nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân
Suy thối về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Hà Tĩnh hiện nay có liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, ngồi biện pháp tuyên truyền giáo dục, đề cao ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên thì biện pháp quan trọng có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài là phải quan tâm, chăm lo lãnh đạo đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên. Đây là biện pháp làm cơ sở để củng cố niềm tin cho
cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với con đường phát triển của tỉnh hiện nay.
Đồng thời tạo điều kiện để phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên trong
việc thực hiện mục tiêu đưa Hà Tĩnh sớm thốt khỏi tình trạng tỉnh nghèo,
phát triển nhanh và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trước hết cần sớm triển
khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung huy động nguồn lực xây dựng Hà
Tĩnh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ, từng bước hiện đại; bảo vệ mơi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 18,4%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,8%/ năm và giai đoạn
2016 -2020 đạt 21,1%/ năm. GDP bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng vào năm 2015 và gần 98 triệu đồng vào năm 2020. Giảm hộ nghèo bình quân từ
3-4%/ năm. Để triển khai thực hiện quy hoạch dự kiến Hà Tĩnh cần nguồn
vốn gần 540.000 tỷ đồng từ nay cho tới năm 2020. Trong số này có 19% là từ ngân sách Nhà nước là nguồn lực khởi động mang tính chất định hướng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư các khu kinh tế, khu công
nghiệp và các đô thị của tỉnh Hà Tĩnh. Nguồn lực còn lại 80% là phải huy
động nguồn lực từ doanh nghiệp và nhà đầu tư, trong đó vốn ngân sách Nhà
nước.
Theo đó, Hà Tĩnh cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm là:
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư FORMOSA đẩy nhanh
tiến độ xây dựng cụm cảng nước sâu Sơn Dương và Nhà máy luyện thép công suất 7,5 triệu tấn/năm (giai đoạn 1). Hiện nay, tiến độ dự án đang được nhà đầu tư thực hiện đảm bảo đúng lộ trình. Tuy nhiên, khó khăn trong thời gian
tới là nguồn nước và công tác quản lý lao động người nước ngồi; vấn đề
quản lý nhà nước về mơi trường. Vì vậy, đi liền với đó cần có biện pháp đẩy nhanh tiến độ Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng vào quý II năm
2014. Đây là yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay để đảm bảo nguồn nước cho Khu kinh tế có thể hoạt động.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án trong Khu kinh tế Vũng Áng. Phát huy
hiệu quả hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I sau khi hòa lưới điện quốc gia vào quý III năm 2013. Khi nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I di vào
hoạt động sẽ đóng ngân sách địa phương khoảng 1000 tỷ đồng. Đồng thời đẩy nhanh tiến dộ triển khai các dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II, các dự
án hạ tầng Khu kinh tế, các dự án dịch vụ, khách sạn cao cấp trong Khu kinh tế Vũng Áng…
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Hệ thống thủy lợi - thủy điện Ngàn Trươi-
Cẩm Trang, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho 8 huyện phía Bắc Hà Tĩnh; đồng thời đảm bảo nguồn nước cho khai thác, chế biến quặng
Sắt Thạch Khê; đảm bảo điều tiết phân lũ vào mùa mưa. Khi Dự án đi vào
canh tác, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế nơng nghiệp và thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn.
Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của ngân sách Trung ương đầu tư cho khu
kinh tế cửa khẩu trọng điểm trong cả nước; tạo mọi điều kiện huy động các
nguồn lực đầu tư phát triển hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong Khu kinh tế Cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo. Phối hợp với Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào xây dựng khu kinh tế chung với phương châm “Một khu vực, hai quốc gia, một chính sách”, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác và mở rộng hành lang kinh tế Đông - Tây nối Cảng Vũng Áng - Sơn Dương của Hà Tĩnh với
Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
Tiếp tục thực hiện các bước theo lộ trình để triển khai thực hiện Dự án khai thác và chế biến Quặng Sắt Thạch Khê với phương châm không khai thác quặng thô để bán mà phải chế biến sâu các sản phẩm thép các loại và sản phẩm sau thép. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu công ty cổ phần sắt Thạch Khê; triển khai đàm phán với Tập đoàn Kobelco (Nhật Bản) để đẩy nhanh tiến độ
góp vốn điều lệ; hồn thiện các thủ tục để sớm triển khai xây dựng Nhà máy luyện thép tại Hà Tĩnh.
Ngoài ra cần tập trung huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là Dự án Quốc lộ 8A, Quốc lộ 15A, Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua Hà Tĩnh, các dự án hạ tầng đô thị thành phố
Hà Tĩnh, hạ tầng giao thông nông thôn, hạ tầng các khu kinh tế trên địa bàn… Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Phấn
đấu hồn thành mục tiêu đến năm 2015 có trên 20% số xã về đích xây dựng
nơng thơn mới. Đây là nội dung có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị, xã hội; vừa là nhiệm vụ cấp bách hiện nay và là nhiệm vụ chiến lược lâu dài đối với Hà Tĩnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hơn 70% dân số ở
Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 -2015, Hà
Tĩnh đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội. Trong đó việc triển khai thực hiện
các dự án trọng điểm cơ bản đảm bảo tiến độ. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới được Ban Chỉ đạo chương trình nơng thơn mới của
Trung ương đánh giá là một trong 3 tỉnh dẫn đầu cả nước (Hà Tĩnh, Thái
Bình, Tun Quang). Hiện nay tồn tỉnh có hơn 1500 mơ hình sản xuất nơng nghiệp quy mơ tập trung cho doanh thu hàng chục tỷ đồng, lợi nhuận hàng tỷ
đồng/năm/mơ hình.
Tính đến q I năm 2013, riêng Dự án Liên hợp sản xuất gang thép và
Cảng Sơn Dương (FORMOSA) đã thu hút hơn 13 ngàn lao động, trong đó có
1000 lao động người nước ngoài thuộc gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2012, Dự án FORMOSA đã đóng góp cho ngân sách Hà Tĩnh khoảng 2000 tỷ đồng, chiếm 50% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã thu hút 19 dự án đầu tư, 150 doanh nghiệp và 1.600 hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Những kết quả bước đầu nói trên đang tạo ra diện mạo mới cho Hà Tĩnh, tạo đà để phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới. Đồng thời, đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ,
đảng viên và nhân dân vào con đường phát triển của Hà Tĩnh trong tương lai.
Do đó tăng cường các biện pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh là nhiệm vụ quan trọng, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thối tư tưởng chính trị hiện nay trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.