7. Kết cấu của luận văn
2.3. Một số số liệu thống kê khảo sát trên 3 tờ báo Lao động và Xã
hội, Lao động, Hà Nội Mới
Khi tiến hành khảo sát các số báo trong hai năm 2005- 2006 của 3 tờ báo Lao động và Xã hội, Lao động, Hà Nội Mới, chúng tôi đã phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê về: tỉ lệ tác phẩm thuộc mỗi nhóm trong số 5 nhóm thông tin: Bảo hiểm, Ưu đãi xã hội, chính sách lao động việc làm, trợ giúp xã hội và phong trào xã hội so với dung lượng nội dung thông tin chung trên mỗi tờ báo; số lượng tác phẩm về An sinh xã hội trên mỗi tờ báo; các thể loại thường dùng để chuyển tải nội dung về An sinh xã hội; vị trí tác phẩm trên tờ báọ Kết quả cụ thể như sau:
Theo kết quả khảo sát, cả 3 tờ báo đều đăng tải thường xuyên các tác phẩm có nội dung thông tin về An sinh xã hội (xem bảng 1). Trong mỗi số báo, tác phẩm phản ánh thông tin về An sinh xã hội chiếm trung bình từ 6- 21% tổng số tác phẩm.
Xét về cơ cấu thông tin, thông tin về An sinh xã hội vừa thuộc lĩnh vực xã hội, vừa thuộc lĩnh vực đời sống dân sinh. Đây là hai mảng thông tin chiếm dung lượng lớn trên cả 3 tờ báọ So với cơ cấu như trên, số lượng tác phẩm có đề tài về An sinh xã hội tuy xuất hiện tương đối đều đặn, song chưa nhiềụ Trừ tờ Lao động và Xã hội có số tác phẩm về đề tài An sinh xã hội chiếm 1/4 dung lượng tờ báo, hai tờ còn lại chỉ dành khoảng 1/16 diện tích cho các tác phẩm có đề tài nàỵ
Bảng 1: Số lượng tác phẩm An sinh xã hội trên mỗi số báo
Chú thích: (1)= Tổng số tác phẩm An sinh xã hội (đơn vị tính: %) Báo Số tác phẩm/ số Trung bình (1)/số (1)/ số tác phẩm/ số Số tin/(1) Số bài/(1) LĐ&X H 46 10 21% 49% 51% LĐ 100 6 6% 86% 14% HNM 73 5,1 7% 68% 32%
* Vị trí tác phẩm về đề tài An sinh xã hội trên mặt báo:
An sinh xã hội thuộc mảng xã hội, vì thế, thông tin về An sinh xã hội trên các trang báo thường được đặt trong trang, chuyên mục xã hộị Cả 3 tờ báo đều không có chuyên mục An sinh xã hội
Trên báo Lao động và Xã hội, tác phẩm có nội dung về An sinh xã hội được rải đều trên hầu hết các trang. Nhiều nhất trong trang Lao động Việc làm (trang 4-5), Đời sống xã hội (trang 6), Chính sách và cuộc sống (trang 8), chuyên mục Giải đáp chính sách (trang 10).
