7. Kết cấu của luận văn
2.4. Dư luận xã hội đối với các thông tin về An sinh xã hội trên báo
chí
Dư luận xã hội phản ánh tác động của các thông tin về An sinh xã hội được đăng tải trên báo chí. Thông tin có hiệu quả là thông tin nhận được phản hồi của công chúng báo chí, hoặc từ các cơ quan có thẩm quyền. Hiệu quả cao nhất của thông tin là làm chuyển biến về hành động của đối tượng tiếp nhận báo chí (cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức, cộng đồng, nhà nước...).
Trong những năm đổi mới, đặc biệt là giai đoạn hội nhập kinh tế- quốc tế, công nghiệp hoá- hiện đại hoá hiện nay, điều tra dư luận xã hội là phần quan trọng không thể thiếu trong việc hoạch định bất kỳ chính sách nào, đặc biệt là chính sách An sinh xã hộị Đồng thời, qua việc tạo dư luận và định hướng dư luận, báo chí góp phần đưa An sinh xã hội trở thành công việc của toàn dân, tức là xã hội hoá công tác đảm bảo an toàn cuộc sống cho mỗi người dân. Qua đó, báo chí đã góp phần ổn định tình hình xã hội, tạo tiền đề phát triển kinh tế cho nhân dân và toàn xã hộị
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đã tổ chức điều tra xã hội học trong 500 độc giả báo chí thuộc lứa tuổi từ 25- 60 tuổi (độ tuổi lao động) (số phiếu phát ra: 500 phiếu, số phiếu thu về: 500 phiếu).
Kết quả thu được như sau:
- 86% số người được hỏi thường xuyên đọc báọ - 70% quan tâm tới các thông tin An sinh xã hộị
- 10% chưa biết cụm từ "An sinh xã hội".
- Trong số các nhóm thông tin về An sinh xã hội, 73% số người được hỏi quan tâm tới thông tin về trợ giúp xã hội; 66% chú ý đến các thông tin về chính sách lao động, xã hội (hỗ trợ việc làm, dạy nghề) của Nhà nước; 53% ưa thích thông tin về bảo hiểm xã hội; 43% muốn đọc thông tin về các phong trào xã hội; 40% quan tâm tới thông tin về ưu đãi xã hộị
- 63% độc giả cho rằng thông tin về An sinh xã hội giúp ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước về An sinh xã hội; 46% lựa chọn đáp án "giúp ích cho bản thân"; 40% đồng ý thông tin này có ích trong việc giáo dục lối sống lành mạnh và 19% khẳng định tác dụng của thông tin là nâng cao truyền thồng.
- 56% người đọc đánh giá tần suất xuất hiện các thông tin về An sinh xã hội ở mức bình thường.
- 70% cho rằng tính thời sự của thông tin về An sinh xã hội bình thường.
- 76% độc giả nhận xét chất lượng thông tin ở mức bình thường.
- Thể loại tác phẩm thể hiện thông tin về An sinh xã hội được ưa thích nhất là phóng sự (56% độc giả lựa chọn), tiếp theo là tin (50%), phỏng vấn (43%), điều tra (36%).
* Nhận xét:
Khảo sát ý kiến độc giả cho thấy, các thông tin về lĩnh vực An sinh xã hội hiện nay mới chỉ ở mức trung bình về cả số lượng, tính thời sự, độ hấp dẫn, tính định hướng và sự hấp dẫn với độc giả.
Báo chí chưa có những bài viết sâu nhằm hướng dẫn, lý giải cho người đọc hiểu về mạng lưới An sinh xã hộị Điều này thể hiện ở số liệu: có tới 10% độc giả chưa bao giờ nghe nói đến cụm từ "An sinh xã hội". Đây là một hạn chế, bởi An sinh xã hội là thuật ngữ quốc tế, hiểu biết ý nghĩa cụm từ này sẽ giúp người dân có thái độ ứng xử tốt hơn khi đất nước hội nhập quốc tế. Mặt
khác, An sinh xã hội là một hệ thống những quyền lợi có liên quan trực tiếp đến cuộc sống mỗi người dân.
Việc đưa thông tin hiện nay mới mang tính thời vụ. Nghĩa là khi có sự kiện, hoặc thời gian cao điểm, các báo mới đăng tải thông tin về An sinh xã hội một cách tương đối hệ thống và dầy đặc. Điều này hạn chế tác dụng của báo chí và gây thiệt thòi cho công chúng, bởi những thông tin về An sinh xã hội thay đổi từng ngày theo sự thay đổi của đời sống xã hội- chính trị trong nước và quốc tế.
Các thể loại thể hiện thông tin về An sinh xã hội tương đối nghèo nàn, chưa có sự tìm tòi đổi mới về hình thức thể hiện lẫn thể loại tác phẩm báo chí. Thông tấn là nhóm tác phẩm được sử dụng nhiều nhất, ít hình ảnh minh hoạ, số liệu chưa sâu và tổng quát... là những đặc điểm gây nhàm chán cho người đọc khi tiếp nhận những thông tin nàỵ Bên cạnh đó, báo chí trong nước cũng chưa khai thác những bài viết về hệ thống An sinh xã hội các nước khác để làm ví dụ và kinh nghiệm cho công chúng trong nước.
