Một số biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Hà Tĩnh hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở hà tĩnh hiện nay (Trang 30 - 43)

phận cán bộ, đảng viên ở Hà Tĩnh hiện nay

Bên cạnh đa số cán bộ, đảng viên có phẩm chất chính trị tốt thì vẫn cịn một bộ phận cán bộ, đảng viên có những biểu hiện suy thối về tư tưởng

chính trị ở mức độ khác nhau như giảm sút lòng tin vào mục tiêu phát triển

của đất nước, của địa phương; bàng quan, thờ ơ trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; ý chí chiến đấu giảm sút, ngại va chạm, ngại đấu tranh; thiếu tin tưởng vào sự phát triển của tỉnh nhà; một số cán bộ, đảng viên vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham nhũng, lãng phí, thối hóa, biến chất.

Những biểu hiện đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, làm suy thoái một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Hà Tĩnh. Đặc biệt, từ khi thực hiện Nghị quyết

Trung ương 3 (khóa X) về cơng tác phịng chống tham nhũng đến năm 2012, Hà Tĩnh đã xử lý kỷ luật 189 cán bộ, đảng viên có liên quan đến tham nhũng, lãng phí, với các hình thức: khiển trách 67, cảnh cáo 70, cách chức 25, khai trừ ra khỏi Đảng 11, xử lý khác 16. Trong đó, có 07 giám đốc và phó giám

đốc sở, ngành, 51 bí thư đảng uỷ, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND xã,

phường, thị trấn, 21 trưởng, phó phịng chun mơn...Bản thân một số ít cán

bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, chưa làm tốt vai trò là tấm gương để vận

động gia đình, người thân và quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.

Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán

bộ, đảng viên ở Hà Tĩnh đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh

đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Biểu hiện rõ nhất là:

2.2.1. Xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội

Thời gian qua, các thế lực thù địch đã tập trung phê phán chủ nghĩa xã hội hiện thực, bác bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, công khai

ca ngợi chế độ tư bản chủ nghĩa.

Những luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa xã hội tác động đến nhận thức của cán bộ, đảng viên, làm cho một số cán bộ, đảng viên giảm sút niềm tin

vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Khơng ít người băn khoăn về mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vì cho rằng chủ nghĩa xã hội quá xa vời, rất khó thực hiện. Quan điểm này cũng lập luận rằng, Việt Nam xuất phát điểm từ

một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất manh mún, lại phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh; mặt khác khi mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và

Đơng Âu lâm vào khủng hoảng, thối trào, sự giúp đỡ từ các nước xã hội chủ

nghĩa khơng cịn thì Việt Nam khó xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Để minh chứng cho điều đó, số cán bộ, đảng viên này đã cho rằng

nhiều nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và nhiều nước khác đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản đều vượt xa Việt Nam về trình độ phát triển, trở thành những “con rồng, con hổ” về kinh tế. Trong

khi Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội đã trải qua một thời kỳ quá độ lâu

dài nhưng vẫn xếp ở nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp của thế

giới. Do đó nếu đi theo mơ hình chủ nghĩa xã hội, Việt Nam sẽ rơi vào ngõ

cụt.

Một số ý kiến cho rằng, trong thời đại ngày nay, xu thế tồn cầu hóa

đang nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, đang do chủ nghĩa tư bản chi

phối, do đó nếu Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa thì sẽ “lạc

lõng”, dễ bị cơ lập, khó hội nhập sâu với thế giới bên ngoài để tiếp thu những thành tựu của nền văn minh thế giới nhằm mục tiêu phát triển đất nước.

Từ nhận thức đó, số cán bộ, đảng viên có biểu hiện tư tưởng xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, chủ trương “sống gấp”, “tranh thủ”, mang nặng tư tưởng cá nhân, đi ngược lại lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, đối lập chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể, dẫn đến vi phạm pháp luật. Một số tổ

chức cơ sở đảng chưa làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, thiếu kiểm tra, đôn đốc nên một số cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ, không đúng

đắn về chủ trương, đường lối, vì vậy việc triển khai thực hiện một số chỉ thị,

nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước hiệu quả đạt thấp. Một số cán bộ,

đảng viên không giữ được phẩm chất là công bộc của dân, đặt quyền lợi của

bản thân lên trên lợi ích của tập thể, hình thành lối sống xa dân, không nắm

bắt được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tình trạng tham

nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân vẫn còn xẩy ra. Một số cán bộ, đảng viên, cơng chức chưa xác định đúng vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của mình dẫn đến có biểu hiện vô nguyên tắc, mất dân chủ, độc đốn, tuỳ tiện, khơng tn thủ đường lối, chính sách, nội quy, quy chế trong

q trình thực thi cơng vụ.

