Chương 1 Nguồn lực tự nhiên và việc khai thác nguồn lực tự nhiên
2.1. Nguồn lực tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa
2.1.3. Các tài nguyên khác
Khánh Hòa có đến chục điểm nước nóng, từ những điểm lộ thiên bao đời nay đến những điểm mới được phát hiện sau giải phóng. Những điểm nước nóng này phân bố gần như khắp tỉnh, từ Tu Bông - Vạn Giã đến Cam Ranh. Đây là một nguồn lợi rất quý giá mà thiên nhiên ban tặng, có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau, như: du lịch, dịch vụ, y học, kinh tế.
Vì đồng bằng hẹp, độ dốc lớn, sông suối ngắn, nên nguồn lợi thủy sản nước ngọt không đáng kể. Vùng biển Khánh Hòa có nhiều cửa lạch, đầm, vịnh và hàng trăm đảo, từ lâu đã là nơi cư ngụ của nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao, như tôm, cua, mực, ghẹ, rong biển... Đặc biệt là yến sào, một loại đặc sản quý hiếm gọi là “vàng trắng”, chiếm trên 70% tổng sản lượng của cả nước. Trữ lượng hải sản của Khánh Hòa khoảng từ 92.000 - 110.000 tấn. Trong đó, vùng biển ven bờ và đầm, vịnh có trữ lượng khỏang 10.000 - 15.000 tấn, phần lớn là các loài hải đặc sản có giá trị xuất khẩụ Biển Nha Trang có đủ các loại hải sản quý ở biển sâu lẫn biển nông. “Ngư Trường cũng giống như Phan Thiết đứng đầu cả nước về sản lượng tôm cá, mực, ốc nhảỵ.. Hàng năm đem về nguồn lợi hải sản đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh” [45, tr.226].
Khánh Hòa được coi là một trong mười tỉnh có trữ lượng rừng lớn và chất lượng gỗ tốt nhất của cả nước. “Tổng diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 328.200hạ Tổng trữ lượng gỗ là 17.373.843m3. Thảm thực vật rừng Khánh Hòa phát triển trên những đới khí hậu khác nhau
từ nhiệt đới ẩm đến á nhiệt đới và có cả phần ôn đới núi cao, nên tàng trữ nhiều loại cây, thú, chim quý hiếm, như: Gõ, Pơ-Mu, Hoàng đàn, Cẩm lai, Giáng hương, Trắc, Cà -te, Cămxẹ.. các loại chim thú quý như: voi, hổ, báo, bò rừng, nai, sơn dương. Khánh Hòa còn nổi tiếng bởi xứ trầm hương, kỳ nam” [40, tr.67]. Vì thế, nguồn lợi về lâm sản và tài nguyên du lịch sinh thái cũng không hề nhỏ.
Tài nguyên khoáng sản ở Khánh Hòa không nhiều, chủng loại không phong phú và không có mỏ điển hình nhưng cũng có nhiều triển vọng. Với trữ lượng không lớn và không tập trung thành mỏ nhưng cát thủy tinh có ở nhiều nơi trong tỉnh. Cát thủy tinh có hàm lượng Si02, độ tinh khiết, độ trắng cao đủ điều kiện để xây dựng nhà máy sản xuất các mặt hàng thủy tinh dân dụng và thủy tinh cao cấp. Cam Ranh có mỏ Thủy triều, trữ lượng khỏang 35 triệu tấn, hàm lượng Si02 cao nhất cả nước tới 99,4%.
Như vậy, tài nguyên thiên nhiên Khánh Hòa rất đa dạng, phong phú. Nét nổi bật nhất của Khánh Hòa là khả năng vô cùng to lớn về tài nguyên du lịch, nơi đây có thể phát triển ngành kinh tế du lịch nổi tiếng. Trong số 9 tỉnh Nam Trung bộ và 16 tỉnh Nam bộ (theo số liệu năm 1999), Khánh Hòa được đánh giá là một trong các tỉnh có thắng cảnh du lịch về mặt tự nhiên điển hình nhất. (Tham khảo Bảng 2). Tiếp đến, tài nguyên thiên nhiên cho phép phát triển một số ngành kinh tế tầm cỡ khu vực và thế giới, đặc biệt là cảng biển và khai thác thủy sản.