Môi trường nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ vệ tinh trong các viện nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp viện hóa học các hợp chất thiên nhiên) (Trang 81 - 89)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Điều kiện đủ cho hình thành doanh nghiệp công nghệ vệ tinh

3.2.5. Môi trường nghiên cứu khoa học

Được sự quan tâm của Lãnh đạo Viện HCTN, với đội ngũ cán bộ khoa học trẻ , nhiệt huyết, kết hợp vận dụng mô hình tổ chức theo ma trận, với mục tiêu đưa kết quả nghiên cứu vảo ứng dụng trong cuộc sống, hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ của viện luôn tấp nập và việc „ Sáng đèn“ suốt đêm là hình tượng của Viện HCTN trong giai đoạn mới này.

Lãnh đạo viện, Hội đồng Khoa học và các ban ngành đoàn thể đã đoàn kết tạo nên một tập thể mạnh, thống nhất. Viện đã vận dụng hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học với đào tạo và hoạt động sản xuất, CGCN. Hoạt động sản xuất, CGCN các kết quả đề tài, dự án do Viện HCTN nghiên cứu đã tạo thành phong trào và là nguồn động lực để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KH&CN ở Viện. Kết hợp nghiên cứu khoa học với đào tạo đã giúp hoàn thành nguyện vọng của các cán bộ nghiên cứu điều này ngày càng gắn kết cán bộ, người lao động với Viện.

Cùng với đội ngũ cán bộ, người lao động có tâm huyết và ngày càng phát triển, Viện HCTN đã và đang chứng minh được vị thế của mình, viện đã được Nhà nước chọn đầu tư nhiều trang thiết bị nghiên cứu khoa học có giá trị cao, quan trọng mang tính quyết định (Dự kiến đến năm 2018 Viện được đầu tư 03 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia).

Năm 2014, Viện HCTN đã và đang tham gia thực hiện 16 đề tài, dự án cấp Nhà nước và nghị định thư cùng với 12 đề tài, dự án cấp VHL và đề tài dự án của các địa phương. Nhiều kết quả nghiên cứu đã và đang được hoàn thiện đưa vào sản xuất mang lại thu nhập cho các nhà khoa học cũng như người lao động trong Viện HCTN.

* Tiểu kết Chƣơng 3

Trong chương 3 học viên đã trình bày về điều kiện cần và đủ cho việc hình thành các doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh trong các Viện R&D với trường hợp Viện HCTN.

Điều kiện cần cho hình thành các doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh của các Viện R&D trong đó có Viện HCTN về môi trường kinh tế thị trường, thị trường công nghệ, môi trường chính sách đã có nhiều đổi mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp KH&CN hình thành và phát triển. Tuy nhiên để phát triển doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh trong các Viện R&D cần có chính sách hỗ trợ đặc thù của Nhà nước cho loại hình này và quan trọng nhất đó là chính sách về viên chức và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp KH&CN nói chung và doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh nói riêng.

Thời gian qua, Viện HCTN đã được đầu tư khá nhiều về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho Viện phát triển sâu rộng lĩnh vực hoạt động của mình. Điều kiện đủ bao gồm tiềm lực của đơn vị chủ quản, sản phẩm thương mại hóa, điều kiện phát triển các hướng nghiên cứu mới, năng lực của lãnh đạo và môi trường nghiên cứu, bản thân các Viện R&D trong đó có Viện HCTN hầu như đã đáp ứng.

Xem xét việc hình thành các doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh trong điều kiện Viện HCTN, về một số khía cạnh nào đó còn gây một số quan ngại từ phía

cơ quan quản lý do môi trường kinh doanh đan xen môi trường nghiên cứu khoa học sẽ dẫn đến những phức tạp cũng như ảnh hưởng đến công tác quản lý hiện tại của cơ quan chủ quản là VHL, tuy nhiên điều này là xu thế và tất yếu đối với các viện R&D. Hình thành doanh nghiệp đồng thời sẽ tạo ra xu hướng nghiên cứu từ nhu cầu thị trường, đây chính là mục tiêu của tự chủ, tự chịu trách nhiện trong nghiên cứu KH&CN.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh là một trong các xu thế để các Viện R&D thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng thời làm cầu nối giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo là khâu đột phá đưa KH&CN vào thực tiễn xã hội đồng thời mang lại nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN của minhg.

