Chương 1 Nguồn lực tự nhiên và việc khai thác nguồn lực tự nhiên
3.2.1. Tăng cường công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
biện pháp khắc phục hữu hiệu; các quy hoạch, các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư nước ngoài và các công trình xây dựng cơ bản đều phải được xem xét đánh giá về mặt tác động đối với môi trường. Ưu tiên công nghệ sạch, tốn ít nguyên, nhiên liệụ
Hai là: Xây dựng quy chế và kiểm tra nghiêm ngặt bảo vệ môi trư- ờng, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt chú ý bảo vệ môi trường khu công nghiệp, đô thị.
Ba là: Chú trọng các công nghệ sử lý chất thải công nghiệp và chất thải đô thị trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm các vùng cửa sông, bảo vệ tài nguyên sinh học. Đề xuất các phương pháp khoa học và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật để hạn chế hậu quả thiên taị Giải quyết dứt điểm tình trạng suy thóai môi trường do các khu dân cư và các cơ sở sản xuất gây rạ
Thứ tư: Kết hợp phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Đây là hai họat động bổ sung cho nhau và hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Họat động nghỉ ngơi, du lịch phải quan tâm tới việc bảo vệ môi trường tự nhiên, nhất là những nơi tập trung các nguồn tài nguyên du lịch. Ngược lại, hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên tạo thuận lợi cho phát triển nghỉ ngơi, du lịch.
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa
3.2.1. Tăng cường công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nguyên thiên nhiên
Thực trạng khai thác nguồn lực tự nhiên ở Khánh Hòa đặt ra yêu cầu phải quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Quản lý tài
nguyên thiên nhiên là một họat động trong lĩnh vực quản lý, có tác dụng điều chỉnh họat động của con người dựa trên nguyên tắc tiếp cận hệ thống. Hiểu theo nghĩa rộng, quản lý tài nguyên thiên nhiên bao gồm việc điều tra, đánh giá tiềm năng, quản lý, dự báo việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Công tác quản lý tài nguyên có ba nội dung quan trọng nhất bao gồm: xây dựng cơ sở khoa học cho việc thi hành công tác quản lý, thiết lập các công cụ quản lý, tổ chức công tác bảo vệ và quản lý tài nguyên. Quản lý tài nguyên có hai công đoạn chính là xây dựng, ban hành thể chế và tổ chức việc quản lý.
Thứ nhất: Về xây dựng, ban hành thể chế
Thể chế quản lý tài nguyên thiên nhiên do bộ máy Nhà nước tỉnh ban hành cần được xác định trên cơ sở khoa học đúng đắn. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý tài nguyên - môi trường khá phức tạp, liên quan tới nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hộị Do vậy, quản lý tài nguyên với tư cách là một lĩnh vực khoa học có chức năng phân tích, đánh giá và áp dụng thành tựu của các khoa học, công nghệ, quản lý xã hội để giải quyết tổng thể các vấn đề. Muốn kiểm sóat và dự báo quá trình khai thác tốt hơn, tỉnh cần tiến hành điều tra đánh giá chất lượng tài nguyên một cách thường xuyên, định kỳ. Sử dụng các công cụ tính toán, các ứng dụng thông tin mới như kiểm tóan môi trường, quy hoạch môi trường, quản lý hệ thống quan trắc nguồn thông tin dữ liệu, phân tích, đánh giá nguồn tài nguyên và đề ra kế hoạch cũng như dự báo những khả năng đúng đắn cho việc khai thác sử dụng tài nguyên. Chỉ khi nào đánh giá được trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác từng lọai tài nguyên thì mới cho phép xác định đúng đắn chiến lược khai thác và quản lý tốt tài nguyên. Thể chế, chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên phải đặc biệt quan tâm những tài nguyên có trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi, chất lượng cao, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dễ khai thác sử dụng, chi phí lao động thấp, có địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch lớn.
