Sự phát triển của cụm cử chỉ mang tính biểu tượng trong Những đêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ cử chỉ trong tiểu thuyết anh em nhà caramozov của dostoevski (Trang 59 - 68)

Chương 3 : CỬ CHỈ NHƯ LÀ BIỂU TƯỢNG

3.1. Sự phát triển của cụm cử chỉ mang tính biểu tượng trong Những đêm

đêm trắng, Bút kí dưới hầm, Tội ác và trừng phạt

Ngoài tác phẩm đầu tiên Những người cơ cực được nhà phê bình

Belinski đánh giá cao, những tác phẩm còn lại trong giai đoạn sáng tác lãng mạn của Dostoevski không những không được ưu chuộng mà còn chịu sự phê phán nặng nề của công luận đương thời với tội danh “hoang tưởng”. Khi lịch sử đổi vận xoay chiều, sự nhìn nhận đã trở nên khách quan hơn, những truyện ngắn, truyện vừa trong giai đoạn sáng tác này của ông được đánh giá lại. Lúc này, chúng được nhìn nhận là mang trong mình một hệ giá trị riêng, mang lấy cái tươi mới của một cây bút trẻ bắt đầu văn nghiệp. Cái màu sắc trữ tình man mác trong sáng ấy sẽ không còn trở lại trong những tác phẩm sau này của ông. Một trong những tác phẩm được đánh giá cao trong giai đoạn này của

Ngay từ Những đêm trắng, những giọt nước mắt đã xuất hiện trên trang

viết của Dostoevski. Đó là những giọt nước mắt đượm buồn dịu nhẹ của một kẻ mơ mộng, những giọt sầu của kẻ bị ái tình làm cho xúc động bồi hồi.

Nhân vật chính của chúng ta tự nhận mình là kẻ mơ mộng và có những phút giây thăng hoa với chính những ảo ảnh do mình dệt lên. Trong khoảnh khắc ấy, những giọt nước mắt của niềm hân hoan ảo tưởng đã trào ra từ khoé mắt anh mà anh không thể nào lý giải nổi:

“Vì sao mà bằng một phép thuật nào không rõ, một sự tuỳ tiện bí ẩn nào đó làm cho mạch đập gấp hẳn lên, lệ trào ra trên mắt kẻ mơ mộng, đôi má nhợt nhạt ướt đẫm của anh ta rực lên và toàn bộ sự hiện hữu của anh ta tràn đầy một niềm vui không sao cưỡng nổi như vậy?” [9, tr. 231].

Anh sống với những ảo ảnh thoát ly hẳn cuộc sống thực, cứ như vậy, trong khóe mắt của anh chàng mơ mộng đa cảm này lúc nào cũng ngấn lệ. Thăng hoa với những khoái cảm tột cùng có được từ những giấc mộng triền miên, con người ấy lần đầu tiên được sống thực khi gặp người con gái trẻ Naxtenca. Nếu như những mộng mơ khiến mắt chàng trai đẫm lệ một cách vu vơ thì câu chuyện thực này mới mang đến cho chàng nỗi buồn thương thực sự, mang đến những giọt nước mắt lụy vì tình thực sự. Chàng long lanh những giọt lệ hạnh phúc khi được tay trong tay với người con gái mình rung động và thỏa sức giải tỏa nỗi niềm bấy lâu nay chỉ giấu vào mộng ảo. Nhưng cũng chính mối quan hệ này đem đến cho chàng những giọt nước mắt đau khổ khi cô gái cuối cùng đã tìm về được với người yêu mà cô hứa hẹn đợi chờ. Cái còn lại đối với chàng trai mơ mộng thường xuyên hoen lệ lại là nước mắt khi

đọc lá thư cô nàng báo tin chuẩn bị kết hôn: “Tôi đọc đi đọc lại mãi lá thứ ấy;

nước mắt cứ muốn trào ra. Cuối cùng lá thư tuột khỏi tay tôi; tôi bưng lấy mặt” [9, tr. 285].

