con người. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức tốt, SV mới hoàn thành được nhiệm vụ học tập, hoàn thiện nhân cách để chuẩn bị cho tương lai của bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông qua các môn học trên lớp như: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua các hoạt động do Đảng ủy, Đoàn thanh niên, tổ chức gắn với tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện đạo đức cho SVnhư: các cuộc thi, các phong trào thi đua, phong trào tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa… nhận thức của SVTrường Đại học Nội vụ Hà Nội về vai trò của đạo đức được nâng lên. Khảo sát 253 SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nộinhận thức của SV về vai trò của đạo đức, kết quả được thể hiện trong Bảng 2.3

Bảng 2.3. Nhận thức của SV về vai trò của đạo đức (Khảo sát 253 SV)

TT Nội dung Số lượng SV Tỷ lệ

1 Rất quan trọng 206 81,6

2 Quan trọng 35 13,8

3 Bình thường 7 2,7

4 Không quan trọng 5 1,9

Nguồn: Tác giả khảo sát

Qua khảo sát chúng tôi thấy có 81,6% SV cho rằng vấn đề rèn luyện đạo đức là rất quan trọng và có 13,8% SV cho rằng là quan trọng . Bên cạnh đó vẫn còn 4,6% số SV cho rằng vấn đề rèn luyện đạo đức là bình thường và không quan trọng. Vì vậy, trong quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động chúng ta cần chú ý đối với những SV này. Chúng ta cần phải phân tích, giáo dục, rèn luyện để số SV này nhận thức đúng về tầm quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức để từ đó SV có ý thức phấn đấu vương lên trong quá trình học tập và rèn luyện.

Khảo sát 253SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, thì có 81,6% SV trả lời “có lòng yêu nước và tự hào dân tộc”;Có 80,6% SV trả lời luôn sống có hoài bão, lý tưởng và có 85,8% trả lời SV hiện nay luôn “tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước”. Khi nhận thức được mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nhiều SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ra sức phấn đấu để được đứng vào hàng ngũ của Đảng, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia các hoạt động hướng dẫn, dìu dắt những SV khác. Hiện nay,vẫn còn 14,2% SV cho rằng sự thiếu hiểu biết đối với những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và thế giới làm cho SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội dễ hoang mang dao động trước các luận điểm xuyên tạc của kẻ thù gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm đối với SV.

Mục đích và lý tưởng sống của SV là học tập để góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời, làm giàu cho bản thân và gia đình. Đa số SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là những người sống có hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, luôn kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, luôn phấn đấu học tập, rèn luyện góp phần xây dựng đất nước. Hoài bão, lý tưởng của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội một phần được thể hiện qua việc xác định mục đích học tập và rèn luyện. Đại đa số SVcho rằng học tập là “để cống hiến nhiều hơn cho xã hội” (chiếm 53,7%). Tuy nhiên, còn có một bộ phận không nhỏ SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa xác định được mục đích, lý tưởng sống. Sự nhận thức chưa đúng về mục đích, lý tưởng sống làm cho một bộ phận SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của tuổi trẻ, có tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình, dễ sa vào các tệ nạn xã hội.

Bảng 2.4. Đặc điểm của SV hiện nay (Khảo sát 253 SV)

Giá trị chọn trên phiếu

(SV)

Có lòng yêu nước và tự hào dân tộc 206 81,6 Sống có hoài bão, lý tưởng 203 80,6 Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

và công cuộc đổi mới đất nước 217 85,8

Nguồn: Tác giả khảo sát

- SV rèn luyện phẩm chất đạo đức trong học tập và nghiên cứu khoa học

Đối với SV, nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập tốt và rèn luyện tốt, để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả học tập và rèn luyện chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó xác định mục đích học tập là rất quan trọng. Đại đa số SVTrường Đại học Nội vụ Hà Nội xác định được mục đích học tập đúng đắn.Điều này được thể hiện thông qua kết quả học tập và rèn luyện của SVTrường Đại học Nội vụ Hà Nộitrong những năm gần đây.

Ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên ngành, SVcòn tự bổ sung những kiến thức cần thiết khác như tin học, ngoại ngữ và các kĩ năng mềm. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn có một số SVcùng trong khoảng thời gian ở đại học đã học song song hai bằng cử nhân.Nhiều SVcó hoàn cảnh khó khăn đã vượt lên trở thành những tấm gương về nghị lực sống và thành tích học tập. Song, không ít SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội lại có những biểu hiện lệch lạc trong việc lựa chọn ngành nghề theo học. Một số SVkhông phải xuất phát từ năng lực của bản thân và niềm say mê với công việc mà bị chi phối bởi những lý do hoặc động cơ khác. Các em cho rằng việc lựa chọn vào trường đại học và ngành học là do cha mẹ, người thân lựa chọn. Qua khảo sát có tới 20,7% SV trả lời là học “để làm hài lòng bố mẹ, người thân” và 65,9% số SVđược hỏi trả lời là học “vì cuộc sống của bản thân”. Như vậy, có thể thấy, SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội quan tâm nhiều đến lợi ích cá nhân, chưa nhận thức đúng về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

Phần lớn SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có ý thức tham gia vào các phong trào thi đua học tập, vươn lên với mục tiêu “rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp”.Trong quá trình học tập, rèn luyện, SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thể hiện thái độ học tập tích cực. Cụ thể: có 67,4% SVcho rằng SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thể hiện “tinh thần đoàn kết trong học tập”; có 65,2% cho rằng SVtrường Đại học Nội vụ Hà Nội“có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội”; có 50,4% cho rằng SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội “chăm chỉ, miệt mài, say mê” và có 45,2% cho rằng SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội“có tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo”. Từ đó, phong trào học tập có bước chuyển biến, số SV có kết quả học tập đạt loại khá, giỏi tăng lên.

