Chương 3 : CỬ CHỈ NHƯ LÀ BIỂU TƯỢNG
3.2. Cụm cử chỉ mang tính biểu tượng trong tác phẩm Anh em nhà
3.2.2. Xiết tay, ôm hôn và quỳ lạy – tình yêu thương, lòng tôn kính và sự sám
sự sám hối
Ôm hôn là cử chỉ của lòng yêu thương con người, bằng cử chỉ ấy người
ta truyền cho nhau những cái ấm nóng tin yêu. “Hôn là biểu tượng của sự hợp
nhất, sự gắn kết với nhau, cái hôn đã mang ý nghĩa tâm linh ngay từ thời cổ đại” [5, tr. 446]. Dostoevski trong Anh em nhà Caramazov không bỏ qua cử
chỉ ấy khi khắc họa những con người Nga giàu tín ngưỡng và lòng nhân ái. Trong tác phẩm, kẻ không có được những khoảnh khắc xiết một bàn tay, không có một cử chỉ ôm hôn hay quỳ lạy nào chính là Xmerdiacov. Y cũng chính là kẻ sống biệt lập thiếu thốn tình yêu thương, thiếu thốn cả những điều tốt đẹp để tôn thờ. Sống trong sự sợ hãi của một sinh vật yếu đuối thù hằn đến cay nghiệt cuộc đời, sự căm thù lên đến đỉnh điểm khi y chính tay đập bể sọ người cho y sự sống. Dù cho y có thắt cổ tự tử sau đó thì vẫn chưa một lần y thực sự sám hối, y chết đi để lại oan nghiệt cho Ivan khiến chàng cùng quẫn bởi lương tâm cắn rứt và Dimit’ri đau khổ trong đọa đày tù ngục.
Khi Ivan quyết định ra đi dù dự tính được biến cố gia đình “rắn nuốt
rắn” sẽ xảy ra cũng là lúc tình yêu thương trong con người này không còn
nữa. Bởi vậy lúc gặp cha, anh đã tránh cái ôm hôn của cụ:
“Chỉ khi tiễn con ra đến bậc tam cấp, ông già dường như mới hỏi rối rít, định hôn. Nhưng Ivan Fiodorovitr vội chìa tay ra bắt, rõ ràng để tránh cái hôn. Ông già hiểu ngay và tức khắc dừng lại (…)” [8, tr. 430].
Ivan ghê tởm cha đẻ mình, cũng như anh không thể yêu thương những con người của cuộc sống thực này bởi họ có quá nhiều tội lỗi. Trong tác phẩm, thật chăm chú để kiếm tìm ta cũng không tìm ra khoảnh khắc nào Ivan ôm hôn bất cứ một nhân vật nào một cách cởi mở và chân thành. Ivan có cử
chỉ “hôn tay Cha”, “hôn tay Cha chùn chụt” [8, tr. 132] khi tới chào trưởng
lão Zoxima trong buổi họp mặt gia đình đầu tác phẩm, nhưng chàng thực hiện
lễ thức ấy một cách máy móc, và tuyệt nhiên không bộc lộ một sự thân ái nào.
Trước khi ra đi, Ivan xiết tay Aliosa, nhưng cử chỉ thân mật ấy không những không giúp Aliosa cảm nhận được một tình cảm thương mến nào, mà ngược
lại, nó mang đến cho anh sự hoảng sợ vì không rõ chủ đích:
“Hai người xiết chặt tay nhau, trước kia chưa bao giờ như thế. Aliosa cảm thấy rằng ông anh đi bước trước đến với anh như vậy là có mục đích gì đó nhất định là có chủ ý” [8, tr. 223].
Hai tay của Ivan không dùng để ôm hôn, mà đôi tay ấy thường xuyên ôm chặt lấy đầu trong những cơn khủng hoảng bắt nguồn sâu sa ở sự thiếu niềm tin yêu ở con người và cuộc đời. Như vậy, dù thật sự hiếm hoi mới tìm thấy cử chỉ này của Ivan, nhưng chúng ta lại không tìm thấy những gì cao đẹp về
lòng nhân ái trong những biểu hiện cử chỉ ấy.