Những hạn chế về thông tin về An sinh xã hội trên báo chí đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng báo chí cũng như đòi hỏi của cuộc sống hiện đại, đặc biệt khi nền kinh tế đất nước đã gia nhập WTO như hiện naỵ Bởi lẽ, khi nền kinh tế càng phát triển trong một cộng đồng đa biên, tự do hoá thương mại, thì các vấn đề An sinh xã hội càng nóng bỏng.
Tiểu kết Chương II:
Nhìn chung, báo chí thời gian qua đã rất tích cực truyền tải các thông tin về An sinh xã hộị Thông qua báo chí, những thông tin thuộc lĩnh vực An sinh xã hội đã nhanh chóng đến được với công chúng, có tác dụng tích cực trong việc ổn định và phát triển đời sống nhân dân. Đồng thời, qua báo chí,
những nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách nắm được tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của người dân về hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam hiện naỵ
Tuy nhiên, báo chí vẫn còn những hạn chế nhất định về cả nội dung và hình thức thể hiện thông tin về An sinh xã hộị Đây là hiện thực khách quan, bởi An sinh xã hội là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam và đang trên đà hoàn thiện để đi vào cuộc sống.
Qua việc khảo sát thông tin An sinh xã hội trên 3 tờ báo Lao động và Xã hội, Lao động, Hà Nội mới trong thời gian từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2006 và kết quả bảng hỏi ý kiến người đọc về thông tin An sinh xã hội trên báo chí, có thể nhận thấy lĩnh vực An sinh xã hội chiếm được sự quan tâm của đông đảo công chúng báo chí. Điều này đòi hỏi những thay đổi tích cực của thông tin An sinh xã hội trên báo chí trong thời gian tớị
Từ những nhận xét ban đầu về những đóng góp, hạn chế và bài học kinh nghiệm của lĩnh vực An sinh xã hội trên báo chí, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thông tin về lĩnh vực này ở chương tiếp theọ
Chương III
Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội trên báo chí
3.1. Nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội trên báo chí là vấn đề khách quan, bức thiết
Nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng báo chí nói chung cũng như nhận thức về vấn đề An sinh xã hội trong công chúng báo chí Việt Nam, phục vụ cho quá trình hội nhập và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mớị
An sinh xã hội là nhu cầu tất yếu của con người và xã hộị Thông tin về An sinh xã hội cũng là nhu cầu khách quan của công chúng báo chí. Các thông tin có liên quan đến An sinh xã hội đã và đang được tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện nay, đang có sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống kinh tế- xã hội và nhu cầu về An sinh xã hội của người dân, hệ thống chính sách của Nhà nước về An sinh xã hội cũng dần được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mớị Trước thực tế đó, báo chí phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhanh nhậy hơn trong việc phản ánh đúng tầm thông tin về An sinh xã hộị
Nâng cao chất lượng thông tin An sinh xã hội là đòi hỏi bức thiết khách quan hiện nay vì những lý do sau:
Trước hết, phải khẳng định, An sinh xã hội luôn là vấn đề thiết yếu đối
với mỗi người dân. Làm thế nào để tiếp cận với cơ hội phục hồi và hoà nhập cộng đồng sau một vụ tai nạn gây thương tích bất ngờ? Làm thế nào để có lại một công việc, một mái nhà che thân sau khi trải qua một cơn bão lớn làm mất hết nhà cửa, nơi làm việc? Làm thế nào để có nguồn thu nhập ổn định, được khám chữa bệnh, chăm sóc khi về già... Đó là một số câu hỏi luôn đặt ra đối với công chúng mà báo chí là một trong những tổ chức phải tìm ra câu trả lời
cho họ. Đây là nhu cầu rất khách quan, không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn đối với bất kỳ con người nào trên thế giớị
Thứ hai, An sinh xã hội đang là vấn đề "nóng" về chính sách của Việt
Nam. Với nhu cầu thực tế và sự phát triển của đất nước, Nhà nước ta đang khẩn trương hoàn thiện hệ thống chính sách về An sinh xã hộị Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về các Văn kiện Đại hội X của Đảng do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trình bày ngày 18/4/2006 nhấn mạnh:
"...Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội, tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, hướng tới xuất khẩu lao động trình độ caọ.. Tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập" là mục tiêu của cả nước trong thời gian tớị
Vì thế, đẩy mạnh thông tin về An sinh xã hội phải là một trong những mục tiêu chiến lược của báo chí, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Thứ ba, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), chắc chắn lĩnh vực xã hội, trong đó đặc biệt là An sinh xã hội của nước ta sẽ chịu những ảnh hưởng lớn. Những ảnh hưởng đó hoặc là tích cực (tạo nhiều công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, giá nhân công caọ..), hoặc là tiêu cực (khoảng cách giàu- nghèo gia tăng, người nghèo, người bị phá sản nhiều hơn, thương mại hoá về dịch vụ y tế, giáo dục...). Từ đó, gánh nặng An sinh xã hội chắc chắn sẽ nhiều hơn. Báo cáo của UNDP cũng nêu rõ: "...Với đã tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, điều hết sức quan
trọng là phải tạo ra các mạng lưới an sinh xã hội nhằm giúp các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất khỏi bị đẩy trở lại tình trạng nghèo đói do tuổi già, yếu sức khỏe, tàn tật hay chi phí giáo dục gia tăng cho con em họ" (Trích bài viết
"Gắn kết phát triển kinh tế với xóa đói giảm nghèo", trang tin Xóa đói giảm nghèo và Phát triển xã hội, http://www.undp.org.vn). Những tác động, thay đổi đó đòi hỏi báo chí phải là lực lượng đi tiên phong trong việc dự báo cho công chúng để sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu nhất; đồng thời, kịp thời phản ánh những vướng mắc, kẽ hở trong hệ thống chính sách an sinh cũng như những nhu cầu thực tế phát sinh từ phía người dân.
