7. Kết cấu của luận văn
3.4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
Thông qua tìm hiểu những khó khăn, hạn chế của báo chí trong việc thể hiện các thông tin An sinh xã hội trên mặt báo, có thể rút ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm sau:
3.4.1. Nguyên nhân
* Chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng và cần thiết của lĩnh vực An sinh xã hội
Như trên đã phân tích, An sinh xã hội là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam. Trước đây và hiện nay, An sinh xã hội chỉ được biết đến với từng khía cạnh riêng như bảo hiểm , cứu trợ xã hộị.. Điều này là do báo chí chưa có hiểu biết đầy đủ và đặt đúng vị trí các thông tin An sinh xã hộị
* Sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý về An sinh xã hội và báo chí chưa chặt chẽ
Một trong những nguyên nhân khiến báo chí chưa có những tác phẩm đầy đủ về An sinh xã hội, cũng như nhận thức tầm quan trọng của lĩnh vực thông tin này, là do chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về An sinh xã hội, các chuyên gia trong lĩnh vực An sinh xã hội và các cơ quan báo chí.
Sự hợp tác đó đòi hỏi diễn ra trong cả 2 chiềụ Các chuyên gia và cơ quan quản lý Nhà nước cung cấp thông tin vĩ mô về An sinh xã hội cho báo chí. Về phần mình, báo chí tiếp nhận và cung cấp trở lại những thông tin về ý kiến phải hồi của người dân và những gợi ý, chính kiến của tờ báo đối với những vấn đề đã được đưa rạ Đây là quá trình tất yếu của hoạt động thông tin trên báo chí. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra lỏng lẻo và kém hiệu quả đối với hoạt động thông tin An sinh xã hộị
* Phóng viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về An sinh xã hội trên thế giới và Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, nguồn tài liệu về An sinh xã hội của Việt Nam cung cấp cho phóng viên chưa đầy đủ. Mặt khác, trong các trường đào tạo báo chí, cũng chưa có giáo trình, bộ môn riêng về lĩnh vực An sinh xã hội trong các khoá học.
Cũng cần nhìn nhận thực tế là phóng viên hiện nay còn thụ động trong việc tự nghiên cứu, tìm tài liệu về An sinh xã hộị Do vậy, ngay trong phóng viên cũng có người chưa bao giờ nghe nói đến thuật ngữ này (theo kết quả khảo sát ý kiến độc giả, mục 3, chương II).
Mặt khác, khả năng ngoại ngữ cũng là rào cản đối với phóng viên trong việc tìm hiểu nguồn tài liệu về An sinh xã hội từ nước ngoàị
* Chưa có chuyên mục về An sinh xã hội
Trên các tờ báo, hiện mới chỉ có các chuyên mục về từng khía cạnh của An sinh xã hội (xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, từ thiện- xã hội,ưu đãi người có công...). Việc thiếu vắng chuyên trang, chuyên mục về lĩnh vực An sinh xã hội (trên các tờ báo chuyên ngành An sinh xã hội hoặc những tờ báo có nhiệm vụ tuyên truyền về lĩnh vực xã hội nói chung) là nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, khó khăn của phóng viên tác nghiệp và cơ quan báo chí nói chung trong việc phản ánh đầy đủ lĩnh vực nàỵ
* Hệ thống An sinh xã hội tại Việt Nam có những đặc điểm khác so với các nước khác.
Những đặc điểm này do lịch sử, văn hoá, truyền thống... của đất nước và con người Việt Nam quy định. Theo đó, bên cạnh những đặc điểm chung, hệ thống An sinh xã hội có hai yếu tố đặc biệt, đó là ưu đãi xã hội và phong trào xã hộị
Ưu đãi xã hội là bộ phận của hệ thống An sinh xã hội, nhằm giải quyết chế độ cho những người có công với nước. Đây là bộ phận rất đặc trưng của hệ thống an sinh ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử và yếu tố truyền thống quy định.