Việc nghiên cứu điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh trong các Viện R&D với mô hình xem xét là Viện HCTN đã mang lại một số kết quả nhất định: Xác định điều kiện cần và đủ, nhận diện những thuận lợi, khó nhăn cho hình thành loại hình doanh nghiệp này trong các Viện R&D.

Thông qua luận văn này học viên mong muốn được đóng góp một phần công sức vào việc xây dựng cơ sở xác định các tiêu chí cho việc thành lập các doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh trong các Viện R&D và hơn nữa là mong muốn được đóng góp vào một số dự án thành lập doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh cho Viện HCTN và một số Viện R&D trong khu vực VHL.

Trên cơ sở phân tích thị trường KH&CN, chính sách của Nhà nước đến hiện trạng các viện R&D (trường hợp Viện HCTN) học viên đã phân tích một số điều kiện cần và đủ để hình thành các doanh nghiệp công nghệ - vệ tính trong viện.

Cần nhấn mạnh rằng, môi trường kinh tế xã hội, chính sách của Nhà nước đối với KH&CN nói chung và đối với hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu nói riêng là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh hình thành và hoạt động có hiệu quả.

Với trường hợp nghiên cứu là Viện HCTN trên cơ sở khung phân tích trình bày tại luận văn, về cơ bản giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh. Những vấn đề như cơ sở lý luận về thực tế để hình thành hệ thống pháp luật cho loại hình doanh nghiệp này cần được nghiên cứu tiếp ở mức độ cao hơn.

Một số khuyến nghị:

- Về sự tham gia của công chức, viên chức trong doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh

Việc quy định công chức, viên chức không được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư đối với loại hình doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh là một rào cản khiến các nhà khoa học không muốn tiếp cận loại hình doanh nghiệp này nói riêng và doanh nghiệp KH&CN nói chung. Do đặc thù loại hình doanh nghiệp này gắn liền với tổ chức KH&CN và với bản thân nhà khoa học, nên chăng cần có quy định đặc thù cho các doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh để các nhà khoa học là công chức, viên chức được quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp này.

- Về chính sách đối với tài sản công, kinh phí và nguồn vốn

Nhà nước cần có chính sách phù hợp, linh động để doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh được sử dụng trang, thiết bị của Viện R&D phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất ra sản phẩm đảm bảo đúng pháp luật đồng thời mang lại khoản thu bù đắp cho việc đầu tư của Nhà nước.

Các đề tài, dự án với điều kiện kinh phí hiện tại đều rất khó khăn cho các nhà nghiên cứu hoàn thiện tới khâu sản phẩm. Vì vậy để kết quả có thể được chuyển giao cần hỗ trợ thêm về kinh phí để công nghệ được hoàn thiện và đưa ra thị trường.

Doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh có những đặc thù riêng mang tính rủi ro chung của các doanh nghiệp KH&CN vì vậy việc hỗ trợ về vốn của Nhà nước cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Việc hỗ trợ của Nhà nước có thể thông qua hình thành và hoạt động của các “Quỹ đầu tư mạo hiểm“ hoặc của các Ngân hàng Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Việt Nam

1. Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Hồng Hà, Lê Vũ Toàn (2014), Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2014/12/13/doanh-nghiep-khoa-hoc-v-cng- nghe-viet-nam-thuc-trang-v-giai-php-pht-trien/ , ngày cập nhật 13.12.2014. 2. Bài viết, Đảng sẽ ra định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, http://www.vietnamplus.vn/dang-se-ra-dinh-nghia-moi-ve-kinh-te- thi-truong-dinh-huong-xhcn/309559.vnp, ngày cập nhật 28.2.2015.

3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 115/2005 NĐ-CP về quy định cơ cấu tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.

5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 96/2010/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

6. Trần Văn Dũng (2008), Điều kiện hình thành doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý KH&CN.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (7/11/2012).

8. Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, 2007.

9. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, Tập II Nghiên cứu chính sách và chiến lược, Nhà xuất bản Thế giới, 2009.