Trên cơ sở quan trắc, điều tra, đánh giá, bộ phận nghiên cứu phải đề xuất được cho tỉnh một chiến lược khai thác. Đến lượt nó, chiến lược lại được cụ thể hóa bằng quy hoạch, kế hoạch, chính sách, luật pháp, các văn bản dưới luật và hướng dẫn thi hành luật. Chiến lược gắn liền với hình thành quy hoạch, các chương trình, các dự án cụ thể. Như Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ: “Gắn kết giữa chiến lược, quy hoạch với kế hoạch; nâng cao tính khoa học, công khai, minh bạch, bảo đảm cho chiến lược, kế hoạch, thực sự là công cụ điều hành có hiệu quả của Nhà nước, thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và nhân dân” [8, tr.251]. Chiến lược, kế hoạch phải thống nhất ở các cấp, các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, các cơ sở sản xuất và trong tổng thể nền kinh tế; thống nhất giữa dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; tránh tình trạng chỉ vì mục tiêu trước mắt và cục bộ mà bỏ qua mục tiêu lâu dài và coi thường lợi ích quốc giạ Chính sách và chiến lược khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh phải hướng đến khắc phục cơ bản những bức xúc tồn tại trước đây, như quy hoạch treo, ô nhiễm môi trường... Kế hoạch khai thác phải gắn với bảo vệ môi trường, tránh lãng phí tài nguyên. Phải đi đến hoàn thiện quá trình thăm dò, khai thác, chế biến, tiêu dùng sản phẩm, hạn chế mức thấp nhất việc xuất khẩu nguyên liệu thô, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng.
Thứ hai: Về tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược
Nội dung cơ bản của công tác tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược gồm: giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vấn đề liên quan. Thực trạng khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh đặt ra yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các sai phạm cũng như giải quyết những phát sinh nhằm thực hiện nghiêm túc chính sách và chiến lược. Công tác thanh, kiểm tra phải đưa ra những kết luận, đánh giá khách quan khoa học về sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc xử lý. Công tác xử lý sai phạm phải khẩn trương, nghiêm túc nhằm giải quyết triệt để những bức xúc tồn tại dai dẳng như: đền bù giải tỏa, dự án ma, tham nhũng tiêu cực - đã từng gây nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến uy tín và thể diện của tỉnh.
Thanh tra, giám sát, xử lý trong thời gian sắp tới cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: sử dụng tài nguyên đất đai, rừng, biển và đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên nước và không khí.
Uỷ ban nhân dân tỉnh với tư cách đại diện cho lợi ích tòan xã hội biến đường lối của mình thành hiện thực thông qua việc cấp phép và hình thành một cơ cấu tổ chức quản lý. Cấp giấy phép là khâu đầu tiên, liên quan trực tiếp với tất cả các khâu quản lý tài nguyên nên có vai trò vô cùng quan trọng. Việc thẩm tra dự án cần xác định theo tiêu chí tổng thể với rất nhiều góc độ khoa học; phải xác định cụ thể trình tự thủ tục, cơ sở pháp lý, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường phù hợp với điều kiện cụ thể và xu hướng phát triển tiến bộ; phải công khai rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân; phải “đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng, thông qua và phê duyệt, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển...” [8, tr.251]. Việc cấp phép khai thác phải tạo được thuận lợi nhiều nhất và khắc phục thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho nhà đầu tư.
Để quản lý tài nguyên có hiệu quả cần đổi mới công cụ quản lý. Công cụ là tổng hợp các biện pháp họat động về luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhằm khai thác và bảo vệ tốt nhất tài nguyên thiên nhiên. Các công cụ chủ yếu cần thiết lập gồm: công tác kỹ thuật quản lý, công cụ luật pháp-chính sách, công cụ kinh tế, công cụ phụ trợ. Các công cụ được sử dụng dưới hình thức và giải pháp khác nhaụ Công cụ, giải pháp, hình thức phải phù hợp với thực trạng điều kiện tự nhiên, phong tục văn hóa và hòan cảnh cụ thể của từng địa phương. Các công cụ quản lý nhằm mục tiêu trước mắt là chống suy thoái môi trường, chống đói và chống dịch bệnh. Mục tiêu của giai đoạn tiếp theo là làm sao khai thác đạt hiệu quả tối đa mà con người vẫn sống hòa hợp, thân thiện với tự nhiên. Công tác quản lý từng bước phải đi vào chiều sâu theo phương châm ngăn ngừa ô nhiễm hơn là xử lý ô nhiễm, vấn đề môi trường được quan tâm thích đáng ngay từ đầu quá trình phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm.
môi trường, nâng cấp và củng cố các cơ quan đủ sức thực hiện tốt các vấn đề nảy sinh và ứng cứu kịp thời sự cố môi trường ở các khu dân cư tập trung và khu công nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những vi phạm làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, nhất là môi trường du lịch. Tiếp theo, tỉnh cần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học quản lý tài nguyên-môi trường phù hợp với yêu cầu mới tới cấp xã - phường, hoàn chỉnh cơ chế tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc quản lý; phân cấp quản lý theo vùng, theo ngành, theo từng lĩnh vực.