Biển và mặt nước biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh khánh hòa thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 36)

Chương 1 Nguồn lực tự nhiên và việc khai thác nguồn lực tự nhiên

2.1. Nguồn lực tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa

2.1.2. Biển và mặt nước biển

Trải dài trên 120km theo đường chim bay từ Bắc tới Nam, tính theo mướn nước thì tới gần 400km. Bờ biển Khánh Hòa khúc khủyu, lồi lõm, cùng với gần 200 hòn đảo lớn nhỏ. Một vùng non nước kỳ thú với những thắng cảnh nổi tiếng như Vũng Rô, Đèo Cả, Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Hòn Hèọ.. Nha Trang, Cam Ranh được xếp vào hàng bờ biển đẹp nhất nước. “Làm sao có thể có được một vùng biển thứ hai ở Việt Nam, thậm chí còn hiếm cả trên thế giới” [30, tr.30]. Chỉ khỏang 120km đã quy tụ đến bốn vịnh, mà vịnh nào cũng nổi tiếng: vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang, vịnh Nha Phụ

Biển Khánh Hòa thuộc hệ thống ven bờ có độ sâu tăng rất gấp, có nơi sâu vào bậc nhất trong hệ thống biển của Việt Nam, lại gần đại dương cùng hải phận quốc tế. Cách bờ 5 - 6 hải lý, độ sâu biển đã đạt tới 300 - 350m, từ 25 hải lý trở ra biển sâu tới hàng ngàn mét. Nước sâu và chịu ảnh hưởng

trực tiếp của hai dòng hải lưu nóng - lạnh không xa ngoài khơi, nên biển Nha Trang đã tạo nên “một ngôi nhà chung kỳ vĩ”, nơi cư trú của hàng triệu sinh vật, nơi sản sinh tầng tầng lớp lớp những rặng san hô ven bờ muôn hình, muôn sắc. Cùng với khí hậu biển, những điều kiện tối ưu có một không hai ở Việt Nam và cả vùng Đông Nam á cho việc tiến hành nghiên cứu hải dương. Người Pháp đã chọn nơi đây, chứ không phải nơi nào khác để xây dựng cơ sở hải dương học đầu tiên và duy nhất ở Đông Dương.

Bờ biển Khánh Hòa dài đến gần 400km, với sự đa dạng và tính phức tạp, hiếm thấy đoạn bờ biển nào quy tụ nhiều yếu tố địa hình - địa vật, điều kiện khí hậu, những ưu đãi của thiên nhiên như ở Khánh Hòạ “Bờ biển Khánh Hòa hội đủ nhiều địa danh nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam, mà nói đến nó không ai không thể trầm trồ, hoặc kỳ vọng được biết đến” [30, tr.43], như: Vũng Rô, Đèo Cả, bãi biển Đại Lãnh, vịnh Vân Phong... Từ Dốc Lết đến núi đá chồng có rất nhiều bãi cát tắm biển cực tốt, kín gió.

- Vũng Rô - Đèo Cả - vịnh Vân Phong - Đại Lãnh

Vũng Rô, một địa danh đẹp và nổi tiếng do gắn với những sự tích lịch sử. Là một địa điểm tập kết của những con Tàu Không số, gắn với con đường huyền thoại trên biển. Vũng Rô rất sâu, chỗ sâu nhất tới 15 - 16m, và quanh năm sóng yên, biển lặng. Trước năm 1975, nơi đây đã từng là một cảng quân sự của Mỹ - Ngụy tiếp tế hậu cần cho nhiều căn cứ quân sự.

Đại Lãnh, một địa danh nổi tiếng từ xưa kia, nằm liền kề với vách đá chênh vênh, dựng đứng và ôm lấy những đảo xa gần; xa hơn về phía Nam là bán đảo Hòn Gốm. Bãi biển Đại Lãnh nằm kẹp giữa đèo Cả và đèo Cổ Mã, tựa lưng vào dãy núi hùng vĩ, bãi đủ rộng và khá dài, nước luôn xanh một màụ ở đây, điều kiện rất phù hợp với một bãi tắm lý tưởng, có một loại cát thủy tinh trắng mịn bằng phẳng, lại có độ thoải lớn, được đầm nén tự nhiên chặt, không hề gợn một mảnh sạn. Giữa bãi cát và đất liền ngăn cách bởi hàng dương ngút ngàn, có một nguồn nước ngầm tinh khiết chảy xuống từ sườn núi cao, tạo thành một con lạch giữa rừng dương. Đại Lãnh ngày xưa