Bên cạnh câu chuyện đẫm nước mắt của chàng trai trẻ lại là một câu chuyện khác cũng không thiếu sự góp mặt của những giọt nước mắt. Đó là

câu chuyện tình yêu của nàng Naxtenca. Những giọt nước mắt bắt đầu xuất hiện trong giọng kể của nàng về những kỉ niệm ngọt ngào một năm trước đây khi con tim nàng bắt đầu rung động. Bắt đầu từ cái bẽn lẽn, ngượng ngùng khi bị một chàng trai bắt gặp mình trong cảnh đính tay áo vào với tay áo người bà, từ đỏ mặt, nàng òa lên những dòng lệ đầu tiên:

“(…) tôi đỏ mặt đứng sững tại chỗ như bị chôn chân và bỗng oà khóc - lúc

ấy tôi cảm thấy xấu hổ và đau xót đến muốn chết quách đi cho rồi” [9, tr. 243].

Từ những giọt nước mắt đầu tiên ấy, câu chuyện tình của nàng cứ thế

diễn tiến gắn liền với những giọt nước mắt. Khi nàng “hai tay bưng mặt và oà

khóc như mưa” [9, tr. 248] bộc bạch với chàng thuê trọ tình cảm của mình

trước khi chàng trai đi xa cũng là khi nàng nhận được những lời hứa hẹn (cũng lại đẫm lệ) của chàng trai. Để rồi sau một năm như lời hẹn ước mà chàng trai chưa quay lại, nàng đằm mình trong những giọt buồn giọt tủi khi kể lại mối tình của mình khiến kẻ mơ mộng cũng phải động lòng thương cảm:

“Đến đây nàng dừng lại, im lặng một lát, cúi đầu xuống và bỗng đưa

hai tay lên bưng mặt, oà khóc nức nở đến nỗi lòng tôi tan nát vì tiếng nức nở ấy” [9, tr. 250].

Gặp kẻ mơ mộng, được giải tỏa nỗi lòng thổn thức yêu thương, được nhận những sự quan tâm ấm áp, cô gái trẻ nghĩ về người mình yêu đã lãng quên mình, lại một lần nữa nàng khóc nức nở nghẹn ngào. Như một làn gió mới thổi đến cho nàng những dư vị dịu dàng, êm ái, tay trong tay với kẻ mơ mộng, đã có lúc nàng mê man trong những tiếng cười và những giọt nước mắt tưởng như là hạnh phúc. Để rồi khi quay trở về với người mình hẹn ước, nàng vẫn không nguôi cảm kích và gửi những tình cảm trân trọng trong sáng nhất cho kẻ mơ mộng của chúng ta.

Như vậy, trong Những đêm trắng, cùng với cấu trúc truyện trong truyện

là sự song hành của những giọt nước mắt. Nếu như những giọt nước mắt của cô gái đằm trong hờn giận và yêu thương rồi cuối cùng đạt đến được bến bờ

hạnh phúc, thì những giọt nước mắt của kẻ mơ mộng lại có một chặng phát triển khác, những giọt nước mắt của chàng mỗi lúc một nặng nề hơn, tê tái hơn. Nếu ban đầu chàng nhỏ lệ vì ảo tưởng hão huyền của những cơn mộng mị thì nay chàng đã thực sự nếm trải nỗi đau của những giọt nước mắt bi lụy vì tình. Nhưng, xét một cách tổng thể, những giọt nước mắt của họ mang những nỗi niềm rất đẹp, rất trong, thánh thiện, tinh khôi và rất giàu yêu thương. Chính những giọt nước mắt đa cảm ấy đã tạo cho câu chuyện của Dostoevski cái hơi hướng trầm buồn lãng mạn.

