Hệ thống chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí với vấn đề an sinh xã hội (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. An sinh xã hội ở Việt Nam

1.5.2. Hệ thống chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Hệ thống chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam là một thể thống nhất, bao gồm:

* Các chính sách vĩ mô của Nhà nước để gắn chính sách An sinh xã hội

với chính sách phát triển kinh tế nhằm kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng bền vững nền kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hộị

* Hệ thống luật pháp nhằm thể chế hoá các chủ trương, quan điểm và

giải pháp của Đảng, Nhà nước về An sinh xã hội (Bộ Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ- Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Pháp lệnh về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng...).

* Các chương trình mục tiêu quốc gia và các quỹ về lĩnh vực An sinh xã

hộị

* Các phong trào xã hội hoá nhằm huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là

trình mục tiêu khác nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho thực hiện An sinh xã hộị

Trong Trong 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành quả to lớn. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam luôn cao nhất nhì khu vực, tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 6,8% năm 2001 lên 8,4% năm 2005. Mức thu nhập và tiêu dùng bình quân ngày càng nâng lên rõ rệt. Trong khu vực Nhà nước, lương tối thiểu đã nâng lên đến 450.000đ/người/tháng. Lương bình quân của người lao động trong khu vực FDI và doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 1,5- 2 triệu đồng/người/tháng. Quan hệ, giao lưu thương mại, văn hoá ngày càng mở rộng.

Những tăng trưởng về mọi mặt kinh tế- xã hội đã tạo điều kiện tốt cho nền An sinh xã hội Việt Nam được củng cố và phát triển. Tỷ trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các lĩnh vực xã hội chiếm khoảng 28% tổng ngân sách Nhà nước hằng năm. Bên cạnh đó, việc huy động từ các nguồn lực khác như từ cộng đồng, các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước thường chiếm khoảng 30% mức chi cho lĩnh vực này và con số này đang tiếp tục tăng lên khi ngày càng có nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài và kiều bào Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoàị

Trong các nguồn chi, Nhà nước đặc biệt ưu tiên đầu tư cho các mảng đào tạo- dạy nghề, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội cho các nhóm yếm thế (người khuyết tật, trẻ mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, phụ nữ, người già ). Số tiền đầu tư này chiếm khoảng hơn 14% tổng chi ngân sách Nhà nước (gần bằng chi Nhà nước cho giáo dục).

Những năm qua, Nhà nước không ngừng hoàn thiện các chính sách về các lĩnh vực An sinh xã hộị Nhờ đó, hàng năm đã tạo thêm khoảng 1,5 triệu chỗ làm việc mới, tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân đạt 2,95%/năm, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 9-10% trong những năm 1990-1992 xuống còn khoảng 5% năm 2005. Năm 2004, Việt Nam đã giảm gần 3/5 tỷ lệ hộ đói nghèo so với năm 1993, đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm nghèo trước 10 năm. Theo tiêu chí mới, tỉ lệ nghèo nước ta hiện còn khoảng hơn 26%. Hiện, Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu người thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khoảng 22,11% số người yếm thế đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp thường xuyên. Trên 90% dân cư được tiếp cận với dịch vụ y tế. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm nhanh từ 50%

năm 1990 xuống còn dưới 20% năm 2005. 58% số hộ gia đình được dùng nước sạch

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức cho việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí với vấn đề an sinh xã hội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)