Từ kết quả của bảng báo cáo doanh thu hàng xuất LCL 2 tháng đầu năm 2021, ta có thể thấy được lượng hàng xuất LCL của T&M đang rất lớn, do sự mở rộng thị trường của công ty tại các thị phần nước ngoài đặc biệt là thị trường Mỹ đang phát triển rất mạnh.
Tuy nhiên số lượng nhân sự hiện tại vẫn chưa đủ để đáp ứng, đặc biệt là nhân viên chứng từ hàng xuất. Nhân viên chứng từ hàng xuất tại chi nhánh Hải Phòng là 2 người – nguồn nhân lực quá ít so với số lượng công việc hiện nay, dẫn đến tình trạng nhân viên đều bị quá tải và áp lực với khối lượng công việc và thường xuyên phải tăng ca ngoài giờ hành chính để hoàn thành nhiệm vụ. Điều này về lâu về dài đều ảnh hưởng đến chất lượng công việc và kết quả kinh doanh của công ty.
Công tác kiểm tra, chuẩn bị bộ chứng từ đôi khi còn gặp đôi chút khó khăn vì bộ chứng từ có rất nhiều loại giấy tờ, đặc biệt là đối với những đơn hàng lớn: hợp đồng, hoá đơn thương mại, tờ khai thông quan, phiếu đóng gói, chứng nhận xuất xứ, ... hoặc chứng từ bị sai lệch, không hợp lệ, mâu thuẫn với hàng hoá... nên đôi khi dẫn đến tình trạng trì trệ trong hoàn thành thủ tục kiểm tra chứng từ để tiến hành các hoạt động sau đó.
+ Theo thông tin do bộ phận chứng từ của công ty cung cấp, trong 1 tháng, mỗi nhân viên chứng từ thực hiện 20 bộ chứng từ để thanh toán L/C thì có trung bình 2 bộ gặp lỗi nhỏ, làm phát sinh chi phí sửa đổi, tương đương 10% đối với lỗi sai xót nhỏ.
− Thứ 2, Giá cước cao và gặp khó khăn trong việc Book chỗ với hãng tàu, thiếu vỏ container.
Theo các nhân viên bộ phận Sales - Marketing và OPS cho biết mọi người gặp khó khăn trong việc book chỗ với hãng tàu và chọn vỏ container rỗng tại bãi. Tình trạng thiếu chỗ, thiếu vỏ không chỉ là vấn đề mới phát sinh. Nguyên nhân:
+ Nhân viên bộ phận Sales-Marketing thường muốn book hãng tàu quen thuộc để được giá cước tốt nhất, đôi khi chấp nhận việc hạn chế về vỏ container để đổi lấy giá cước biển tốt.
+ Tình trạng vỏ container không cân bằng phát sinh do mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia. Ở Việt Nam, vào mùa cao điểm cuối năm, khi hàng xuất khẩu từ Việt Nam tăng mạnh nên các hãng tàu thiếu vỏ cấp cho khách hàng. Từ đầu năm 2020 cho đến nay, Việt Nam lại là một nước xuất siêu nên tình trạng thiếu vỏ diễn ra mạnh hơn.
+ Sự kiện con tàu MR EVER GIVEN gặp sự cố và mắc cạn tại kênh Đào Suez ngày 23/03/2021, cũng đẩy giá dầu lên cước tăng cao, từ đó cũng khiến giá cước biển bị đẩy lên cao khi khách hàng có nhu cầu xuất/ nhập hàng tới khu vực Châu Âu hoặc các
cảng của Mỹ. Theo Reuters, giá dầu tăng hơn 3% trong ngày 26/03 và việc kênh đào Suez bị ách tắc cũng gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 400 triệu USD mỗi giờ.
+ Các sự kiện như tắc nghẽn cảng tại bờ Đông, không có vỏ không có container cũng khiến một vài hãng tàu tạm thời cắt giảm số tàu, số chuyến. Ví dụ như hãng tàu EVERGREEN đã cắt giảm toàn bộ hàng trên con tàu KANWAY GALAXY 0214 - 019S ngày 08/04/2021.
+ Thời điểm 2021 giá tăng cao do dịch covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Điển hình giá cước tuyến Mỹ tăng đột biến. Tình trạng cảng tắc ở cảng Los Angeles và Long Beach kéo dài, tàu đợi ở ngoài khơi ùn tắc không cập cảng được nhanh chóng, dẫn đến tình trạng thiếu tàu về. Kỉ lục 81 tàu đợi ngoài cảng Los Angeles và Long Beach đợi ngoài khơi chờ cập cảng.
− Thứ ba, tuy ứng dụng được khoa học công nghệ trong nhiều thủ tục giao nhận, cụ thể là tờ khai hải quan điện tử, nhưng nghiệp vụ này đôi khi vẫn gặp phải nhiều sai sót về mã số thuế, số liệu tờ khai, ... Đối với những lô hàng lớn, cũng yêu cầu thủ tục kê khai tương đối dài và phức tạp, điều này cũng dễ gây nên sai sót trong quá trình nhập tờ khai. Từ kết quả của cuộc phỏng vấn với anh trưởng phòng giao nhận thì có
+ 10% lô hàng sẽ gặp sai sót về khai mã số thuế.
+ 5% lô hàng sẽ gặp sai sót về số liệu trên tờ khai (tên hàng, tên nhà sản xuất, số Invoice, …).
+ 15% lô hàng lớn sẽ gặp sai sót về việc kê khai mã HS code (hay xảy ra với các lô hàng lẻ xuất kho Amazon).