Phần I : Mở Đầu
Phần II : Nội dung
2.1. Công cuộc đổi mới toàn diện của tỉnh và b−ớc đột phát mới trong
2.1.1. Chủ tr−ơng xây dựng khố đại đoàn kết dân tộc theo tinh thần
Đại hội lần thứ X của Đảng bộ tỉnh và đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đi vào chiều sâu và thực hiện sự chỉ đạo của Bộ chính trị - Trung −ơng Đảng, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đ−ợc tiến hành từ 7 -9/5/1996.
Đại hội đã tổng kết 10 năm đổi mới (1986 - 1995), Căn cứ vào những định h−ớng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc trong thời kỳ mới - Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ trọng yếu trong 5 năm (1996 - 2000).
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên một b−ớc mới cao hơn theo h−ớng, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà n−ớc giữ vai trò chủ đạo.
- Chăm lo giải quyết tốt hơn những vấn đề bức xúc về xã hội nhằm tạo động lực cho sự phát triển, trong đó đặc biệt là vấn đề việc làm và đời sống, giáo dục đào tạo.
- Tiếp tục tăng c−ờng tiềm lực quốc phòng an ninh trên địa bàn, đảm bảo vững chắc sự ổn định chính trị và duy trì trật tự an toàn xã hội.
- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, truyền thống đoàn kết của các dân tộc tiếp tục đổi mới nội dung và ph−ơng thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân. Cải cách bộ máy hành chính gắn với xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh theo quan niệm Nhà n−ớc của dân, do dân, vì dân.
Những nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra, hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn của Sơn La và chỉ khi thực hiện tốt những nhiệm vụ này thì khối đoàn kết dân tộc, mới phát huy đ−ợc tác dụng. Thực tế của quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội X của tỉnh cho thấy: đ−ợc kề thừa thành tựu kinh nghiệm của 10 năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La tin t−ởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết nhất trí, nêu cao ý chí tự lực tự c−ờng, quyết tâm đổi mới.
Đội ngũ cán bộ của tỉnh luôn bám sát các Nghị quyết của Đảng, lại đ−ợc thử thách, rèn luyện trong quá trình đổi mới đã có b−ớc tr−ởng thành, nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời tỉnh cũng luôn nhận đ−ợc sự quan tâm đầu t−, giúp đỡ có hiệu quả về mọi mặt của TW Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cán bộ ở các Ban, nghành, đoàn thể TW và sự ủng hộ, giúp đỡ của các tỉnh bạn.
Nh−ng do là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu và nhiều mặt còn thấp kém; chuyển h−ớng sản xuất từ nền sản xuất tự nhiên sang sản xuất hàng hóa ch−a đồng đều giữa các vùng nên hiệu quả đạt đ−ợc rất thấp.
Điểm xuất phát của nền kinh tế vốn đã thấp, lại bị thiên tai liên tiếp gây hậu quả nặng nề; cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực tác động tới càng làm khó khăn gay gắt hơn cho quá trình đổi mới.
Văn hóa xã hội còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc; hoạt động của hệ thống chính trị còn một số hạn chế nên năng lực quản lý nền kinh tế thị tr−ờng còn bộc lộ nhiều mặt bất cập.
Trong hoàn cảnh nh− vậy, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã kịp thời nắm bắt những mặt thuận lợi, động viên và phát huy tối đa sức mạnh toàn dân khắc phục mọi khó khăn thử thách và sự chuyển biến của khối đại đoàn kết dân tộc trong những năm 1996 - 2000 đã chứng minh điều này.
+ Niềm tin của các tầng lớp nhân dân các dân tộc Sơn La vào đ−ờng lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà n−ớc đ−ợc giữ vững. Các tầng lớp nhân dân đã tích cực tham gia có hiệu quả vào các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu n−ớc, thực hiện thắng lợi các ch−ơng trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của địa ph−ơng.
+ Khối đại đoàn kết nhân dân các dân tộc Sơn La dựa trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng đ−ợc mở rộng củng cố, sự tin cậy lẫn nhau và đồng thuận xã hội đ−ợc nâng lên. Đây là nhân tố quan trọng để ổn định phát triển kinh tế xã hội góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới toàn diện ở tỉnh Sơn La.