Vẫn sự xuất hiện một cặp nhân vật chính, một nam một nữ, vẫn những giọt nước mắt này chưa khô đã nhạt nhòa những giọt nước mắt khác, nhưng ở

Bút kí dưới hầm đã có một sự thay đổi lớn so với tác phẩm trên. Tại đây, cái

trầm buồn lãng mạn trong Những đêm trắng đã được nâng lên thành nỗi đau

khổ, sự dằn vặt đầy khắc nghiệt cùng với những giọt nước mắt ăn năn, day

dứt của nhân vật. Con người lãng mạn trầm buồn trong Những đêm trắng nay được thay thế bằng con người hiện thực đau khổ trong Bút kí dưới hầm. Theo đó, những giọt nước mắt trong sáng mang cái buồn mơ màng nay trở nên sầu

thảm trong nỗi đau khổ khốn cùng của nhân vật.

Không gian sống của kẻ mơ mộng dù cách ly cuộc sống thực nhưng vẫn rộng rãi, phóng khoáng cùng những ảo mộng đầy sắc màu tươi mới; ngược lại, con người đau khổ của chúng ta bó buộc mình trong một căn hầm u uẩn tách biệt với cuộc sống và y đau khổ hạ bệ chính nhân cách làm người của mình. Con người ấy mang trong mình khối dằn vặt ghê gớm giữa những thái cực tốt – xấu, thiện – ác, thông minh – ngu ngốc, tự do – nô lệ. Con người ấy ham muốn tột độ thái cực của cái tốt, cái thiện, sự thông minh và khát khao tự do tuyệt đối, nhưng trong thực tế, anh ta lại bị đẩy vào thái cực còn lại:

“Càng ý thức rõ bao nhiêu về cái thiện và mọi cái gì gọi là "mĩ và toàn

hảo" tôi lại càng chìm sâu vào đống bùn nhơ của mình và càng cảm thấy sẵn sàng muốn ngụp lặn hoàn toàn trong đó bấy nhiêu” [9, tr. 13].

Con người nhu nhược này không thể vượt thoát khỏi những yếu hèn của bản thân. Anh tự thú với lương tâm bằng cách coi mình là một diễn giả và đối

thoại với những nhân vật ảo tưởng mà anh ta gọi chung là “quý vị”. Ấy là một cuộc đời đầy đau khổ, một cuộc đời đầy nước mắt mà nhân vật tự chuốc lấy:

“Cứ như một cố ý, tôi thường nhảy xổ vào một vụ rắc rối ngay cái lúc tôi biết hẳn hoi rằng tôi chẳng có gì ăn thua trong đó hết. Cái đó mới khốn nạn. Để rồi tôi lại mủi lòng, lại khóc lóc ân hận và cuối cùng, cố nhiên, tôi lại tự hờn dỗi, mặc dù vẫn không chút nào là đóng kịch: chắc tâm hồn tôi phải là hắc ám” [9, tr. 27].

Nhân vật gặm nhấm nỗi buồn, sự chán nản đối với cuộc đời. Hiện thực cuộc sống không đủ sức cuốn hút con người này. Phủ nhận sự bó buộc của cuộc sống thực, anh lao vào trụy lạc:

“Chung quanh tôi chẳng còn cái gì đủ sức quyến rũ tôi và làm tôi thán phục. Tôi ngụp lặn trong biển chán chường, tôi cảm thấy thèm khát như điên dại những gì tương phản, đối nghịch, và bởi thế tôi lao mình vào trác táng” [9, tr. 73].

Cứ như vậy, anh ta tự mang đến cho mình những nỗi sầu muộn và hệ quả tất yếu là những giọt nước mắt lăn dài trên má. Khác với kẻ mơ mộng đắm mình trong ảo ảnh khiến anh thăng hoa mà mắt rưng rưng lệ, con người đau khổ của chúng ta cũng đến với mộng ảo sau những cơn trác táng nhưng bằng những giọt nước mắt của một tổ hợp những xúc cảm đầy ai oán:

“Những giấc mộng của tôi đặc biệt êm đềm và thú vị ngay sau những lần tôi trác táng, trụy lạc, và chúng đến với tôi qua nước mắt, trong niềm hối hận, trong lời nguyền rủa, trong nỗi hân hoan.” [9, tr. 85].