Báo Lao động đăng tải thông tin có liên quan đến An sinh xã hội tại trang 1, mục Tin mới nhận; trang 2: Công đoàn & Người Lao động,; trang 3: Thời sự- Đời sống. Tờ báo duy trì chuyên mục Quỹ Tấm lòng vàng trên trang 1 hoạc trang 2 (không thường kỳ), phản ánh về phong trào xã hội giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn. Báo cũng có chuyên mục Tuyển dụng (tìm việc, giới thiệu việc làm) trên Trang Thông tin Hà Nộị
Báo Hà Nội Mới đăng tải thông tin về An sinh xã hội trên trang Kinh tế- Xã hội hoặc chuyên trang Xã hội- Từ thiện. Tại chuyên trang Xã hội- Từ thiện, thông tin về An sinh xã hội khá đậm đặc, tuy nhiên lại thiên về lĩnh vực trợ giúp xã hội và phong trào xã hội, ít khi đề cập đến các thành phần còn lại của An sinh xã hộị
Đặc biệt, lượng tác phẩm viết trực tiếp về An sinh xã hội có rất ít trên cả 3 tờ báọ Nhiều nhất là tờ Lao động Xã hội, có khoảng 30 tin, bài có giải thích hoặc đề cập đến hệ thống An sinh xã hội trong nước và các bài học kinh nghiệm về hệ thống an sinh ở các nước trong thời gian từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2006. Trong khi đó, trên báo Hà Nội Mới và báo Lao động, cụm từ An sinh xã hội chỉ xuất hiện khoảng 3-4 lần.
*Tỉ lệ các nhóm thông tin về An sinh xã hội trên báo:
Theo cách phân 5 nhóm thông tin về An sinh xã hội như trên, so với tổng số thông tin trên mỗi tờ báo, nhóm thông tin Bảo hiểm, Ưu đãi xã hội và Chính sách lao động việc làm trên báo Lao động và Xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn các nhóm cùng loại trên hai tờ còn lại (14%, 36% và 29% so với 6%, 17%, 6% trên báo Lao động và 10%, 13%, 16% trên báo Hà Nội Mới). Trong khi đó, báo Hà Nội Mới ưu tiên nhiều nhất cho nhóm Phong trào xã hội (23% so với 22% trên báo Lao động và 18% trên báo Lao động và Xã hội). Nhóm
thông tin về Trợ giúp xã hội lại chiếm ưu thế trên báo Lao động (49% so với 21% trên báo Lao động và Xã hội và 38% trên báo Hà Nội Mới).
Số liệu khảo sát cũng cho thấy, mức độ chênh lệch thông tin giữa các nhóm lớn nhất trên báo Lao động (giữa nhóm ít nhất và nhóm nhiều nhất là 8 lần). Độ chênh lệch trên ít nhất ở báo Lao động và xã hội 2,5 lần.
Bảng 2: Thông tin về 5 nhóm của An sinh xã hội (đơn vị tính: %) Nhóm/ Báo Lao động và
Xã hội
Lao động Hà Nội Mới
Bảo hiểm 14% 6% 10% Trợ giúp xã hội 21% 49% 38% Ưu đãi xã hội 36% 17% 13% Chính sách lao động xã hội 29% 6% 16% Phong trào xã hội 18% 22% 23%
* Thể loại thường dùng để chuyển tải thông tin về An sinh xã hội: Về các tác phẩm thể hiện thông tin về An sinh xã hội, tin là thể loại chiếm số lượng ưu thế. Báo Lao động dành 86% số tác phẩm An sinh xã hội cho thể loại tin thông tấn, chỉ có 14% số tác phẩm là bài viết (các thể loại khác). 68% số tác phẩm về đề tài An sinh xã hội trên báo Hà Nội Mới là tin, 32% là các thể loại khác. Riêng trên báo Lao động và Xã hội, tỉ lệ tin, bài chứa nội dung An sinh xã hội tương đương nhau: 49% và 51%. (Hình 1)
Các bài viết về An sinh xã hội trên các báo không linh hoạt trong việc ứng dụng các thể loại báo chí khác nhaụ Nhóm thể loại thông tấn được sử dụng nhiều nhất. Ngoài tin, các tờ báo dùng chủ yếu các tác phẩm phản ánh, tường thuật, phỏng vấn để chuyển tải thông tin An sinh xã hộị Nhóm chính luận nghệ thuật được dùng ít nhất. Riêng trên báo Lao động và Xã hội, thể
loại phóng sự được dùng nhiều cho các thông tin thuộc nhóm "trợ giúp xã hội" (Xem mục 3.3, Chương I).
