Sự dung thông nghĩa bình đẳng của Phật giáo và đại đồng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dung thông nho phật đạo trong tư tưởng của ngô thì nhậm (Trang 72 - 74)

C ƢƠN 2 NHỮNG BIỂU HIỆN ỦA SỰ DUNG THÔNG NHO –

2.3. Sự dung thông tam giáo thể hiện trong quan niệm về con ngƣời

2.3.3. Sự dung thông nghĩa bình đẳng của Phật giáo và đại đồng của

Trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm, ông còn dung hòa cái nghĩa bình đẳng của Phật gia vào cái nghĩa đại đồng của Nho gia. Ở chương Thu thanh, Ngô Thì Nhậm trong phần chính văn dẫn lời trong Kinh Liên Hoa để hiển dương tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Khổng Tử tịch tĩnh bất động, nhưng có tác dụng với sự cố trong thiên hạ. Đại Thế Chí Bồ tát vào trong vô lượng nghĩa, ở trong tam muội, thân tâm bất động, phóng ánh sáng bạch hào nơi lông mày chiếu rọi một vạn tám nghìn thế giới ở Đông phương khắp hết mọi chỗ, như thế gọi là Pháp gia (tinh thần)… Cho nên thánh nhân “xem thiên hạ là một nhà”…. Ta nghe Khổng Tử nói “chim muông ta không thể cùng bầy được, nếu không bạn bè với người thì ta còn bạn bè với ai?”. Kinh Liên Hoa

nói rằng “Ta xem hết thảy bình đẳng, không có lòng yêu này ghét nọ. Ta không tham cái gì, cũng không có cái gì hạn định và trở ngại ta cả”. Đó là cái nghĩa đại đồng của Nho gia” [78; tr.98 - 99].

Tư tưởng về xã hội đại đồng được nêu ra trong sách Lễ Ký, như Khổng Tử nói: “Thực hiện chính trị lý tưởng nhất là cùng nhau lo cho thiên hạ, về

chính trị giới thiệu những người tài năng ra chủ trì chính trị, đòi hỏi có lực, có uy tín, dạy dỗ mọi người thân mật đoàn kết. Vì thế trong xã hội, mỗi người đều có phụ huynh thân yêu của mình, chăm sóc con cái mà còn mở rộng tấm lòng nhân ái, làm cho các bậc phụ lão được hưởng thụ vui sướng, làm cho mỗi tráng kiệt cống hiến hết tài lực của mình, làm cho các cháu nhi đồng được dạy dỗ tốt đẹp và làm cho các cô nhi, quả phụ, người già không ai nuôi dưỡng, người tàn phế, bệnh tật đều được sự chăm sóc đầm ấm” [54; tr.244 - 245].

Ngô Thì Nhậm lý giải rằng, Đại Thế Chí Bồ Tát ra ơn cho đương thời, cứu giúp cho vạn thế, có thể tế độ vô số chúng sinh, đó là cái nghĩa bác thí tế chúng vậy. Phật giáo nói chúng sinh bình đẳng tức là bình đẳng trong tính bản thể với ý nghĩa tuyệt đối bao gồm cả Phật, trời, Thánh, Thần, người và muông thú. Phàm các loài hữu tình có mạng sống, biết khổ đau đều là chúng sinh theo lý nhà Phật. Lý bình đẳng dựa trên cơ sở “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có khả năng thành Phật” [13; tr.13]. Phật không có lòng yêu riêng ai ghét riêng ai, có cái nhìn bình đẳng lại biết trị thất tinh (hỷ, nộ, ai, lạc, ái ố, dục theo nghĩa của Nho gia hay hỷ, nộ, ưu, cụ, ái, tăng, dục theo nghĩa của Phật), biết tu thập nghĩa, cho nên ban ơn huệ giáo hóa, cứu giúp cho tất cả chúng sinh được giải thoát, đó là cái nghĩa bình đẳng của Phật. Ở đây, Ngô Thì Nhậm đã dung hòa nghĩa bình đẳng của Phật giáo với thuyết đại đồng của Nho gia. Có thể thấy, tinh thần từ bi bình đẳng và Bồ tát đạo của Phật giáo được ông thể hiện rất cụ thể qua những nhân vật “nội thánh ngoại vương” của Nho gia là biết tu thập nghĩa, khơi điều tiện lợi, trừ khử những điều có hại cho dân chúng. Lấy vô số chúng sinh làm nhà, đó là cái nghĩa thiên hạ nhất gia vậy. Do đó, tư tưởng về một xã hội bình đẳng, đại đồng của Nho giáo hay của Phật giáo trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm cũng là cùng một mục đích chung ấy mà thôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dung thông nho phật đạo trong tư tưởng của ngô thì nhậm (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)