Thứ tư, nâng cao chất lượng An sinh xã hội của Việt Nam cũng như
chất lượng thông tin về An sinh xã hội tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Lịch sử đã chứng minh, khi và chỉ khi xã hội ổn định, con người được sinh sống an toàn, được tạo cơ hội phát triển, thì kinh tế mới tăng trưởng vững chắc.
Về mặt vi mô, thông tin về An sinh xã hội không chỉ có ích đối với những người đang cần hệ thống an sinh nâng đỡ, hoặc đối với các nhà hoạt
động chính sách, mà còn rất cần thiết cho những nhà kinh doanh dịch vụ- thương mại- sản xuất cũng như mọi hoạt động kinh tế. Thông qua những thông tin về An sinh xã hội, các nhà quản lý kinh tế và các chủ doanh nghiệp cập nhật mọi chính sách mới về bảo hiểm, lương tối thiểu, trợ cấp... của người lao động. Đây là những thông tin có tác động trực tiếp đến bất cứ chính sách, chiến lược kinh doanh, giá cả nào của doanh nghiệp.
Mặt khác, thông qua hệ thống thông tin về An sinh xã hội, doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu của mình bằng cách tham gia các phong trào An sinh xã hội, hoặc làm tốt những chính sách an sinh đối với người lao động của mình.
Về mặt vĩ mô, thông tin về An sinh xã hội giúp ích cho những nhà hoạch định chính sách về kinh tế có những điều chỉnh về các chính sách tiền lương tối thiểu, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hộị.. đối với người lao động và phần đóng góp của người sử dụng lao động. Những chính sách đó có tác dụng điều tiết các nguồn lợi kinh tế, phục vụ cho mục đích an sinh của người lao động và những người sống phụ thuộc vào họ. Một khi người lao động và gia đình họ được đảm bảo một mức sống an toàn và triển vọng an toàn, thì sức lao động sẽ được kích thích để nâng cao năng suất lao động.
Thứ năm, báo chí tiếp tục là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển
mọi mặt của đất nước và của mỗi người dân. Trong bài nói chuyện về báo chí Việt Nam gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Trong xã hội thông tin ngày nay, nhu cầu về thông tin,
quyền được thông tin của người dân ngày càng cao và là nhu cầu hết sức chính đáng. Đảng, Nhà nước ta đã và đang tạo mọi điều kiện để đáp ứng tốt nhất
nhu cầu này của nhân dân. Mỗi tờ báo của ta phải vươn lên trở thành một cơ
quan ngôn luận, một diễn đàn của nhân dân, một ngọn cờ chiến đấu của đất nước ta, của dân tộc ta vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh..."(Trích lời chúc mừng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân sinh nhật lần thứ 31 của báo Tuổi Trẻ) . Với vai trò đó, báo chí cần tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin nói chung và thông tin về những vấn đề liên quan đến An sinh xã hội nói riêng.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng thông tin An sinh xã hội còn có ý nghĩa
văn hoá, lịch sử, nhân văn sâu sắc
Lịch sử của Việt Nam là lịch sử của nền văn hoá phương Đông tốt đẹp và cũng là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước. Lịch sử đó quy định những mã văn hoá của Việt Nam nói chung và những đặc điểm con người Việt Nam nói riêng. Đồng thời, cũng quy định những quy tắc ứng xử của xã hội, cộng đồng và con người Việt Nam đối với những thông tin mang tính An sinh xã hộị
Con người trong nền văn hoá phương Đông được đặt trong mối quan hệ với gia đình, làng xóm, theo hai nguyên tắc ứng xử: tình và lý (các quy ước xã hội truyền thống). Những nguyên tắc đó đòi hỏi con người sống với nhau trước hết bằng tình ngườị Dân gian đã đúc kết mối quan hệ rất đặc trưng, đặc biệt này của người dân Việt Nam bằng những câu ca dao, tục ngữ: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", "Bầu ơi thương lấy bí cùng; Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", "Lá lành đùm lá rách"... Nét đẹp yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người không phải là ruột thịt, nhất là khi có người gặp hoạn nạn là tính cách của người Việt Nam, trước khi trở thành chủ trương,