+ Đảng chính quyền các cấp đã quan tâm chú trọng hơn việc mở rộng dân chủ nhất là dân chủ cơ sở. Nhân dân đã phát huy quyền làm chủ tham gia quản lý xã hội, xây dựng cuộc sống tự quản, tự chủ ở địa bàn dân c−.
+ Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp tục đ−ợc tăng c−ờng mở rộng, nội dung hoạt động ngày càng thiết thực hơn đã tập hợp và lôi cuốn ngày càng nhiều ng−ời tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu n−ớc, tập trung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân c−. Bên cạnh những phong trào thi đua chung do Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động, mỗi tổ chức thành viên đều có những phong trào thi đua, những cuộc vận động với các nội dung thiết thực, phù hợp với từng đối t−ợng đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.
Các phong trào và các cuộc vận động thi đua nói trên đã thu hút hàng trăm nghìn l−ợt ng−ời tham gia, tạo ra các hình thức thi đua phong phú đa
dạng trong các tầng lớp nhân dân, đóng góp, ủng hộ hàng tỷ đồng phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp nhau trong cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các địa ph−ơng trong tỉnh. Những chuyển biến tích cực này, đã góp phần quan trọng to lớn trong việc tăng c−ờng củng cố khối đại đoàn kết nhân dân các dân tộc của Sơn La. Song bên cạnh đó vẫn còn có những mặt hạn chế và yếu kém nh−:
+ Mối quan hệ giữa các cấp Uỷ, Chính quyền với nhân dân ở một số địa ph−ơng có lúc, có nơi ch−a thật sự bền chặt, tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ ở một số địa ph−ơng còn ch−a khắc phục đ−ợc dẫn đến tình trạng có nơi còn để xảy ra điểm nóng gây ảnh h−ởng bất lợi cho khối đoàn kết toàn dân, gây d− luận không tốt cho quần chúng nhân dân.
+ Khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức tuy th−ờng xuyên đ−ợc củng cố, song đang đặt ra nhiều thách thức mới. Một số bộ phận công nhân viên chức, lao động trực tiếp ở các doanh nghiệp Nhà n−ớc và doanh nghiệp t− nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu việc làm. Chính sách đãi ngộ, chính sách đầu t−, chính sách đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập.
+ Trong quá trình chuyển h−ớng sản xuất từ tự cung, tự cấp, sang sản xuất hàng hóa một bộ phận nông dân trong các dân tộc thiểu số còn băn khoăn lo lắng. Đặc biệt trong tình hình Sơn La đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng công trình Thủy điện Sơn La, sự phát triển nhanh của các đô thị, vấn đề sản xuất nông nghiệp, vấn đề giải quyết việc làm, đào tạo ngành nghề cho các đối t−ợng lao động ở nông thôn vùng đô thị và ven đô thị, cũng nh− ở các vùng tái định c− của tỉnh đang đặt ra cho Sơn La cần phải có b−ớc đi thích hợp để giải quyết tốt các vấn đề này.
+ Mâu thuẫn trong một bộ phận nhân dân có nơi còn diễn biến phức tạp, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tuy th−ờng xuyên đ−ợc bảo đảm song bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều vấn đề gây bức xúc trong xã hội.
+ Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên có lúc có nơi còn nặng về hình thức, hành chính, ch−a thật sự sâu sát quần chúng nhân dân, ch−a đại diện cho lợi ích, ý chí, nguyện vọng của nhân dân, ch−a th−ờng xuyên nắm bắt tình hình, phản ánh đầy đủ kịp thời ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà n−ớc.