Bên cạnh học tập, SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn tham gia nghiên cứu khoa học từ cấp khoa, trường và cấp bộ. Trong thời gian từ năm 2014 - 2019, đã có 951 lượt SV tham gia nghiên cứu khoa học với 317 đề tài. Được sự giúp đỡ của thầy cô và tạo

điều kiện của nhà trường, chất lượng nghiên cứu khoa học của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội từng bước được nâng lên. Nhiều đề tài trong đó có 4 đề tài được giải cấp bộ ( có 02 đề tài được giải ba và 02 đề tài được giải khuyến khích). Có được thành tích trên, Nhà trường đã thành lập các nhóm nghiên cứu khoa học số lượng các thành viên ngày càng tăng lên thu hút đông đảo SV tham gia.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn thụ động, lười biếng (16,7%); học theo cảm hứng (28,8%); học đối phó (21,6%)… nên kết quả học tập và rèn luyện còn thấp, thậm chí yếu, kém. Bên cạnh đó, tỉ lệ SVxếp loại học tập yếu, kém chiếm khoảng 3,5% mỗi năm. Đây là thực trạng đáng lo ngại, một số bạn SV vẫn bị cảnh báo học vụ liên tục 02 kì và có bạn còn phải buộc thôi học. Ngoài ra, những hiện tượng như đi sớm, về muộn, nghỉ học không lý do, trốn học, làm việc riêng trong giờ học… cũng khá phổ biến trong SVTrường Đại học Nội vụ Hà Nội. SV không dành nhiều thời gian cho việc tự học. Hiện tượng vi phạm nội quy, quy định khá phổ biến trong SVnhư: quay cóp, học hộ, thi hộ, điểm danh hộ, ngủ trong giờ, không chuẩn bị bài làm bài tập được giao, sử dụng điện thoại trong giờ học… Theo số liệu khảo sát, có 2,2% SVcho rằng mức độ vi phạm nội quy, quy định nhà trường là rất phổ biến, 2,7% là phổ biến, 13.7% là đôi khi và có 81,4% cho rằng không có tình trạng trên. Mặc dù kết quả rèn luyện xuất sắc, tốt có thay đổi theo hướng tích cực, song tỉ lệ SV xếp loại yếu, kém cũng khá cao từ 2,5% - 3,0% mỗi năm.

- SV rèn luyện đạo đức qua lối sống, sinh hoạt

SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phần lớn vẫn gìn giữ và phát huy được truyền thống “tôn sư trọng đạo”, luôn thể hiện sự kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo. Giữa SVvới giáo viên sự giao tiếp mang tính chủ động, tích cực và dân chủ hơn. Đó là tín hiệu tích cực trong đạo đức SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, còn có một số SVcó những biểu hiện như cư xử không đúng mực, thiếu tôn trọng, thậm chí coi thường, nói xấu các thầy cô, hoạt động tri ân thầy, cô nhân ngày truyền thống, ngày lễ ít được SVquan tâm. Điều đó đi ngược với truyền thống đạo đức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. Khảo sát 253 SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, thì có 82,8% trả lời là SV hiện nay có thái độ “kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo”; có 9,4% trả lời thái độ của SV đối với thầy, cô giáo là “cư xử không đúng mực”; 5,4% SV trả lời thái độ là “thiếu tôn trọng” và 2,4% SV trả lời thái độ là “coi thường”.

Trong các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử, trong sinh hoạt, trong việc tham gia các hoạt động xã hội, SVTrường Đại học Nội vụ Hà Nộithể hiện sự cởi mở, chân thành, đoàn kết. Tuy nhiên, trong lối sống, một bộ phận không nhỏ SVtrường Đại học Nội vụ Hà Nội có quan niệm về tình bạn, tình yêu chưa đúng đắn.Trong tình yêu, SVcó xu hướng thực dụng, phóng túng và thiếu trách nhiệm với nhau.

Đại đa số SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn như các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội khác. Trong những năm qua, phong trào thu hút được đông đảo SVtham gia như: hoạt động hiến máu nhân đạo thu hút được 18.176 lượt SVtham gia; chiến dịch thanh niên tình nguyện có hơn 5 nghìn lượt SV tham gia; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao thu hút hàng nghìn SV tham gia; các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào khó khăn cũng được đa số SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hưởng ứng và tham gia tích cực. Thông qua các hoạt động này, SV tích lũy được kinh nghiệm sống, phát huy tính năng động, sáng tạo, có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm học tập với nhau, đồng thời, làm cho SV biết quý trọng những giá trị truyền thống của dân tộc. Bên cạnh những SV tích cực, còn một bộ phận không nhỏ SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ít tham gia, thậm chí không tham gia các hoạt động Đoàn. Lý do không tham gia được SV lý giải là do thiếu kỹ năng, còn nhút nhát, hoặc không nắm được thông tin…

Quá trình tự học, tự rèn luyện đạo đức của SVTrường Đại học Nội vụ Hà Nội, bên cạnh những điểm tích cực còn có một số biểu hiện suy thoái, xuống cấp. Đó là một bộ phận SVchưa xác định đúng đắn mục đích, lý tưởng, kết quả học tập, rèn luyện còn thấp đây là điều đáng quan tâm, trăn trở.

2.2.5. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong việc vận dụng giá trị Dichúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc học tập và rèn luyện đạo đức cho SVchúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc học tập và rèn luyện đạo đức cho SV

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w