Nhân vật tự chuốc cho mình một cuộc đời đầy nước mắt. Nước mắt của sự đau khổ vì bất lực không vượt thoát khỏi sự hắc ám u tối của bản thân, nước mắt của sự tuyệt vọng, nước mắt của niềm uất hận cuộc đời.

Bên cạnh câu chuyện đẫm nước mắt đau khổ ấy là một cuộc đời không kém phần tuyệt vọng hơn của người con gái lầm lạc trong câu chuyện anh ta

kể. Những điều khốn khổ của người con gái ấy bị anh ta khai thác, mổ xẻ. Sự phân tích lên đến tận cùng khi anh ta vạch cho nàng những viễn cảnh u ám của nhà thổ. Thóa mạ người con gái ấy bằng sự nghiệt ngã của bức tranh hiện thực mà anh ta phô ra (thực chất là để thỏa mãn niềm uất hận bất cần của anh ta trước cuộc sống) đã khiến nàng nhận thức nỗi đau khổ tột cùng của mình và vật vã trong những giọt nước mắt:

“Nàng nằm đó, mặt vùi vào gối và hai tay ôm chặt lấy nó. Những tiếng nức nở, ấm ức như muốn phá vỡ ngực nàng. Cả cái thân hình non trẻ đó run rẩy như bị cơn co giật.” [9, tr.156].

Nhưng kẻ miệt thị nàng cũng đau khổ không kém, hắn tự sỉ vả mình và

trong lúc miệt thị nàng vẫn không ngừng rớt lệ. Cảm được con người làm nhục mình cũng đang trải qua những nỗi đau khổ thấu tận tâm can không sao giải tỏa nổi, người con gái ấy không oán trách mà chia sẻ niềm đồng cảm với chàng bằng những cái ôm thật chặt. Bằng cử chỉ ấy, nàng đã trao một niềm

yêu thương rất lớn. Khoảnh khắc này thật đẹp:

“Nàng chạy vội đến tôi, ôm chặt lấy cổ tôi và âm thầm khóc. Tôi cũng không cầm được nước mắt nữa: tôi òa lên khóc nức nở như chưa từng bao giờ khóc như vậy.

- Anh không được cơ hội… anh không thể… được là một người tốt, - tôi nói nghẹn ngào. Rồi tôi đi lại phía đi văng và nằm úp mặt xuống, và khóc đến mười lăm phút, trong tâm trạng hoàn toàn bị kích động. Nàng đến gần tôi, hai cánh tay nàng ôm chặt lấy tôi và để nguyên như thế, bất động” [9, tr. 185 – 186].

Nếu ở Những đêm trắng, những giọt nước mắt của kẻ mơ mộng và cô

gái trẻ mang dư vị ngọt ngào, lãng mạn, man mác buồn như câu chuyện tình nhẹ nhàng của họ, thì tại đây, con người đau khổ và cô gái tuyệt vọng trong câu chuyện này lại mang lấy cho mình những giọt nước mắt đầy bi thương sầu thảm. Nếu như kẻ mơ mộng và cô gái trẻ kia có những khoảnh khắc cùng khóc, cùng cười trong niềm hân hoan vui sướng, thì tại đây, hai con người đau

khổ và tuyệt vọng của chúng ta ôm lấy nhau để chia sẻ những nỗi buồn bất tận. Nhưng chính tại đây, bằng cái ôm thật chặt kia, người con gái ấy như một thiên thần đã lặng lẽ đồng cảm và an ủi, thứ tha và yêu thương con chiên lầm lạc của Chúa. Bắt đầu từ đây cho đến tận tác phẩm cuối cùng của ông, tội lỗi và ham muốn thánh thiện, đau khổ và khát vọng phục sinh của các nhân vật chính trong tác phẩm của Dostoevski gắn liền với những giọt nước mắt, và những cái ôm hôn. Cử chỉ khóc và ôm hôn cùng ý nghĩa sơ khởi của chúng đã góp phần quan trọng trong việc xác lập biểu tượng trong tác phẩm cuối cùng của Dostoevski sau này.