Không phải ai có được nụ hôn, sự quỳ lạy cũng có tình yêu thương, sự sám hối hay lòng tôn kính thiêng liêng đối với một ai đó hay điều gì đó trên đời, trường hợp này rõ nhất ở Fiodor. Fiodor không phải là không có những cử chỉ xiết chặt bàn tay hay ôm hôn quỳ lạy, nhưng những cử chỉ ấy của y không những không biểu hiện được tình yêu thương và sự sám hối chân thành
mà còn khắc sâu hơn sự trơ trẽn và lố bịch trong tính cách y. Y đã từng “hôn
tay mình đánh chụt một tiếng” [8, tr. 212] khi nói về thói ham nhục dục của
mình. Y cũng đã từng quỵ lụy người vợ ngộ dại của y sau những lần chà đạp hòng đạt được một mục đích xin xỏ nào đó thật đê tiện mà chính miệng y thú
mức, tao quỳ gối lết tới, hôn chân bà ấy” [8, tr. 213]. Có lẽ, những nụ hôn dễ
chấp nhận hơn của y thuộc về những lần y thân mật với Aliosa, nhưng không hẳn vì tình thương yêu, mà đó là những phút giây yếu đuối, y sợ sự trả giá cho những tội lỗi không thể nào gột rửa nổi trong cả cuộc đời dâm dật của mình. Lúc này đây, tìm đến Aliosa và suy tư trong những đêm dài khó ngủ, y đã tiệm cận đến sự sám hối, nhưng cho đến chót đời y vẫn không thể có được phút giây nào của sự sám hối chân thành.
Trong tác phẩm, sự ôm hôn quỳ lạy đã xuất hiện với ý nghĩa thành kính thiêng liêng gắn với đạo Kito Nga. Chúng ta bắt gặp những lần người mẹ ngộ dại nhưng sùng đạo của Aliosa quỳ trước bức ảnh Thánh và cầu nguyện, sau này người mẹ ấy lại truyền lại đức tin quý báu của mình cho cậu con trai út, Aliosa lại nguyện cầu trước Chúa thiêng liêng. Không chỉ sụp lạy ôm hôn cây thánh giá và trước ảnh Chúa, nhân vật trong tác phẩm còn thực hiện nghi lễ ấy trước vị thánh sống Zoxima. Xuất hiện ở đầu tác phẩm, khi Zoxima đứng
trước quảng trường, những người hành hương đã “sụp xuống trước mặt Cha,
khóc lóc, hôn chân Cha, hôn mảnh đất Cha đứng” [8, tr. 43]. Trong đám
đông đó có sự quỳ lạy của người thiếu phụ mất đứa con nhỏ, có cái cúi rạp sát đất bái tạ của phụ nữ nông dân góa chồng .v.v. họ đã tìm đến Cha như tìm đến sự bình yên, che chở sau tất cả những nỗi đau khổ, mất mát của cuộc sống. Với tấm lòng thành kính thiêng liêng, họ sụp mình dưới chân Cha để được sám hối, để được nguyện cầu, để được tỏ lòng biết ơn sâu sắc người đã dìu dắt tâm hồn họ qua những cơn bão táp của cuộc đời.
Sự sám hối của kẻ thực thi cử chỉ ôm hôn, quỳ lạy và sự bao dung độ lượng của trái tim con người thánh thiện trước sự sám hối ấy được Dostoevski triển khai ở nhiều cấp độ từ đám đông đến cá nhân, từ sự sám hối cho bản thân đến sự sám hối cho kẻ khác.