Trong giai đoạn 1996 - 2000 d−ới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo của ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận có nhiều hoạt động tích cực, thiết thực hơn, đã tập hợp ngày càng đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào tổ chức đoàn thể xã hội. Hình thức phối hợp hoạt động của Mặt trận với các tổ chức thành viên có nhiều tiến bộ rõ rệt đã tập hợp đ−ợc đông đảo nhân dân tham gia vào các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu n−ớc, xây dựng cuộc sống tự chủ, tự quản trong cộng đồng dân c−. Các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu n−ớc do Mặt trận, các tổ chức thành viên chủ trì đã đáp ứng đ−ợc nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, đ−ợc toàn xã hội h−ởng ứng, các cấp Chính quyền tạo điều kiện thực hiện, các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo và kiểm tra đã mang lại hiệu quả thiết thực. Thông qua các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận và những tổ chức thành viên đã góp phần nâng cao ý thức làm chủ, tinh thần th−ơng yêu, đùm bọc lẫn nhau trong nhân dân các dân tộc. Trong hoạt động Mặt trận các cấp đã coi trọng việc tập hợp và phát huy vai trò của Tr−ởng bản, Già làng và những ng−ời có uy tín trong cộng đồng mỗi khu dân c−, dân tộc. Thông qua các ch−ơng trình phối hợp thống nhất hành động giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức thành viên đã góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa ph−ơng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) tiếp tục thể hiện tinh thần nêu trên và tổng kết rất sâu sắc. “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đ−ờng lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân h−ởng ứng đ−ờng lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, v−ợt qua biết bao khó khăn, thử thách mà công cuộc đổi mới đã đạt đ−ợc những thành tựu to lớn hơn, cần thực hiện tốt hơn nữa việc mở rộng tăng c−ờng khối đại đoàn kết toàn dân, cả ở trong n−ớc và ở n−ớc ngoài, phát huy dân chủ, động viên tối đa sức mạnh của toàn thể dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân” [19,tr73] có đ−ợc thành tựu to lớn này nh− đại hội đã khẳng định “Đảng và nhân dân ta đf thể hiện trí tuệ và bản lĩnh cách mạng của mình, phát huy truyền thống đoàn kết, đấu tranh kiên c−ờng, lao động sáng tạo, đẩy lùi nguy cơ, v−ợt qua thử thách, đ−a sự nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên”
Tại Đại hội VIII, vấn đề đại đoàn kết dân tộc đã đ−ợc đặt ra ở một tầm cao mới, nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc. Đại hội chủ tr−ơng “Mở rộng khối đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng. Đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi ng−ời trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong n−ớc hay định c− ở n−ớc ngoài, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu n−ớc và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng văn minh” [19,tr122].
Trên cơ sở tổng kết đó, đại hội VIII đã chỉ rõ những định h−ớng cơ bản để: “Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân”.
+ Bằng các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc trong n−ớc, tạo ra những động lực mới thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân.
+ Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện ph−ơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc. + Tiếp tục đổi mới tổ chức và ph−ơng thức hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
+ Mọi cán bộ, Đảng viên đều phải làm công tác dân vận theo chức trách của mình.
Ngay sau Đại hội VIII, công tác quần chúng đ−ợc thúc đẩy đi vào chiều sâu, các hình thức và ph−ơng pháp tập hợp, tổ chức quần chúng tiếp tục đ−ợc đổi mới theo h−ớng thiết thực, bám sát diễn biến tâm lý nhu cầu của mỗi giai cấp tầng lớp trong xã hội, xã hội hóa nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm động viên sức dân vào giải quyết những mục tiêu quốc kế dân sinh. Trong điều kiện công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, cơ cấu giai cấp và nhu cầu của con ng−ời rất đa dạng phức tạp, công tác dân vận của Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể đều phải có sự đổi mới, bám sát hơn với thực tế cuộc sống. Xã hội hóa giáo dục, y tế, một số chính sách xã hội nh− xóa đói giảm nghèo, lao động việc làm, đền ơn đáp nghĩa, vừa động viên sức mạnh của nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội. Việc ban hành và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã thu đ−ợc kết quả rất đáng khích lệ, nhất là ở nông thôn, góp phần tăng c−ờng quan hệ giữa Đảng với nhân dân, xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở từng đơn vị cơ sở, huy động sức dân giải quyết những vấn đề cộng đồng dân c−, đơn vị sản xuất và đơn vị công tác.
Tiếp đó ngày 26/6/1999, lần đầu tiên Luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đ−ợc ban hành, trong đó khẳng định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của n−ớc Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do
Đảng Cộng sản lãnh đạo, là cơ sở của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, quyền làm chủ của nhân dân. Đây thực sự là b−ớc phát triển mới của Mặt trận dân tộc thống nhất, của khối đại đoàn kết dân tộc để sẵn sàng đ−a đất n−ớc tiến vào thế kỷ mới.