Lịch sử Việt Nam với chiều dài hàng trăm năm đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước đã để lại nhiều thế hệ chịu hy sinh, mất mát cho sự toàn vẹn và phát triển của dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", hệ thống ưu đãi xã hội được xây dựng để toàn xã hội chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho những người và gia đình đó.
Đặc điểm truyền thống cũng thể hiện rõ nét trong thành tố "phong trào xã hội". Đây là yếu tố nằm ngoài hệ thống chính sách của Nhà nước về An sinh xã hội, nhưng lại gắn bó không tách rời với hệ thống đó. Đây được xem
như một nguồn lực để Nhà nước cân bằng các nguồn ngân sách trong việc trợ giúp xã hội cho người gặp khó khăn.
Những đặc điểm trên khiến hệ thống An sinh xã hội của Việt Nam rất khác so với hệ thống an sinh nhiều nước trên thế giớị
Việc không hiểu rõ những đặc điểm này có thể khiến phóng viên sử dụng thông tin rập khuôn khi sử dụng kinh nghiệm An sinh xã hội của nước khác, hoặc chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa của hệ thống này trên các bài viết của mình.
3.4.2. Bài học kinh nghiệm
Từ việc phân tích những nguyên nhân hạn chế của báo chí trong thể hiện thông tin về An sinh xã hội, có thể đã rút ra được các bài học kinh nghiệm sau đây:
* Hiểu rõ và đưa tin một cách khoa học, chính xác và đầy đủ các khía cạnh của An sinh xã hội
Việc hiểu rõ ý nghĩa, phạm vi của thuật ngữ "An sinh xã hội" sẽ giúp người làm báo có chiều sâu tri thức về lĩnh vực này để viết đúng, viết sâu và có lợi nhất cho nhân dân, cho đất nước.
Thông tin đúng, đủ và phù hợp với nguyện vọng của công chúng về An sinh xã hội không chỉ giúp tờ báo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, mà còn góp phần nâng cao vị thế của tờ báọ
* Nắm vững và thông tin cập nhật các chủ trương, chính sách mới về An sinh xã hộị
Là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của quần chúng nhân dân, báo chí luôn phải là ngọn cờ đầu trong việc tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền tốt các chính sách An sinh xã hội góp phần làm rõ bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế, đó còn là cách bảo
tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục lối sống lành mạnh, vì nhân sinh.
Kinh nghiệm đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và dân tộc ta cho thấy, khi báo chí tuyên truyền phù hợp với sự phát triển của cách mạng, quyền lợi của nhân dân, thì báo chí sẽ trở thành sức mạnh vô địch trên mặt trận tư tưởng.
* Hợp tác với các nguồn tin
Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về An sinh xã hội, các chuyên gia về An sinh xã hội, cán bộ các cấp, các đoàn thể... làm công tác An sinh xã hội rất cần thiết cho việc thu thập, xử lý và kiểm chứng thông tin cho các tác phẩm báo chí.
Hợp tác với các cán bộ, chuyên gia về An sinh xã hội cũng giúp người làm báo có cơ hội nâng cao hiểu biết của mình về lĩnh vực nàỵ
* Đưa tin, bình luận thận trọng, chắc chắn
Báo chí cần thận trọng khi đưa tin về một chủ trương mới hay cách giải quyết, xử lý tình huống của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực An sinh xã hộị
Thực tế cho thấy, thông tin khi chưa được xử lý thận trọng có thể gây ra tác hại không thể lường trước, đặc biệt là thông tin về lĩnh vực An sinh xã hội- một lĩnh vực tạo sự quan tâm của toàn xã hội và cũng là lĩnh vực rất dễ gây dư luận xã hộị
Trong hoạt động báo chí cũng đã có những trường hợp thông tin sai hoặc thiếu chính xác về vấn đề trợ cấp ưu đãi người có công (ưu đãi xã hội), cứu trợ đột xuất (trợ giúp xã hội), bảo hiểm y tế... gây hoang mang cho người dân.