Trước nhất, chúng tôi đề cập đến sự sám hối cho những tội lỗi của bản thân trong tác phẩm. Ta bắt gặp điều này ở Grusenca khi nàng quỳ thụp trước thiên thần trong sáng Aliosa:
“Thiên thần của tôi ơi, sao trước đây anh không đến,- nàng bỗng quỳ thụp trước Aliosa, như trong cơn thác loạn, - suốt đời tôi chờ mong một người như anh, tôi biết rằng một người như thế sẽ đến và tha thứ cho tôi” [8, tr. 549].
Cùng với sự sám hối là lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã mang cho
nàng “một nhánh hành” để cứu vớt linh hồn tội lỗi của nàng, để nàng biết
rằng mình được tha thứ, mình còn có giá trị trong sự tồn tại này, mình còn được yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Cử chỉ ấy vừa làm bật lên sự sám hối của con người tội lỗi, vừa ngợi ca tình yêu thương, lòng vị tha, bao dung của thánh hài Aliosa.
Hành vi sám hối thiêng liêng ấy không chỉ được khai thác ở góc độ sám hối cho những tội lỗi của bản thân, Dostoevski nâng nó lên cao hơn khi để cho thánh hài Aliosa và vị thánh sống Zoxima sám hối thay cho tội lỗi của
những con chiên lầm lạc. Ta bắt gặp cảnh “Aliosa đứng lên, đến gần và chẳng
nói chẳng rằng dịu dàng hôn vào môi anh” [8, tr. 408] khi Ivan “cười gằn”
nhắc lại lời khẳng định “mọi việc đều được phép làm” và quyết định ra đi.
Aliosa đã linh cảm được điều gì đó như là dã tâm ác độc bỏ mặc thảm cảnh gia đình trong người anh của mình, Aliosa hôn vào môi Ivan như một sự sám hối cho tội lỗi của anh trai. Điều này lặp lại hành động của Chúa trước viên đại pháp quan trong câu chuyện của Ivan. Đã có nhận định rằng:
“Aliosa nói chuyện với Ivan bằng chính ngôn ngữ mà Chúa Jesus dùng
để nói với viên Đại pháp quan, ngôn ngữ của im lặng và yên ủi, ngôn ngữ của chân lý tuyệt đối” [27].
Tác giả của lời nhận định đó muốn khẳng định sự tự do trong đức tin
của con người trước Chúa. Tại đây, Ivan không tin Chúa và lầm lạc, đó là điều thật sự đáng buồn, nhưng cái đọng lại cuối cùng ở nụ hôn kia là sự sám hối, là lượng cả bao dung và lòng nhân ái vô bờ bến, điều duy nhất cứu rỗi con người khỏi tội lỗi. Song hành với sự sám hối của Aliosa thay cho Ivan là sự sám hối của Zoxima thay cho Dimit’ri:
“Cha quỳ xuống trước mặt chàng. (…). Quỳ xuống đoạn, trưởng lão rạp
mình dưới chân Dimit’ri Fiodorovitr, đây là cái cúi lạy toàn thân rành rẽ, có ý thức, thậm chí trán Cha chạm đất (…) một nụ cười yếu ớt thoáng hiện trên môi cha” [8, tr. 114].
Lúc này đây, vị thánh sống Zoxima đã tiên cảm được mầm ác sẽ nảy sinh khi cá tính kia bung tràn cuồng nộ đến cực độ. Người quỳ lạy như một sự sám hối cho tội lỗi ấy, đồng thời rạp mình trước nỗi đau khổ mà nhân vật sẽ nếm trải khi tự mình sám hối. Có lẽ nhờ những lần quỳ lạy, những giọt nước mắt nguyện cầu của Aliosa trước Chúa, và thêm một lần được sám hối bởi trưởng lão Zoxima, thiên lương đã trở về với Dimit’ri vào thời khắc cái ác gần như chiếm trọn con người chàng.