10. Vũ Cao Đàm (2007), Lại bàn về khái niệm “Doanh nghiệp KH&CN” - Tạp chí hoạt động KH&CN 2.2007.

11. Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2011.

12. Vũ Cao Đàm (2014), Nghịch lý và lối thoát, Nhà xuất bản Thế giới, 2014. 13. Mai Hà, Hoàng Văn Tuyên, Đào Thanh Trường (2015), Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ từ lý luận đến thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 14. Trần Văn Hải (2012), Thuận ngữ “Thị trường Khoa học và Công nghệ”, “Thị trường Công nghệ” tiếp cận từ pháp luật về sở hữu trí tuệ, Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 7 năm 2012.

15. Trần Xuân Hoài (2006), Doanh nghiệp trong phòng thí nghiệm,

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=1144&CategoryID=32, ngày cập nhật 15.5.2006.

16. Nguyễn Võ Hưng và nhóm tác giả (2003), Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2003.

17. Nguyễn Văn Học (2005), Kinh nghiệm một số nước về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp khoa học và công nghệ , khả năng áp dụng vào Việt Nam, Ban chính sách khoa học, Nistpass.

18. Nguyễn Thị Minh Nga (2006), “Nghiên cứu khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp khoa học và công nghệ”, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ năm 2005 - 2006, Viện chiến lược và chính sách Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 2006;

19. Phạm Thị Bích Ngọc, Phạm Quang Tuấn (2015), Từ quyền tự chủ đến năng lực tự chủ ở các viện nghiên cứu - triển khai, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 48-53.

20. Lê Nguyễn (2005), Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, 2005/Số 7/Dự báo - chiến lược - chính sách.

21. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13.

22. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11.

23. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12.

24. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13

25. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13

26. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11.

27. Nguyễn Quân (2006), Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ - một lực lượng sản xuất mới, tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, số tháng 10, 2006;

28. Bạch Tân Sinh (2005), Nghiên cứu sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN và sự chuyển đổi một số tổ chức nghiên cứu nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam sang cơ chế doanh nghiệp, Báo cáo Đề tài Cấp Bộ 2003-2004 (Bộ Khoa học và Công nghệ).

29. Phạm Huy Tiến (2006), Giáo trình Tổ chức Khoa học và Công nghệ, Bài giảng cho học viên cao học, ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ (2006). 30. Phạm quang Tuấn (2015), Thực tiễn hoạt động chuyển giao công nghệ tại Viện chuyên ngành trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đề xuất đối với hoạt động chuyển giao công nghệ tại các Viện nghiên cứu và triển khai, Kỷ yếu hội nghị “Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2015).

31. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2014), Báo cáo hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Annual report), năm 2015.

32. Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên(2010), Kỷ yếu 40 năm thành lập, năm 2010.

33. Michael Watts (1988), Kinh tế thị trường là gì?, http://photos.state.gov/ libraries/vietnam/8616/transdoc/trans_WhatIsAMarketEconomy.pdf

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

34. Barbara Bigliardi, Francesco Galati, and Chiara Verbano (2013), Evaluating

Performance of University Spin-Off Companies:

Lessons from Italy Journal of Technology Management & Innovation 201 3, Volume 8, Issue 2 (Pag 184) .

35. Sally Davenport, Adrian Carr, Dave Bibbi (2002), Leveraging talent: spin- off strategy at Industrial Research , https://www.researchgate.net/profile/ Sally_Davenport/publication/228131076_Leveraging_Talent_Spin-off_Strategy _at_Industrial_Research/links/00b4951b2e233564fd000000.pdf

36. Kevin Hindle, John Yencken (2004), Public research commercialisation, entrepreneurship and new technology based firms: an integrated model, http://www.kevinhindle.com/publications/C21.2004%20%20Hin-Yen%20

Technovation%20Comm%20Eship%20and%20Tech%20Frims%20Model.pdf 37. Morten Steffensen, Everett.M.Rogers, Kresten Speakman (1999), Spin-offs from research centers at a research university, http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0883902698000068.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ vệ tinh trong các viện nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp viện hóa học các hợp chất thiên nhiên) (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)