Tội ác và trừng phạt là một trong năm cuốn tiểu thuyết để đời của

Dostoevski. Tại đây, màu sắc lãng mạn trong Những đêm trắng đã hoàn toàn biến mất, nỗi đau khổ và sự tuyệt vọng của con người lầm lạc trong Bút kí

dưới hầm lại được nâng thêm một bậc. Ta bắt gặp ở con người tự thú trong Bút kí dưới hầm nỗi đau khổ vì những đối lập nghiệt ngã trong tư tưởng, anh

sống cuộc sống nhu nhược và không vượt quá được ngưỡng giới hạn để làm người tốt, anh ta ngập nhụa trong sự u uẩn và uất hận cuộc đời, dù vậy nhưng

anh ta chưa vượt quá ngưỡng giới hạn của cái ác. Đến với Tội ác và trừng

phạt, ta được làm quen với nhân vật Raskolnicov – con người phản ứng với

sự bất công của xã hội liên quan đến vấn đề tiền bạc bằng chính tội ác của mình, anh ta giết mụ già của hiệu cầm đồ có tiếng cho vay nặng lãi, và giết luôn cả người chị em của mụ để bịt đầu mối. Raskolnicov có hẳn một hệ thống lý luận cho hành động tội lỗi của mình, và sự đau khổ được nhân lên gấp bội khi anh ta tự thú với lương tâm.

Sự đấu tranh nội tâm gay gắt của Raskolnicov không phải bắt đầu bằng những giọt nước mắt mà bắt đầu từ những nụ cười kì dị. Cái cười của nhân vật khi xuất hiện ở đầu tác phẩm đã gắn với suy tư:

„Ta đang mưu đồ một việc như vậy, mà đồng thời lại sợ những chuyện nhảm ấy ư - chàng nghĩ thầm, môi nở một nụ cười kỳ dị - thì… phải… tất cả

đều nằm trong tay con người, thế mà nó cứ bỏ lỡ cơ hội, chỉ vì hèn nhát… thật hiển nhiên quá đi rồi“ [13, tr. 6].

Đây là cái cười mang lấy cái vẻ tàn bạo dã man tiếp thêm sức mạnh cho Raskolnicov thực thi tội lỗi. Chỉ khi nó xuất hiện với những giọt nước mắt ta mới thấm thía rằng khởi nguồn sức mạnh của nó là nỗi đau khổ, tủi nhục mà

nhân vật phải chịu đựng. Đó là khoảnh khắc Raskolnicov nhận được thư nhà:

“Ngay từ khi Raxkolnikov mới giở thư ra đọc và cùng như gần suốt thời gian đọc thư, nước mắt cứ tuôn đầm đìa trên má chàng. Nhưng đọc xong, mặt chàng tái mét, run giật lên, một nụ cười gượng gạo, cay đắng, hằn học in lên đôi môi mếu xệch của chàng.” [13, tr. 62].

Những giọt nước mắt này là những giọt chua xót mà chàng sinh viên nghèo dành cho mẹ và em gái và cho chính bản thân mình. Chàng không chịu nổi bức tranh cuộc sống gia đình này khi vì nghèo khổ mà em gái chàng chịu lấy một người chồng chỉ để có chỗ cho hai mẹ con nương tựa, để có cơ giúp cho sự nghiệp sau này của chàng. Nỗi tủi nhục bùng lên thành uất hận và cay nghiệt cuộc đời, buột ra qua nụ cười cùng quẫn.

Ta còn gặp cái cười đặc biệt của Raskolnicov một lần nữa ở cuối tác phẩm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ cử chỉ trong tiểu thuyết anh em nhà caramozov của dostoevski (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)