2.2.2. Giảm sút lịng tin đối với chủ nghĩa Mác - Lênin

Sau hơn 26 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt được

những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã từng bước nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Việt Nam

ngày càng đóng vai trị tích cực hơn trong các hoạt động chung của toàn cầu

với tinh thần là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Quá trình đổi mới đất nước cũng tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để Hà Tĩnh mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.

Lợi dụng chủ trương mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước, các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội đã tập trung tuyên truyền, chống phá cách

mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc, hịng xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Là một địa bàn chiến lược trọng yếu của cả nước, đầu mối giao

thông quan trọng, địa phương có đơng đồng bào tơn giáo, vì vậy Hà Tĩnh

cũng là địa phương thường xuyên có sự chống phá, tuyên truyền của các thế

lực thù địch, đặc biệt là âm mưu phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, công

khai bài bác chủ nghĩa Mác - Lênin.

Từ những luận điệu xuyên tạc ở bên ngoài, một số cán bộ, đảng viên

không tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin; cho rằng học thuyết Mác ra đời ở châu Âu có nền văn hóa khác biệt với văn hóa Việt Nam, do đó khơng thể áp dụng vào Việt Nam. Mặt khác, chủ nghĩa Mác xuất hiện vào thế kỷ XIX, trình

độ khoa học - công nghệ lúc đó chưa phát triển như ngày nay, do đó học

thuyết Mác đã lỗi thời, không phù hợp với xu thế phát triển của thời kỳ hiện

đại.

Một số người cho rằng, nhiều nước đi theo chủ nghĩa Mác đã bị sụp đổ là do chủ nghĩa Mác có nhiều sai lầm, không phản ánh đúng quy luật phát

triển của xã hội. Hiện nay, một số nước đang đi lên chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác thì đều nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển. Vì vậy, nếu Việt Nam muốn tránh vết xe đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ, Đơng Âu và vượt ra khỏi vịng luẩn quẩn của sự lạc hậu thì khơng nên vận dụng học thuyết Mác mà nên tìm một con đường đi khác theo cách riêng của mình.

Sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

kết quả đạt được, cơng tác đấu tranh phịng, chống âm mưu và hoạt động

“diễn biến hồ bình” trên địa bàn tỉnh vẫn cịn những hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ bản chất, âm mưu của

các thế lực thù địch nên mơ hồ, mất cảnh giác. Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa đúng mức, tính chiến đấu chưa cao, lý luận thiếu sắc bén để đấu

tranh với các luận điệu xuyên tạc. Công tác giáo dục tuyên truyền chủ nghĩa Mác -Lê nin; quán triệt, nghiên cứu, học tập các chủ trương, nghị quyết vẫn còn những hạn chế. Việc triển khai nghiên cứu, học tập một số nghị quyết chưa dành thời gian thoả đáng để thảo luận; còn chủ yếu truyền đạt một chiều, thiếu liên hệ với thực tiễn; báo cáo viên nhiều địa phương còn yếu. Một số

cán bộ cốt cán chỉ tập trung cơng việc chun mơn, dành ít thời gian cho việc nghiên cứu, học tập và chỉ đạo thực hiện nghị quyết, khoán trắng cho các

ngành và ban tuyên giáo các cấp.

Từ thực tế đó, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn

chế; vẫn cịn tình trạng một số cán bộ, đảng viên tuy không tiếp tay cho các

thế lực thù địch, nhưng trước những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế

lực thù địch thì khơng đủ khả năng để đấu tranh, hoặc im lặng, thờ ơ, bàng

quan, coi đó khơng phải là trách nhiệm của mình. Mặt khác, do nhận thức hạn chế, không hiểu đúng bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác -

Lênin, trước sự tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch đã tỏ ra hoài nghi, băn khoăn, giảm niềm tin của bản thân vào chủ nghĩa Mác - Lênin. Một số cán bộ ngại học tập lý luận, xem nhẹ việc học tập lý luận; coi học tập các môn khoa học Mác - Lênin là khơ khan, khó hiểu. Vì vậy chất lượng học tập lý luận của một số cán bộ còn hạn chế nhiều mặt, chưa đáp ứng yêu cầu quy

định của Đảng hiện nay.

2.2.3. Giảm sút lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng

Ở Hà Tĩnh hiện nay khơng có hiện tượng cán bộ, đảng viên cơng khai

phủ nhận vai trị lãnh đạo của Đảng, nhưng trước những thủ đoạn tuyên

khỏi băn khoăn, lo lắng, thậm chí có một số cán bộ, đảng viên thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Cùng với âm mưu chống phá của các phần tử xấu hòng xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, các thế lực thù địch

tìm mọi cách thủ tiêu vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó

gieo rắc tâm lý hồi nghi, lơi kéo, kích động, làm ảnh hưởng đến nhận thức

của cán bộ, đảng viên.

