1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
1.3.3. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và phối hợp của các cơ quan,
chức trong giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh thiếu niên
1.3.3.1. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng
Thường xuyên tăng cường và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đoàn viên, thanh thiếu niên, đặt cấp uỷ Đảng vào vị trí chủ thể của công tác giáo dục chính tri - tư tưởng cho đội ngũ thanh niên, đồng thời là người lãnh đạo toàn diện các hoạt động giáo dục chính tri - tư tưởng. Thực tế những năm qua đã khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác giáo dục chính trị - tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ đoàn viên thanh thiếu niên.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy đối với công tác sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác giáo dục chinh trị - tư tưởng, chế độ chính sách, cơ sở vật chất cho công tác tư tưởng, đồng thời chủ động nắm bắt tình hình, tư tưởng, diễn biến trong thanh niên để tìm hiểu những vướng mắc kịp thời tháo gỡ những khó khăn, cung cấp cho đội ngũ cán bộ, báo cáo viên làm công tác tuyên truyền những thông tin mang tính thời sự, thường xuyên cập nhật các Nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của tổ chức Đoàn thanh niên từ trung ương đến cơ sở, các thông tin chính trị trong và ngoài nước cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên.
Tham mưu kịp thời cho cấp uỷ Đảng các cấp thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm để quán triệt các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên chăm lo xây dựng chỉnh đốn tổ chức Đoàn, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tiền phong của thanh niên, tạo dựng nền tảng chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
1.3.3.2. Quản lý và tạo điều kiện của các cơ quan Nhà nước
Tổ chức Đoàn chịu sự quản lý chung của Nhà nước đối với toàn xã hội, mọi hoạt động của Đoàn nằm trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Nhà nước thông qua hệ thống tổ chức, bộ máy chính quyền ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện luật thanh niên (đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2005 và có hiệu lực tháng 07/2006). Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên phát huy hết khả năng, năng lực của tuổi trẻ để cống hiến xây dựng đất nước. Nhà nước đảm bảo nguồn kinh phí, phương tiện làm việc cho hoạt động Đoàn. Những cơ chế, chính sách về thanh niên cần được quan tâm, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát huy hết sức trẻ, năng lực bản thân, chuyên tâm cống hiến, phát triển và được xã hội tôn vinh bằng chính kết quả hoạt động của mình.
Tổ chức Đoàn thanh niên là chỗ dựa vững chắc, tham gia đóng góp, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân các cấp, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động đoàn viên thanh niên xung phong, tình nguyện đi đầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3.3.3. Sự phối hợp của các đoàn thể nhân dân
Các tổ chức chính trị - xã hội là những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của xã hội ta, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên, thu hút đông đảo nhân dân vào tham gia quản lý các công việc nhà nước, công việc xã hội, nâng cao tính tích cực của mỗi công dân. Trong xã hội ta, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình không chỉ bằng nhà nước mà còn thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.
Mối quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị thể hiện sâu sắc tính tôn trọng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau và chủ động phối hợp với nhau, không cản trở nhau, cùng mục đích mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc; thể hiện tính trách nhiệm đối với nhau. Mối quan hệ biểu hiện sâu sắc, phong phú không mang tính chất hành chính nặng nề.
Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng trên, tổ chức Đoàn cần tích cực chủ động, liên kết phối hợp, nhằm quy tụ sức mạnh của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của minh. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nói riêng và công tác giáo dục cho thanh thiếu niên nói chung cần phải có sự vào cuộc của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, huy động được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Liên đoàn lao động), ví dụ: đưa vào các buổi sinh hoạt nội dung nói chuyện truyền thống của các bác Cựu Chiến binh góp phần giáo dục đạo đức, truyền thống, lý tưởng cho thanh niên hiện nay...
1.3.3.4. Sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội
Cần thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cho thanh thiếu niên. Gia đình, nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của thanh thiếu niên. Gia đình cần có sự kết hợp với nhà trường để quản lý thanh niên được đa dạng hơn. Gia đình cần quan tâm đến cuộc sống của con em ở độ tuổi thanh niên về học tập cũng như các mối quan hệ xã hội, cùng chia sẻ những điều mà các bạn còn băn khoăn. Những thành viên trong gia đình chính là những tấm gương gần gũi nhất, thực tế nhất để giáo dục cho thanh niên. Sự quan tâm của gia đình sẽ phần nào hạn chế thanh niên bước chân vào những con đường sai trái. Cùng với gia đình, nhà trường cần có nhiều biện pháp hơn nữa để quản lý học sinh, sinh viên, thắt chặt nề nếp, kỷ cương nhà trường.
Từ đó, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và lý tưởng của thế hệ trẻ. Mỗi một đoàn viên thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người; cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy “gian nan rèn luyện mới thành công”.
Trong nhà trường có nhiều hình thức, nội dung, biện pháp để giáo dục cho học sinh. Ngoài chương trình nội dung giáo dục đạo đức chính khóa, nhà trường còn xây dựng môi trường sư phạm; đẩy mạnh các hoạt động chủ đề, chủ điểm thông qua tổ chức Đoàn - Đội, ngoài ra, còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa như tổ chức tham quan, giao lưu ngoài nhà trường. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng trong nhà trường đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho thanh thiếu niên.
Vai trò của gia đình tác động đến việc giáo dục thanh thiếu niên là rất quan trọng. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi 2/3 thời gian trong ngày, học sinh sinh hoạt, gia đình có tác động lớn đến việc giáo dục cho học sinh. Trước hết, truyền thống gia đình tác động trực tiếp đến học sinh. Gia đình là tấm gương cho học sinh noi theo. Nhiều gia đình hiếu học, trọng đạo lý, gương mẫu đã sản sinh ra nhiều học sinh giỏi, chăm, ngoan. Nhận thức, hành động của ông, bà, cha, mẹ trong gia đình đều có ảnh hưởng đến nhận thức, hành động của học sinh.
Xã hội tác động nhiều mặt trong việc giáo dục học sinh. Xã hội đang trong quá trình phát triển, chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với đặc đểm xã hội có sự thay đổi, giá trị đạo đức xã hội cũng biến đổi theo. Đây chính là khó khăn cơ bản và nặng nề đối
với việc giáo dục cho học sinh trong nhà trường hiện nay. Xã hội còn nhiều tiêu cực, tác động hàng ngày, hàng giờ đến học sinh như các loại sách báo, phim ảnh xấu đang lan rộng và thể hiện dưới nhiều phương tiện, hình thức tinh vi; lối sống thực dụng, thích hưởng thụ của một bộ phận thanh thiếu niên; các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, tội phạm làm lu mờ những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình, của dân tộc.
Trước tình hình trên, sự cần thiết tăng cường sự phối, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa xã hội, nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu niên.
Tiểu kết chƣơng 1
Từ những nội dung trình bày trong Chương này, có thể nhận thấy rằng vai trò quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh thiếu niên. Vai trò này đã được thực tiễn cũng như các quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ thanh thiếu niên mang tính chất đặc thù, khác hơn so với các đối tượng khác. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, các phương thức giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh thiếu niên hiện nay có hiệu quả đòi hỏi sự phối, kết hợp, sự quan tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội đối với thế hệ trẻ.
Chƣơng 2
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH HÀ TĨNH VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƢ TƢỞNG CHO THANH THIẾU NIÊN –
KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