*Bố trí phóng viên chuyên trách theo dõi các vấn đề về An sinh xã hội
Phóng viên chuyên trách An sinh xã hội là những người có kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực An sinh xã hội trong nước. Như trên đã phân tích, việc nắm rõ vai trò, ý nghĩa, hệ thống An sinh xã hội có tính chất quyết định đến các tác phẩm báo chí về lĩnh vực An sinh xã hội của mỗi phóng viên.
Phóng viên chuyên trách cũng cần thiết là người có tâm huyết với nghề báo, có sự nhạy cảm nghề nghiệp và giàu tình cảm. Bởi lẽ, đây là lĩnh vực đòi hỏi sự xông xáo của phóng viên, phản ánh thông tin về đời sống nhân dân ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, khó khăn nhất. Đồng thời, lĩnh vực này cũng cần có sự nhạy cảm cao để nhận biết những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn sinh sống của người dân, những kẽ hở của chính sách gây thất thoát quyền lợi của người dân hoặc để cho kẻ xấu lợi dụng... Bên cạnh đó, người phóng viên chuyên trách không thể thiếu cảm xúc. Cảm xúc và kỹ năng viết khiến phóng viên có thể chuyển tải thông tin có liên quan đến An sinh xã hội một cách chân thực và giàu hình ảnh, tạo đồng cảm trong lòng người đọc.
* Cảnh giác với những thông tin do kẻ xấu hoặc các thế lực thù địch lợi dụng An sinh xã hội để phá hoại khối đại đoàn kết trong nước
Đây là bài học không chỉ đối với riêng lĩnh vực An sinh xã hội mà với tất cả các lĩnh vực thông tin khác trên báo chí.
Trong khi tác nghiệp, phóng viên cần cảnh giác với những kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa hoạt động An sinh xã hội để trục lợi trái pháp luật, hoặc những chiêu bài an sinh của thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Mặt khác, người làm báo cũng lưu ý tới những mánh khoé thông tin của các thế lực thù địch, tung tin bôi nhọ các chính sách An sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, phong trào của nhân dân, gây hại cho tiến trình phát triển và hội nhập của nước tạ
Thông qua việc phân tích thực trạng những khó khăn, thử thách, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của báo chí trong việc truyền tải thông tin về An
sinh xã hội những năm qua, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội một cách bền vững và hiệu quả.
3.5. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin An sinh xã hội trên báo chí
Trong cuộc khảo sát ý kiến độc giả mà chúng tôi đã tiến hành, rất nhiều độc giả đã tham gia đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng các tác phẩm An sinh xã hội hiện nay trên báo chí. Theo đó, độc giả mong đợi nhất vào các nhóm đổi mới: tổ chức các cuộc thi trên báo chí (33%), thông tin thường xuyên hơn (20%). Trong số các ý kiến, đáng chú ý là những gợi ý về: sử dụng nhiều thể loại; thành lập các nhóm phóng viên chuyên trách về An sinh xã hội; đăng ý kiến phản hồi của người dân; thông tin giải đáp, hướng dẫn về An sinh xã hộị..
Trên cơ sở phân tích lý luận về An sinh xã hội, thực tế thể hiện thông tin về An sinh xã hội hiện nay trên báo chí, những nhận xét ban đầu về nhu cầu tiếp nhận thông tin về An sinh xã hội trên báo chí hiện nay và những ý kiến đóng góp của độc giả, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin An sinh xã hội trên báo chí.
