9. Kết cấu của Luận văn
2.3. Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Viện Hóa học các hợp chất
nhiên
2.3.1. Đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan
Thực hiện các đề tài (dự án) từ năm 2010 đến năm 2015 Viện HCTN đã đăng ký thành công 9 sáng chế trong và ngoài nước, hiện Viện HCTN đang có 12 đơn sáng chế đang chờ cấp văn bằng. Nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, Viện đã chú trọng đăng ký đối với các loại hình từ sáng chế cho đến nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp phục vụ hoạt động nghiên cứu và CGCN của Viện.
Luật sở hữu trí tuệ quy định về đối tượng sở hữu trí tuệ gồm có quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Đối với hoạt động CGCN của Viện HCTN được điều tra thường liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ sau:
- Quyền tác giả đối với các nghiên cứu khoa học.
- Quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại.
2.3.2. Hình thức chuyển giao công nghệ
Với sự đa dạng của đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan hoạt động CGCN dẫn tới hình thức CGCN tại Viện HCTN cũng đa dạng, một số thông qua hợp
đồng CGCN, một số được thực hiện thông qua hợp đồng hợp tác nghiên cứu và CGCN hoặc hợp đồng dịch vụ KH&CN và CGCN [30].
- Hợp đồng CGCN là loại hình thông dụng nhất, chủ yếu áp dụng đối với những công nghệ đã được nghiên cứu , sản xuất ra sản phẩm mẫu và có khả năng áp dụng rộng rãi trên cơ sở nghiên cứu vùng nguyên liệu, quy trình công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp. Đối với loại hình hợp đồng này thông thường liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ là bản quyền tác giả đối với chủ nhiệm đề tài (dự án), người đứng tên sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Việc CGCN có thể kèm theo, nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế (giải pháp hữu ích) hoặc không nhưng đại đa số kèm theo bí mật kinh doanh thông qua việc cung cấp các đối tượng nhất định. Loại hình này mới được Viện HCTN áp dụng tuy nhiên do sau khi chuyển giao khó có thể quản lý được chất lượng sản phẩm nên kể từ năm 2012 Viện không áp dụng loại hình này trong CGCN.
- Hợp đồng hợp tác nghiên cứu và CGCN là loại hình cũng khá thông dụng, thông thường được áp dụng đối với các kết quả nghiên cứu khi chuyển giao đòi hỏi nghiên cứu điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc CGCN theo loại hình này phát sinh giải pháp mới và bí mật kinh doanh thuộc sở hữu chung của các bên. Một số công nghệ ứng dụng trong điều kiện thực tế đã được Viện HCTN áp dụng hình thức này, việc nghiên cứu và CGCN đã tạo điều kiện cho Viện HCTN nắm chắc thê công nghệ cũng như mang lại thu nhập cao cho người lao động.
- Hợp đồng dịch vụ KH&CN và CGCN áp dụng đối với các hoạt động CGCN kèm theo cung cấp thiết bị, vật tư. Đối với loại hình này việc cung cấp thiết bị và vật tư là thành phần chính và có thể kèm theo tên thương mại, nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp, việc CGCN chủ yếu được thực hiện thông qua quy trình công nghệ, đào tạo, hướng dẫn đội ngũ kỹ thuật viên. Loại hình này được áp dụng khá rộng rãi tại Viện HCTN do việc chuyển giao gắn kết với cung cấp thiết bị và nguyên liệu nên đảm bảo được bí mật công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra.
2.3.3. Phương thức thanh toán trong hợp đồng chuyển giao công nghệ
Đối với hoạt động CGCN đã được thực hiện tại Viện HCTN thông thường áp dụng 3 phương thức thanh toán như sau:
- Thanh toán toàn bộ bằng tiền ngay sau khi hợp đồng được thực hiện thường áp dụng đối với các hợp đồng có thời hạn ngắn (dưới 3 năm) hoặc công nghệ, sản phẩm chuyển giao đã được thương mại hóa và tỷ lệ giữa CGCN với vật tư thiết bị trong cơ cấu giá thấp.
