a. Công tác xây dựng Đảng trên lĩnh vực chính trị tư tưởng vẫn cịn
nhiều hạn chế
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề
mới chưa được luận giải kịp thời đã tạo ra những khoảng trống về lý luận, dẫn
đến những lệch lạc, hoài nghi đối với chủ trương, đường lối của Đảng và mơ
hình phát triển đất nước. Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới, hội nhập
của Đảng, Nhà nước, Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày nay đã và đang đặt ra
rất nhiều thách thức cho Việt Nam, nhất là nguy cơ chịu sự phụ thuộc, ảnh
hưởng sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế, an ninh phi truyền
thống và sự lan truyền các quan điểm khác nhau về chính trị, văn hóa, lối
sống phương Tây vào Việt Nam. Hơn nữa, với nhu cầu và tốc độ phát triển,
biến đổi nhanh trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội thời gian qua, lý luận phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn còn những
vấn đề chưa thực sự sáng tỏ, chưa có tính thuyết phục cao hoặc chưa được
tuyên truyền, nhận thức cặn kẽ trong cán bộ, đảng viên; chính sách, pháp luật của đất nước tuy đã thường xun được bổ sung, hồn thiện nhưng cịn nhiều
bất cập, sơ hở; tổ chức bộ máy và các cơ chế hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp và các đồn thể vẫn có những khiếm khuyết; pháp
chế xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được bảo đảm thực hiện nghiêm minh…, tạo những kẽ hở cho một bộ phận cán bộ, đảng viên lợi dụng cơ chế, chính sách để trục lợi hoặc để gây thất thoát lớn tài sản, nguồn lực của đất nước.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên và chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ; công tác quản lý cán bộ,
đảng viên có nơi, có lúc cịn bng lỏng. Một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng suy thối tư tưởng chính trị trong nội bộ thời gian quan là công
tác giáo dục nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế về nội dung, phương pháp giáo dục, dẫn đến hiệu quả thấp; một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức non yếu về chính trị, khơng đủ sức “đề kháng” trước những luồng tư tưởng độc hại, sa sút niềm tin, xuất hiện tâm lý tiêu cực; việc nắm bắt biễn biến tư tưởng, đạo
đức lối sống của cán bộ, đảng viên chưa kịp thời, chưa kiên quyết đưa ra khỏi
nội bộ những cán bộ, đảng viên sai phạm, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo
đức lối sống, năng lực yếu kém. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên ở một số
cơ quan, tổ chức bị buông lỏng, khơng thực hiện đúng quy trình, quy định,
nguyên tắc của Đảng về quản lý, sử dụng cán bộ.
b. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện
Tình trạng suy thoái trong Đảng như Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã xác định “Một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một
số cán bộ cao cấp, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ,
tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ nguyên tắc ...”.
Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, đảng viên ở các cấp, các ngành, các các địa phương kém tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị nên đã thối hóa, biến
chất, chạy chức, chạy quyền, tranh giành, kèn cựa địa vị, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân, vi phạm pháp luật và chuẩn mực văn hóa, đạo đức, trở thành những “gương xấu”, làm vẩn đục hình ảnh cao đẹp của Đảng, của chính
quyền nhân dân và các đồn thể chính trị - xã hội, tạo phản ứng tiêu cực, thúc
đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tình trạng cán bộ, đảng viên, nhất là người giữ vị trí lãnh đạo nói khơng
đi đơi với làm, giảng giải đạo đức cách mạng nhưng lại coi thường nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật Nhà nước, tham ô, tư lợi, bè cánh… đã tác
động tiêu cực đến tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên, làm xuất hiện
những quan điểm, đánh giá lệch lạc, coi thường lãnh đạo và cơ quan, tổ chức, thậm chí có những hành động chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sự tha hóa, biến chất, tiêu cực của một bộ phận cán bộ,
đảng viên, nhất là người có chức, có quyền đã và đang là một yếu tố có tác
động trực tiếp, thường xuyên đến sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước
ta hiện nay.
c. Một số sai phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý chậm được phát
hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh
Thực hiện đường lối đổi mới, đất nước phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhưng
những tiêu chí cụ thể, biện pháp cụ thể và tính khả thi để bảo đảm “định
hướng XHCN” trong kinh tế thị trường vẫn còn những băn khoăn, cần được làm sáng tỏ, như việc xác định kinh tế nhà nước là chủ đạo, là công cụ kinh tế
để điều tiết, bảo đảm định hướng nền kinh tế là cần thiết nhưng thực tế làm
thế nào để tăng cường khả năng chủ đạo của kinh tế nhà nước đang là vấn đề nan giải.
Thực tế, việc sắp xếp, vận hành các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước
hiện nay còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận; những sai phạm, thua lỗ, kém
hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước đang diễn ra khá trầm trọng, điển hình như vụ PU18, Vinashin, Vinalines. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật và cơ
chế liên quan quản lý vốn, tài sản nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai, chính
sách đền bù, giải phóng mặt bằng… thiếu đồng bộ và việc thực hiện chúng
còn nhiều kẽ hở, gây nên những bức xúc và làm cho sự nhìn nhận, đánh giá của dư luận quần chúng và cả cán bộ, đảng viên xuất hiện những xu hướng
tiêu cực.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhiều vụ việc được phát hiện thiếu kịp thời,
hoặc khi phát hiện có sai phạm nhưng chậm được xử lý, để kéo dài, tồn đọng, làm cho người dân thiếu tin tưởng vào công lý. Đây là những vấn đề đang tác
động và ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tư tưởng chính trị của một bộ phận
cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự quản
Chương 3