* Hiểu biết đầy đủ khái niệm An sinh xã hội và hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam hiện naỵ
Cơ quan báo chí và người phóng viên, biên tập viên cần xác định tầm quan trọng của hệ thống An sinh xã hội với tư cách là một tổng thể, trong đó, mỗi bộ phận của nó (5 yếu tố) đều có mối quan hệ tương tác và có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Khi đã đặt An sinh xã hội trong một hệ thống, mỗi tờ báo sẽ có một cái nhìn tổng thể hơn khi giải quyết bất cứ thông tin nào có liên quan đến An sinh xã hộị Ví dụ, khi giải quyết thông tin về tình hình người dân sau cơn bão, người phóng viên có thể đặt ra những vấn đề: nhà nước cứu trợ cho nhân dân như thế nàỏ Các đoàn thể, cá nhân trợ giúp cho người bị nạn ra saỏ Các
chính sách về ổn định chỗ ở, việc làm, giáo dục, thực phẩm, sản xuất... cho người dân sau khi bão phá huỷ chỗ làm, nhà ở, ruộng vườn.... của họ? Các đối tượng chính sách người có công được ưu tiên giải quyết khó khăn hay không? Nguyện vọng của người dân sau cơn bãỏ Chiến lược của chính quyền Trung ương và địa phương để giải quyết khó khăn lâu dài cho nhân dân sau bão và các biện pháp phòng chống thiệt hại của những cơn bão saụ.. Tất cả những vấn đề đó đều có câu trả lời trong mạng lưới an sinh của xã hộị
Hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa, vai trò của hệ thống, báo chí sẽ thành công trong việc tuyên truyền An sinh xã hội- lĩnh vực được coi là chiến lược của Việt Nam trong những năm tớị
*Đào tạo phóng viên có nghiệp vụ, hiểu biết về An sinh xã hội
Phóng viên-nhà báo là những người hoạt động nghiệp vụ báo chí trong lĩnh vực thông tin đại chúng. Người làm báo ở Việt Nam phải là những “chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng- văn hoá”, nên đào tạo một đội ngũ phóng viên có nghiệp vụ báo chí vững vàng, hiểu biết xã hội sâu sắc là nhiệm vụ của báo chí cách mạng.
Phóng viên viết về An sinh xã hội có đủ tính cách của một nhà báo nói chung, tức là của là một nhà hoạt động chính trị-xã hộị Bên cạnh những phẩm chất như trung thực, kiên trì, linh hoạt, lạc quan, dũng cảm,... phóng viên còn cần phải có trình độ văn hoá cao, hiểu biết rộng về hệ thống chính sách An sinh xã hội và nhu cầu an sinh của người dân. Từ đó, phóng viên mới có thể phân tích, lựa chọn các hiện tượng riêng rẽ để đánh giá, xác định các mỗi quan hệ nhân- quả, rút ra những kết luận đúng đắn và bao quát nhất cho bài viết của mình. Phóng viên có nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết sâu sắc về An sinh xã hội sẽ cung cấp cho công chúng những thông tin, bài viết có nội dung phong phú, chính xác, có sức hấp dẫn và đời sống lâu dàị
Báo chí không thể hoạt động tốt, nói cách khác là khó có thể có được các thông tin có giá trị nếu không có đội ngũ cộng tác viên đông đảọ Cộng tác viên báo chí là lực lượng lao động rộng rãi nhất, có hiệu quả rất cao nhưng cũng rất khó xác định cụ thể của một cơ quan báo chí. Tuy nhiên, để duy trì những thông tin chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, mỗi tờ báo thông thường thiết lập quan hệ với những cộng tác viên là các chuyên gia về các lĩnh vực đó. Cụ thể như đối với lĩnh vực An sinh xã hội, để có một cái nhìn sâu sắc, cách nhìn nhận, đánh giá sắc sảo và sự phân tích chính xác về An sinh xã hội, không ai có thể hơn một chuyên gia ở một cơ quan nghiên cứu, hoặc một cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực nàỵ Tuy nhiên, khi xây dựng các chính sách đối với cộng tác viên là các chuyên gia, cơ quan báo chí cần lưu ý tới các chế độ về nhuận bút, lương cộng tác viên và cách xử lý bài viết trên báo chí. Bên cạnh đó, toà soạn cũng phải dự liệu tình huống bài viết của cộng tác viên