Sự sám hối của Aliosa và ngay cả của trưởng lão Zoxima trong cử chỉ kia chỉ có thể dành cho những con người có sự giao tranh quyết liệt thiện – ác trong nhân cách. Bên cạnh sự căm ghét những con người cụ thể đầy tội lỗi của Chúa, Ivan vẫn còn yêu thiên nhiên, yêu trẻ thơ và yêu những điều tốt đẹp, Dimit’ri dù sống trụy lạc và tự ý thức được mình trụy lạc nhưng đồng thời chàng vẫn yêu Chúa, yêu cái Thiện và những điều tốt đẹp của cuộc đời:
“Cho dù tôi đáng bị nguyền rủa, cho dù tôi hèn hạ và đê tiện, nhưng hãy
cho tôi hôn gấu áo mà Chúa Trời của tôi khoác lên người; cho dù tôi vẫn đi theo quỷ, nhưng tôi vẫn là con của Ngài, ôi Chúa Trời, tôi yêu Ngài, tôi cảm thấy niềm vui sướng mà thiếu nó thì thế gian này không đứng vững và không tồn tại” [8, tr. 166].
Zoxima và Aliosa muốn gọi lại một nửa con người tốt đẹp kia, gọi lại đức tin trong sáng của con người lầm lạc. Cùng với sự sám hối ấy là lượng cả bao dung, là lòng nhân ái vô bờ bến dành cho con người và cuộc đời.
Đối với Fiodor và Xmerdiacov, hai nhân cách thiếu hoàn toàn thiên lương và lòng nhân ái, giải pháp sám hối kia có lẽ cũng trở nên bất lực. Bằng
những cách khác nhau, hai con người ấy về với đất. Đất mẹ linh thiêng, Đất mẹ của nguồn cội sinh sôi sẽ bao bọc, chở che, thứ tha cho đứa con tội lỗi.
Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới: “được đồng nhất với người mẹ,
đất là một biểu tượng của sức sản sinh và tái sinh” [5, tr. 288], nhưng đất cũng là
“biểu tượng của dục vọng trần thế và các khả năng thăng hoa hay đồi bại của nó.
Đất là vũ đài của các cuộc xung đột của ý thức trong con người” [5, tr. 289].
Chúng ta sẽ gặp lại những ý nghĩa này của đất trong cử chỉ hôn đất và sụp lạy sát
đất trong tác phảm Anh em nhà Caramazov.
Mặt đất đối với người Nga có một ý nghĩa thiêng liêng bởi:
“Địa hình tự nhiên Nga trải rộng theo đồng bằng, nó luôn trải dài đến bất tận. Và trong địa lý của đất đai Nga có sự tương hợp với kết cấu địa lý của tâm hồn Nga. Kết cấu đất đai, địa lý dân tộc luôn chỉ là biểu hiện tượng trưng cho kết cấu tâm hồn của dân tộc, chỉ là địa lý của tâm hồn” [3]
Kết cấu của mảnh đất bao la với những bình nguyên vĩ đại trải dài cũng là kết cấu của tâm hồn Nga dung nạp trong nó tất cả những điều tưởng chừng như đối lập, nó vừa mang lấy thiên tính nữ bao dung vừa mang lấy hình hài của sự quẫy đạp trong tự do vô bờ bến. Đất mẹ là nơi sinh ra những nhân cách
đối lập. Mượn lời Aliosa, Dostoevski viết:
“Các anh tôi tự giết mình, ba tôi cũng thế. Và đồng thời giết cả những người khác. Đây là sức mạnh bắt nguồn từ đất, sức mạnh của dòng họ Caramazov, như cha Paixi mới nói hôm nào, sức mạnh bắt nguồn từ đất, cuồng bạo và thô thiển…Thậm chí thánh linh Đức Chúa trời có thể chế ngự được sức mạnh ấy không, tôi cũng không biết nữa” [8, tr. 339].
Từ đất, người dân Nga có sức mạnh “cuồng bạo và thô thiển”, nhưng
cũng chính cội nguồn sinh sôi ấy đem lại nguồn sinh lực dồi dào cho cuộc sống của họ. Đất mẹ là nơi khởi nguồn vĩ đại của sự sống, cũng là nơi cuối cùng đón nhận mỗi sinh linh sau một kiếp trầm luân trong khổ đau, tội lỗi.