đã được liệt vào hàng danh thắng hàng đầu của đất nước. Năm 1836, vua Minh Mạng cho chạm phong cảnh Đại Lãnh vào một trong chín đỉnh đồng lớn đặt tại sân Thế miếụ Năm 1853, Đại Lãnh được giới thiệu trong từ điển Quốc gia do Triều đình biên soạn. Ngày nay, Đại Lãnh vẫn giữ được vẻ nguyên sơ thơ mộng, lại nằm dọc đường quốc lộ 1A rất thuận tiện cho việc thăm quan du lịch và thương mạị Nơi đây hứa hẹn trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng của cả nước và khu vực. Đúng như PTS. Nguyễn Minh Huệ và các tác giả cuốn Địa lý du lịch đã viết: “Đại Lãnh có đầy đủ những điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch về mặt tự nhiên để trở thành một điểm du lịch vào loại đẹp nhất Đông Nam á” [45, tr.229].

Hòn Gốm - Vân Phong, một thắng cảnh với những cồn cát trắng phau và tinh khiết, một địa điểm hoang sơ với những cánh rừng nguyên sinh trên đảọ Nơi đây là một vị trí lý tưởng cho một hệ thống cảng nước sâu làm trung chuyển hàng hóa quốc tế và có thể xây dựng hoàn chỉnh những quần thể du lịch lớn tầm khu vực và quốc tế. Vân Phong có diện tích 700km2 nội vịnh và khỏang 700 - 800km2 vùng phụ cận ven bờ và gần hải phận quốc tế, cách bờ chỉ khoảng trên dưới 15km có đường quốc lộ 1A đi quạ Không chỉ có diện tích mặt nước lớn nhất (1.500km2), Vân Phong còn có mực nước sâu nhất dọc bờ biển Việt Nam. Trong báo cáo của Bộ Giao Thông - Vận tải mang tựa đề “Tuyến nước sâu cũng là một nguồn lực quý giá cho sự phát triển” đã chỉ rõ: “các cảng lớn nhất khu vực Đông Nam á, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đa số có độ sâu dưới 14m nước, hàng năm vẫn phải nạo vét và bảo dưỡng để giữ độ sâu này” [30, tr.376]. Trong khi đó, độ sâu trung bình của vịnh là 20- 23m, chỗ sâu nhất tới 27m, nhưng hòan tòan kín gió. Với những ưu thế đó, vịnh Vân Phong trở thành một địa điểm duy nhất ở Việt Nam có thể xây dựng một cảng nước sâu trung chuyển hàng hóa quốc tế mang tầm khu vực và quốc tế.

- Bán đảo và vịnh Cam Ranh

đường hàng hải quốc tế Viễn Đông - Xuyên là nhỏ nhất so với các hải cảng khác ở nước tạ Cam Ranh lại nằm ở đoạn giữa trên đường nối liền Hương Cảng với Singapo, là cửa ngõ quan trọng để xuất khẩu các đặc sản của Tây Nguyên và miền Trung” [45, tr.230].

Vịnh Cam Ranh có diện tích 200km2, nằm ở phía cực nam của tỉnh, cách Nha Trang 60km. Vịnh được hiệp hội các cảng thế giới đánh giá là một trong ba địa điểm cảng có điều kiện địa lý tự nhiên tốt nhất thế giới, độ sâu từ 6 - 25m, phổ biến là 20m. Trong vịnh có bốn hòn núi nằm sát biển tạo nên những điểm cao trực tiếp khống chế toàn bộ vịnh. Cam Ranh có nguồn nước ngọt lớn, một hồ nước thiên nhiên trữ lượng thường xuyên tới 16.000m3, không bao giờ cạn. Trong lòng đất, nơi nào cũng có nguồn nước ngọt có thể khai thác với trữ lượng lớn. Vũng Cam Ranh vừa rộng vừa sâu lại kín gió vì bốn bề có núi đá bao quanh, suốt năm nước lặng, được đánh giá là hải cảng tốt nhất ở nước tạ Vũng có sức chứa cùng lúc hàng trăm tàu lớn, tàu trọng tải 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng, tàu 20 vạn tấn đậu ở ngoài cửa vũng. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cho phép đưa bán đảo và vịnh Cam Ranh vào khai thác kinh tế. Điều đó mở ra khả năng to lớn trong việc biến nơi đây thành một trung tâm công nghiệp lớn.