CÁC THỂ LOẠI THƯỜNG DÙNG Tin, 50% Phản ỏnh 23% phỏng vấn43% Phúng sự Điều tra 36% Ghi chộp 10% Tường thuật 3% Ký sự 6% Bỳt ký 13% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% * Nhận xét
Tính thời sự của thông tin về An sinh xã hội trên 3 tờ báo khá cao, đặc biệt đối với thông tin về cứu trợ đột xuất. Riêng với các thông tin về chính sách (lao động, bảo hiểm, tiền lương tối thiểụ..), báo Lao động và Xã hội đưa sâu, nhanh và đều hơn hai tờ còn lạị
Tính định hướng của thông tin về An sinh xã hội chưa cao, một phần do chưa có những loạt bài sâu và bao quát về cả hệ thống an sinh tại Việt Nam hiện naỵ Phần lớn các tin, bài chỉ có tính chất phản ánh, hoặc kêu gọi sự ủng
hộ, giúp đỡ của mọi ngườị Chưa có những bài mang tầm vĩ mô, định hướng dư luận chung về hệ thống An sinh xã hộị
Thông tin về An sinh xã hội chưa phong phú, cũng do những lý do như trên. Ngoài ra, còn do việc sử dụng các thể loại chưa linh hoạt, chưa áp dụng nhiều tác phẩm khác nhau để thể hiện thông tin về An sinh xã hộị
Ngôn ngữ tác phẩm phần lớn là ngôn ngữ hành chính, thông tấn. Tuy nhiên, trong các bài về trợ giúp xã hội (rõ rệt nhất là những bài về cứu trợ đột xuất), ngôn ngữ nghệ thuật chiếm ưu thế. Đây cũng là một kinh nghiệm để áp dụng loại hình ngôn ngữ này cho những nhóm khác trong thông tin về An sinh xã hộị
Ngay cả đối với báo Lao động và Xã hội- tờ báo có thông tin về An sinh xã hội phong phú nhất, thì việc sử dụng các thể loại và ngôn ngữ cũng chưa hấp dẫn.
Nhìn chung, thông tin về An sinh xã hội trên 3 tờ báo chưa đạt yêu cầu là tăng hiểu biết của công chúng về lĩnh vực An sinh xã hội, là cầu nối thông tin giữa những nhóm, những đối tượng thi hành và thụ hưởng các chính sách An sinh xã hội và góp phần phát triển mạng lưới này ở Việt Nam.
Về thời gian thông tin, số lượng và nội dung thông tin về An sinh xã hội có sự thay đổi rõ rệt theo các tháng trong năm. Lượng tin, bài về An sinh xã hội nhiều hơn trong các tháng giáp Tết Âm lịch (thường là tháng 12, 1, 2 dương lịch), tháng 6, 7, 8, 9 là các tháng hay xảy ra thiên tai, bão lụt, đặc biệt tháng 7 còn là tháng kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ (thông tin Ưu đãi xã hội đậm đặc).
Hình thức thông tin chưa hấp dẫn bạn đọc. Cả 3 tờ chưa bố trí chuyên trang hoặc chuyên mục An sinh xã hội mà chỉ có các chuyên mục về một số nhóm thành phần trong hệ thống. Bố cục các tác phẩm chưa hấp dẫn, chưa sử dụng nhiều ý kiến chuyên gia về vấn đề nàỵ Đặc biệt, trên tờ Lao động và Xã hội- tờ báo dành nhiều dung lượng cho nội dung về An sinh xã hội nhất, thì sự
hấp dẫn của hình thức tin, bài còn thấp do lượng chữ nhiều, hình ảnh ít, cách đặt tít dài dòng và thiếu gợi mở.
Thông tin trên 3 tờ báo về An sinh xã hội chưa có sức bao quát, chưa cân bằng giữa 5 nhóm trong hệ thống. Các tờ báo cũng thiếu tính dự báo, định hướng về sự phát triển của mạng lưới An sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tớị