Dostoevski bày ra cho nhân vật của mình là nhỏ những giọt nước mắt xuống đất, quỳ lạy sát đất và hôn đất để yêu thương vô tận, để tỏ lòng thành kính thiêng liêng và sám hối chân thành cho những tội lỗi của loài người từ khởi thuỷ. Cụm cử chỉ ấy là biểu tượng của đức tin trọn vẹn, lòng yêu thương, sự tôn kính và sám hối đạt đến đỉnh điểm. Giải pháp đó bắt nguồn từ lờidạy của
thầy Zoxima rút ra từ những lời thuyết giáo về “đức tin trọn vẹn”:
“(…) hãy sấp mình xuống đất và hôn đất, hãy nhỏ nước mắt tưới cho đất
và đất sẽ đâm hoa kết quả nhờ nước mắt của bạn (…) hãy yêu mến đất, sấp mình xuống mà hôn đất. Hãy hôn đất, hãy yêu không ngừng, không biết chán, yêu tất cả mọi người, yêu tất cả mọi vật [8, tr. 495-496].
Khi Trưởng lão qua đời, chính Aliosa đã lặp lại lời dạy ấy trong cơn đau đớn mất mát khôn cùng:
“Anh không biết vì sao anh ôm lấy đất, anh không hiểu rõ tại sao một ý
muốn không thể cưỡng lại được thôi thúc anh hôn đất, nhưng anh vừa hôn vừa khóc nức nở, nước mắt như mưa, và với tình cảm cuồng nhiệt, anh thề sẽ yêu đất, yêu mãi mãi” [8, tr. 557].
Để rồi:
“Khi sụp xuống đất, anh là một chàng trai yếu ớt. Khi đứng lên anh đã là một chàng trai cứng rắn, anh bỗng ý thức được và cảm thấy điều đó trong phút xuất thần ấy của mình” [8, tr. 558].
Yêu mến đất, đó là tình yêu thương vô tận đối với con người và cuộc đời, yêu thương những bất hạnh và đớn đau của con người và cuộc đời, mà một cách cụ thể và gần gũi nhất đó là tình yêu thương Aliosa dành cho chính
những con người trong gia đình mình, đau đớn và yêu thương cái nguồn “sức
mạnh bắt nguồn từ đất, cuồng bạo và thô thiển”. Chọn đớn đau để hạnh phúc,
Aliosa chọn cuộc đời trần tục để rèn luyện con người mình cứng cỏi, để vững vàng hơn với đức tin vào Chúa, vào sự vĩnh hằng của tính Thiện. Anh đi tìm và nuôi dưỡng niềm tin vào cái Thiện trong mỗi con người của cuộc đời này,
và đất mẹ bao dung như mang lại cho anh nguồn sức mạnh vô biên để anh trải nghiệm cuộc đời mà ở đó sự phi lý vẫn ngang nhiên tồn tại.
Trong tác phẩm Tội ác và trừng phạt, cụm cử chỉ sụp mình xuống đất,
hôn đất, nhỏ nước mắt sám hối và thề nguyền yêu đất mãi mãi đã xuất hiện ở Raskolnicov. Anh đã thú tội giữa đất trời nhưng cuối cùng anh lại không thể triệt tiêu được ý tưởng “siêu nhân” khi trong ngục anh vẫn dằn vặt mình, rằng anh đã không đủ sức mạnh để thực thi đến chót ý định ấy. Thực hiện giải pháp sám hối trong cụm cử chỉ kia, Raskolnicov không có được đức tin trọn vẹn. Chỉ đến tác phẩm cuối cùng này, tại nhân cách mà cái đẹp thiên lương ngự trị, Aliosa mới có được giá trị đích thực của cụm cử chỉ ấy.