Một số người khơng phủ nhận vai trị lãnh đạo của Đảng trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, nhưng lại khơng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ xây dựng đất nước. Quan điểm này

cho rằng khi bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế thì quy luật vận

động của xã hội và thời cuộc đã thay đổi, do đó Đảng khó có thể lãnh đạo đưa

đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào

năm 2020. Mặt khác, những sai lầm trong việc kéo dài thời kỳ bao cấp trước

đây và những khó khăn của tình hình kinh tế hiện nay, nhất là khu vực kinh

tế nhà nước càng làm cho niềm tin của một số cán bộ, đảng viên giảm sút. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên của Đảng thối hóa, biến

chất, nói không đi đôi với làm, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, tham ô, tham

nhũng. Đặc biệt thời gian gần đây, nhiều vụ tham ô, tham nhũng gây thất

thoát rất lớn tài sản của Nhà nước, trong đó có những người là cán bộ cao cấp

đã làm cho một số cán bộ, đảng viên thiếu tin tưởng vào chủ trương, nghị

quyết của Đảng, nhất là các chủ trương về chống tham nhũng, lãng phí và

phát triển kinh tế; thiếu tin tưởng vào sự minh bạch trong cơng tác quản lý kinh tế, tài chính, ngân sách, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, công tác cán

bộ…

Lợi dụng việc Nhà nước ta tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa

đổi Hiến Pháp năm 1992, các phần tử cơ hội, chống đối đã tìm cách tun

truyền bóp méo sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; lợi dụng mạo

Hiến pháp. Thâm độc hơn, chúng mạo danh một số sinh viên, nông dân trên

địa bàn vào bản kiến nghị, làm ảnh hưởng đến truyền thống, uy tín của vùng

quê Hà Tĩnh giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Trước những âm mưu chống phá trắng trợn của các thế lực thù địch, hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo

của Đảng đã làm cho nhiều người băn khoăn, lo lắng, thiếu niềm tin vào sự

lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Do niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng bị giảm sút, nên việc học tập,

thấm nhuần nghị quyết của Đảng ở một số cán bộ, đảng viên chưa đạt yêu

cầu; việc triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng chậm đi vào

cuộc sống ở một số địa phương. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tích cực tham gia trong các hoạt động đoàn thể; chưa chấp hành đúng chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương nơi cư trú; thiếu gương mẫu, khơng thường xun tun truyền vận động gia

đình, nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, của địa phương. Một số cán bộ, đảng viên tuy không trực tiếp nhưng lại “đứng sau” xúi giục nhân dân khiếu kiện, nhất là những lĩnh vực liên quan

đến cơng tác giải phóng mặt bằng, thực hiện chế độ chính sách, quản lý đất

đai…

Để thực hiện mục tiêu sớm thoát khỏi tỉnh nghèo, phát triển nhanh và

bền vững, trở thành tỉnh có cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ phát triển, Hà Tĩnh đã đề ra chủ trương tập trung huy động mọi nguồn lực, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, trọng tâm là triển khai các dự án trọng điểm

làm động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đó là: Dự án

Khu Kinh tế Vũng Áng, Dự án Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Dự án khai thác và chế biến quặng Sắt Thạch Khê, Hệ thống thủy lợi - thủy điện Ngàn Trươi - Cẩm Trang, Trung tâm nhiệt điện Vũng Áng công suất

4.800MW và nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, cụm công nghiệp, làng nghề…Nhưng khi bắt đầu triển khai thực hiện các dự án,

trương của tỉnh. Bởi vì, những dự án nói trên, địi hỏi phải có nguồn vốn hàng rất lớn, trình độ khoa học, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiến tiến,

nguồn nhân lực chất lượng cao thì mới có khả năng thực hiện được, trong khi Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún; sự hỗ trợ, đầu tư của Trung ương có hạn.

Có thể nói trong những biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay thì sự băn

khoăn, lo lắng, thiếu niềm tin vào con đường phát triển của tỉnh nhà là biểu hiện khá rõ. Gần đây cịn có những ý kiến khác nhau về tính bền vững trong phát triển của Hà Tĩnh, vấn đề ô nhiễm môi trường, khai thác, chế biến

khoảng sản, tiềm ẩn những nguy cơ về mất ổn định, tình hình tội phạm, tệ nạn gia tăng do quá trình phát triển “nóng”…đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khắc phục biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở hà tĩnh hiện nay (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)