Bán đảo Cam Ranh dài 30km, chỗ rộng nhất 10km, với diện tích tổng cộng 110 - 120km2, một dải cát thiên nhiên dài tới 15km, cát trắng phau và tinh khiết, “có thể kiến tạo thành một bãi tắm thiên nhiên lý tưởng có một không hai ở Việt Nam” [30, tr.384]. Trên bán đảo có khu vực sân baỵ Dưới thời Mỹ - ngụy, nơi đây là sân bay lớn nhất miền Nam. Cam Ranh còn có một huyện đảo Trường Sa với trên 100 hòn đảo, có vị trí chiến lược hết sức trọng yếụ Phong cảnh đất trời nơi đây thích hợp cho việc phát triển một trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc giạ

- Đầm Nha Phu - Ba hồ - Dốc Lết.

Đầm Nha Phu nằm ở phía Bắc Nha Trang, kẹp giữa hai vịnh lớn là Nha Trang và Vân Phong, là vịnh nhỏ nhất, cạn nhất trong bốn vịnh của Khánh Hòạ Trước đây, đầm là nơi tập trung đông đúc ngư dân để đánh bắt

hải sản. Ngày nay, nguồn hải sản tự nhiên khan hiếm dần, xu thế bắt đầu chuyển dần sang khai thác theo hướng nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn.

Dốc Lết có bãi biển hình lưỡi liềm, sống liềm là rừng dương bạt ngàn, cán là phần cắm vào đất liền. Dốc Lết được cấu tạo hòan tòan bằng cát trắng, mịn và tinh khiết, không lẫn tạp chất, có đặc tính khi ngâm trong nước màu vàng, dưới ánh nắng thì chuyển sang màu trắng tinh. Bãi biển rất thoải, nằm trong tổng thể của khu vực vịnh Vân Phong, rất phù hợp cho một bãi tắm và khu du lịch nổi tiếng. Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã xếp Dốc Lết là một trong mười địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2004.

- Nha Trang và vịnh Nha Trang

Có diện tích tự nhiên 500km2, cùng với vịnh Hạ Long được tổ chức các câu lạc bộ vịnh thế giới xếp là vịnh đẹp nhất thế giớị Xung quanh Nha Trang có tới 19 hòn đảo lớn nhỏ, nằm rải rác và xen kẽ nhau, một yếu tố tự nhiên rất quan trọng làm nên cảnh quan du lịch hiếm có. Thành phố Nha Trang nằm gọn trong một thung lũng giữa núi và biển, bờ biển dài hơn 15km. Phía Bắc và Nam là núi, có đỉnh cao tới 700 - 1.000m. Phía Tây là đồng bằng Diên Khánh phình to từ 20 - 30km chiều rộng, sau đó lác đác những gò, đồi và cuối cùng là các sườn núi cao bao bọc. Có thể hình dung thành phố Nha Trang như một thung lũng tựa lưng vào núi và hướng ra phía biển cả. Nha Trang có tuyến đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay, cảng biển, khỏang cách tới hải phận quốc tế gần nhất so với cả nước, lại gần kề cảng Cam Ranh một trong ba cảng biển tốt nhất thế giớị Nha Trang là một vị trí quan trọng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng.

Biển và bờ biển Nha Trang đẹp nổi tiếng, được biết đến từ rất lâu: “Đáng chú ý là khu vực duyên hải với các kiểu địa hình bờ, bãi biển, trong đó có nhiều bãi biển nổi tiếng. Bãi biển Nha Trang là một bãi biển tuyệt đẹp ôm lấy vành ngoài của thành phố” [45, tr.213].

quốc tế trong vùng Nam Trung bộ. Thành phố có “một vùng biển đẹp, giàu hải sản vào bậc nhất của đất nước, nơi được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt..., bảy km bờ biển tòan bãi tắm đẹp. Dải cát trắng phau, uốn cong như vành nón, nghiêng nghiêng bên làn nước xanh thẫm dạt dào tiếng sóng” [45, tr.226]. Người ta còn biết đến bầu trời Nha Trang quanh năm xanh ngắt chẳng khác gì bầu trời Địa Trung Hảị Lúc nào bờ biển cũng tràn ánh nắng, nhiệt độ trung bình trên 230C. Mưa ở Nha Trang hàng năm trung bình dưới 1.500mm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh khánh hòa thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)