- Thanh toán nhiều lần bằng tiền trong suốt quá trình hợp đồng có hiệu lực, thường áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dài trên 3 năm. Phương thức thanh toán này thường được áp dụng đối với các công nghệ, sản phẩm đã được thương mại hóa.
- Thanh toán kỳ vụ theo phần trăm (%) giá bán tịnh từ kinh doanh sản phẩm của công nghệ, do đặc thù sản phẩm, công nghệ mới chưa được thị trường biết đến nên các bên thường lựa chọn hình thức này. Việc lựa chọn phương thức này thường áp dụng với các hợp đồng có thời hạn trên 5 năm, có tỷ lệ giá CGCN cao so với giá vật tư thiết bị.
2.3.4. Phân chia lợi ích từ hoạt động chuyển giao công nghệ
Đối với hoạt động CGCN của Viện HCTN hiện nay có hai đối tượng được hưởng khoản thu từ CGCN là Viện và tác giả của công nghệ là chủ nhiệm các đề tài (dự án) mà công nghệ được hình thành từ kết quả đề tài (dự án) đó [30].
Để tạo điều kiện, khuyến khích các nhà khoa học trong R&D, Viện HCTN đã đề ra nhiều quy định ưu đãi đối với họa động CGCN. Đối với thù lao cho tổ chức, cá nhận tạo ra công nghệ khi CGCN Viện HCTN quy định bằng mức trần theo Luật Chuyển giao công nghệ, cụ thể là 35% số tiền thu được từ hợp đồng CGCN đó. Theo quy định, 50% thu nhập còn lại sau khi trừ thù lao cho tập thể cá nhân tạo ra công nghệ được đưa vào quỹ đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% còn lại cho quỹ phúc lợi, khen thưởng. Trên cơ sở đó, Viện HCTN đã vận dụng trích từ 60 - 90% số được trích cho quỹ phúc lợi để khen thưởng cho chính tập thể, cá nhận tạo ra công nghệ cũng như
60 - 90% số trích đầu tư nghiên cứu khoa học để tái đầu tư cho đơn vị tạo ra công nghệ.
2.3.5. Một số sản phẩm đã thực hiện chuyển giao công nghệ
- Thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương là kết quả của đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: “Nghiên cứu qui trình công nghệ tạo thực phẩm chức năng từ Vẹm xanh Perna viridis”. Thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương đã được Viện HCTN chuyển giao cho công ty dược phẩm Á Âu thực hiện sản xuất và phân phối trên thị trường Việt Nam trong thời hạn 05 năm, việc thanh toán được thực hiện theo kỳ vụ theo phần trăm (%) giá bán tịnh từ kinh doanh sản phẩm Cốt Thoái Vương.
- Công nghệ sản xuất và sử dụng đồng bộ các chế phẩm sinh học để xử lý ô nhiễm nước và bùn đáy trong ao hồ nuôi tôm sú, cá tra năng suất cao tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long do Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Vạn Xuân (được Viện HCTN chỉ định trực tiếp sản xuất các chế phẩm của dự án) là doanh nghiệp đầu tiên tiếp nhận công nghệ để sản xuất và kinh doanh. Từ 1 pilot tại Củ Chi hiện Công ty đã mở chi nhánh tại Sóc Trăng (xưởng sản xuất) nhằm sản xuất chế phẩm cung cấp cho thị trường đồng bằng sông Cửu Long, đang xúc tiến mở chi nhánh ở Khánh Hòa và Quảng Bình. Doanh nghiệp đã thu hồi vốn đầu tư thông qua bán chế phẩm đạt 2.277.472.000đồng (theo thống kê đến 15/05/2015).
- Phân bón vi sinh đa vi lượng Huđavil, phân bón lá cho chè, lúa, cà phê, hiện thương hiệu cũng như sản phẩm đã có uy tín trên thị trường, Viện HCTN tổ chức CGCN thông qua các hợp đồng dịch vụ khoa học và CGCN cho 5 đơn vị trên toàn quốc. Cùng với CGCN, Viện HCTN cung cấp thiết bị, giống vi sinh và thu bản quyền công nghệ, thương hiệu theo hình thức thanh toán nhiều lần trong kỳ hợp đồng.