9. Kết cấu của Luận văn
1.3. Sản phẩm hoạt động KH&CN và thƣơng mại hoá
1.3.1. Sản phẩm hoạt động KH&CN
Theo cách hiểu chung nhất, hoạt động KH&CN là tập hợp toàn bộ các hoạt động có hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến con người, tự nhiên và xã hội, nhằm sử dụng những kiến thức đó để tạo ra những ứng dụng mới.
Trên cơ sở Luật Khoa học và Công nghệ (2013) [21] khái niệm về các Hoạt động KH&CN được xác định gồm :
- Nghiên cứu khoa học : là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
- Triển khai thực nghiệm : là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.
- Phát triển công nghệ : là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.
cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.
- Dịch vụ KH&CN : là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, CGCN, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu KH&CN trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Ngoài ra còn có các hoạt động phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN.
Hoạt động KH&CN bào gồm cả hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai, vì vậy các sản phẩm của hoạt động KH&CN cũng tương ứng, bao gồm:
- Dự liệu điều tra cơ bản.
- Bài báo, tham luận tại các hội thảo, hội nghị ... - Sáng chế, giải pháp hữu ích.
- Sản phẩm cụ thể, sản phẩm mẫu. - Quy trình công nghệ, thiết bị mới.
Trong số này các sản phẩm có thể thương mại hóa bao gồm 03 nhóm đó là các sáng chế, giải pháp hữu ích; Các sản phẩm cụ thể, sản phẩm mẫu; Quy trình công nghệ, thiết bị mới. Hai nhóm còn lại gồm các sản phẩm là dữ liệu điều tra cơ bản; Bài báo, bài viết tại các hội thảo, hội nghị có tính chất bổ trợ cho các nhóm còn lại.
Thông qua khái niệm sản phẩm hoạt động KH&CN nêu trên, việc thương mại hóa phải hết sức coi trọng đến sản phẩm dưới dạng bí quyết công nghệ của nhà khoa học. Vì vậy thương mại hóa sản phẩm KH&CN không thể tách rời nhà khoa học.
1.3.2. Thương mại hóa sản phẩm KH&CN
Thương mại: là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác và có thể nhận lại một giá trị nào đó
(bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó [từ trang web Wikipedia].
Từ khái niệm về sản phẩm KH&CN và thương mại như trên ta có thể định nghĩa thương mại hóa sản phẩm KH&CN là quá trình đưa sản phẩm KH&CN ra mua bán trao đổi. Quá trình này được thực hiện từ việc triển khai và phát triển sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, cuối cùng là việc phân bổ và tái đầu tư lợi nhuận.