Chương 1 Nguồn lực tự nhiên và việc khai thác nguồn lực tự nhiên
3.2.3. Trang bị cơ sở vật chất-kỹ thuật cho các ngành khai thác
Mỗi nền kinh tế có một cơ sở vật chất nhất định. “Cơ sở vật chất của một xã hội là một hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội” [3, tr.216]. Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò quyết định mức độ khai thác các tiềm năng. Vì thế, khai thác tự nhiên bao giờ cũng gắn với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công nghiệp khai thác ở Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay phải tuân theo nguyên tắc:
Thứ nhất: Vị trí, đặc điểm, vai trò, quy mô của tài nguyên thiên nhiên là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất - kỹ thuật trên các vùng miền khác nhaụ Tức là, quy mô, trình độ, công suất của cơ sở vật chất dựa vào khả năng cho phép khai thác của tài nguyên thiên nhiên. Cần tránh thái độ duy ý chí, chủ quan trong việc phân bổ cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Thứ hai: Đầu tư cơ sở vật chất phải căn cứ theo tình hình thực tế và khả năng có thể của nền kinh tế, đảm bảo cân đối hợp lý giữa các ngành, các vùng - miền và các thành phần kinh tế.
Thứ ba: Đánh giá hiệu quả của cơ sở vật chất-kỹ thuật phải dựa vào tiêu chuẩn kinh tế - xã hội-môi trường.
Thứ tư: Trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cần chú ý ứng dụng thành tựu mới, tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.
Để đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu đặt ra, Khánh Hòa cần tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng cho các ngành:
3.2.3.1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là “tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các họat động kinh tế, xã hội được diễn ra một cách bình thường” [19, tr.302]. Kết cấu hạ tầng cần được đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn nữa để phục vụ tốt các ngành khai thác, đặc biệt là ngành du lịch. Mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc là những nhân tố hàng đầu của cơ sở hạ tầng du lịch, nó đóng vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng bền vững. Phát triển nhanh chóng và hiện đại phương tiện giao thông cùng với mạng lưới thông tin liên lạc cho phép khai thác nhanh chóng các nguồn tài nguyên du lịch mới, phục vụ kịp thời, tiện lợi cho các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Đại hội đại biểu Đảng Bộ Khánh Hòa lần thứ XV có nêu: đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của khu vực có công nghệ hiện đại, thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, họat động hiệu quả, an tòan tạo điều kiện đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội cũng như an ninh quốc phòng của khu vực.
Xây dựng kết cấu hạ tầng cần tuân theo một số yêu cầu và giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất: Thực hiện quy hoạch tổng thể, phân bố hệ thống kết cấu hạ tầng phù hợp cho tòan bộ địa bàn tỉnh cũng như chi tiết cho từng vùng, từng địa phương.
đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả.
Thứ ba: Thực hiện tốt mối quan hệ giữa các ngành với địa phương và vùng lãnh thổ, giữa Trung ương với địa phương, giữa Nhà nước với nhân dân trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng.
Thứ tư: Huy động lao động nhàn rỗi trong nhân dân tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
3.2.3.2. Điều chỉnh cơ cấu khai thác và cơ cấu đầu tư
Tỉnh cần tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật thuận lợi để phát huy tối đa lợi thế so sánh về nguồn lực tự nhiên trong tỉnh, điều chỉnh cơ cấu khai thác và cơ cấu đầu tư. Khánh Hòa cần tập trung đầu tư phát triển mạnh du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, thực hiện chiến lược kinh tế biển và các ngành sản xuất, dịch vụ lấy khai thác tài nguyên du lịch là trọng tâm.
Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật hơn nữa về mọi mặt cho phát triển du lịch phải được coi là ưu tiên số một. Để đảm bảo cho phát triển du lịch quy mô lớn, cần ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật tương xứng với tiềm năng du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế, quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch, không gian phát triển du lịch của tỉnh cần được quy hoạch phù hợp với đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và các tài nguyên văn hóạ Cơ sở vật chất - kỹ thuật ngành du lịch phải được thay đổi cả về l- ượng và về chất. Theo đó, Khánh Hòa cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất và các giải pháp mạnh phát triển các ngành sản xuất phục vụ cho dịch vụ - du lịch. Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, cần chú trọng các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả, như đầu tư để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đầu tư cho công tác quảng bá thương hiệu, liên kết giữa các cơ sở dịch vụ, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp hoạt động dịch vụ - du lịch...
Tiếp đến là giải pháp đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng với tiềm năng và thế mạnh của từng ngành, tránh đầu tư dàn trảị Theo đó, tập
trung cơ sở vật chất - kỹ thuật cho ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là một số ngành chủ lực có giá trị gia tăng cao, như sản xuất thực phẩm, dệt may, sản xuất thuốc lá và công nghiệp sửa chữa - đóng mới tàu thuyền. (Tham khảo thêm bảng 10...).
3.2.3.3. Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến
Theo yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến cho các ngành nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giớị Cụ thể là:
Thứ nhất: Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho ngành nuôi trồng thủy sản. Tập trung đầu tư để phát triển theo chiều sâu tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu đến dịch vụ và chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Đầu tư cơ sở vật chất để phát triển mạnh công nghiệp cơ khí đóng mới, sửa chữa tàu cá các loại phục vụ chương trình đánh bắt xa bờ. Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cấp các cơ sở chế biến phù hợp với quy mô sản lượng, gắn khai thác với bảo quản sau thu hoạch để tiết kiệm nguồn lợi tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, nâng cao an tòan thực phẩm. Phổ biến áp dụng các thiết bị xử lý chất thải, mở rộng mô hình khuyến ngư...
Thứ hai: Đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn. Trước tiên, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian dàị Quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch chế biến, bảo quản, tiêu thụ và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng. Quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, các vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên và yêu cầu của thị trường. Quy hoạch diện tích đất cho trồng rừng và phát triển những khu sinh tháị Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao khả năng khai thác tài nguyên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóạ Phát triển các cụm cơ khí nhỏ sản xuất, sửa chữa, gia công máy móc nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi, điện cho sản xuất và sinh họat, kết cấu hạ tầng thông tin
liên lạc và giao thông đường bộ ở nông thôn. Đầu tư xây dựng một số cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ; đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ nhu cầu tại chỗ và nhu cầu thiết yếu trên địa bàn tỉnh; hướng đến sản xuất những hàng hóa phục vụ ngành dịch vụ, du lịch và xuất khẩụ
Các giải pháp và yêu cầu trên đây nhằm tạo ra một cơ sở vật chất-kỹ thuật tương ứng với tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, với đòi hỏi trong hoàn cảnh mới cũng như phù hợp với khả năng thực tế của tỉnh. Mục tiêu của các giải pháp là tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, mới về mặt chất và lượng.