Sự dung thông trong quan niệm về bản tính con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dung thông nho phật đạo trong tư tưởng của ngô thì nhậm (Trang 69 - 70)

C ƢƠN 2 NHỮNG BIỂU HIỆN ỦA SỰ DUNG THÔNG NHO –

2.3. Sự dung thông tam giáo thể hiện trong quan niệm về con ngƣời

2.3.1. Sự dung thông trong quan niệm về bản tính con người

Quan niệm về bản tính con người trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm chịu ảnh hưởng sâu sắc từ quan niệm của phái Tống Nho và Đạo giáo. Ông xuất phát từ quan niệm Nho giáo về “tính trời” và “tính người” và quan niệm của Đạo giáo về bản tính tự nhiên để đưa con người trở về với cái “chân như” của Phật giáo. Trang Tử nói: “Tính là chất của sinh”[82; tr.349] (tính là bản chất nội tại của con người khi sinh ra đã có sẵn). Ngô Thì Nhậm thống nhất quan niệm trên cho rằng, con người cũng như vạn vật đều có thiên tính tự nhiên của nó do trời sinh ra: “Trời sinh người có Dục” [78; tr.166]. Theo đó, Dục là lòng ham muốn ở con người. Nó là thiên tính tự nhiên, là những nhu cầu tự nhiên xuất hiện từ khi con người mới được sinh ra: “Dục là tính tự nhiên, nó ở trong nhật dụng thường hành, như đói thì muốn ăn, khát thì muốn uống, không có không được”. Quan niệm này của ông cũng đồng nghĩa với quan niệm về Tính dục trong Phật giáo và quan niệm về bản tính tự nhiên của con người trong Đạo giáo cho rằng tính người vốn giản dị, thuần phác và nó tồn tại hoàn toàn độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Và với quan niệm về Dục như vây, việc đáp ứng những nhu cầu ấy là tất yếu trong quá trình sinh sống của con người. Theo Ngô Thì Nhậm, Dục là biểu hiện của trong con người, mang tính tự nhiên nên sự mất đi hay tồn tại của nó cũng không phụ thuộc vào lòng mong muốn của con người: “Không cắt đứt thì đứt, cắt đứt thì lại không đứt”; Dục như “nước chảy cuồn cuộn, chảy đi thì cạn”, như “lửa cháy lốm đốm”, muốn dập tắt nó không được mà “dập thì bùng lên”.

Do đó, theo Ngô Thì Nhậm, Dục là cái tính tự nhiên của con người nhưng nếu cứ theo nó, chạy theo ham muốn, dục vọng thì con người ngày càng rời xa cái bản tính tự nhiên, tính trời, không thể trở về với bản tính chân như hay cái đạo tự nhiên, thuần phác được. Cho nên, trong quan niệm về mối

quan hệ giữa “tính trời” (Lý) và “tính người” (Dục), Ngô Thì Nhậm chịu ảnh hưởng của cả triết học Đạo giáo và Tống Nho khi chủ trương xóa bỏ tất cả mọi dục vọng để “Tâm” được tuyệt đối trong sáng, quay trở lại với bản tính chất phác ban đầu, cái “tính trời” được bảo toàn. Về điểm này, ông đã biểu hiện tư tưởng mang tính cực đoan của Tống Nho mà cụ thể là quan niệm “tồn thiên lý, diệt nhân dục” của Chu Hy. Ông quan niệm rằng: “Diệt được tính người thì gây được tính trời”. Theo ông, “có diệt được cái tính người, thì cái tính trời mới dậy lên được. Đại phàm tính trời thì khó dậy lên mà tính người thì rất khó diệt. Diệt được tính người thì tức thời muôn cảm tác động đều lặng, chỉ còn một cái Chân lâng lâng” [78; tr.109]. Ở đây, Ngô Thì Nhậm lại lồng quan niệm của Phật giáo về cái “Chân như” với quan niệm của triết học Tống Nho, Đạo giáo và coi nó như bản tính chân thực ban đầu của con người, là cái tính trời. Nếu tâm không dao động (tĩnh lặng) thì chắc chắn cái bản tính chân thực ban đầu của con người sẽ được nhận ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dung thông nho phật đạo trong tư tưởng của ngô thì nhậm (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)