Joanna Burden – Hiện thân của sự vô định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống nhân vật nữ trong âm thanh và cuồng nộ, nắng tháng tám, thánh địa tội ác của w faulkner từ góc nhìn phân tâm học (Trang 54)

5. Bố cục luận văn

2.2. Joanna Burden – Hiện thân của sự vô định

Nếu Caddy là nhân vật đại diện cho sự sa ngã của giới trẻ miền Nam nước Mỹ trong giai đoạn nền kinh tế tư sản bắt đầu có những bước phát triển đầu tiên. Caddy về sau lao vào cuộc chiến tranh, trở thành một nạn nhân của cuộc chiến khốc liệt; thì với Joanna Burden trong Nắng tháng Tám, người đọc lại thấy hình ảnh nạn nhân của hệ tư tưởng lạc quan quá độ, của tư tưởng phân biệt chủng tộc hình thức trong xã hội. Nếu như hình ảnh Caddy được gắn liền với những biểu tượng có tính khái quát cao, những cổ mẫu; thì Joanna lại được tái hiện thông qua các mối quan hệ kỳ lạ của nhân vật này.

2.2.1 Hình ảnh của kẻ thấp hèn

Là một cô gái phương Bắc theo gia đình chuyển đến Jefferson đã lâu, Joanna Burden vẫn mang trong mình tư tưởng tiến bộ về sự bình đẳng trong xã hội, chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, số phận của nhân vật lại được tái hiện đầy đau thương và buồn thảm. Joanna Burden dường như là “người hầu” khi Joe Christmas sa ngã, là “bãi lầy không đáy” khiến anh ta bị hút vào, là “cái đầm lầy” khi anh ta bị chết đuối. Là một phụ nữ đã ngoài bốn mươi, sở hữu nhiều tài sản nhưng trước Christmas, Joanna chẳng khác gì một người đầy tớ, một kẻ thấp hèn chuyên phục vụ người đàn ông trẻ tuổi kia.

Bức chân dung về nhân vật Joanna Burden hiện lên khác nhau giữa ngày và đêm. Nếu như ban đêm, dưới bảo hộ của bóng tối bí ẩn, Burden hiện lên với vẻ ngoài trẻ trung hơn tuổi. Dưới ánh nền mềm dịu, lần đầu tiên Christmas nhìn thấy cô khi đang “sửa soạn đi ngủ trong chiếc áo choàng ngủ không có thắt lưng, cô trông không quá ba mươi tuổi lắm đâu. Khi y thấy cô vào ban ngày, y biết cô hơn ba mươi lăm rồi” [7, tr. 298]. Và quả thực về sau, Burden đã thẳng thắn thừa nhận với người đàn ông chung chăn chung gối với mình là cô đã 41 tuổi.

Ban ngày, người phụ nữ này bận rộn với các công việc giẩy tờ liên qua đến các chứng từ thương mại, tài chính, tôn giáo… của một trường đại học dành cho người da đen ở miền Nam. Thế nhưng, cô vẫn lặng lẽ trở thành người nấu ăn, bãy sẵn thức ăn trên bàn cho tên đàn ông mò mẫm lén lút vào nhà cô mỗi đêm. Tự nguyện hiến dâng bản thân cho hắn mỗi khi thú tính, nhu cầu ham muốn, khả năng tình dục của hắn dâng lên. Burden con mua cho Christmas một chiếc xe hơi để hắn vi vu khắp nơi trong sự thèm khát của biết bao người.

Burden và Christmas ăn ở với nhau như vợ chồng suốt trong ba năm. Mối quan hệ giữa Joanna Burden và Joe Christmas có lẽ là mối quan hệ giữa

một người đàn ông và một người phụ nữ kỳ lạ nhất trong tất cả các cuốn tiểu thuyết của Faulkner. Joe Christmas mang đến cơ hội thỏa mãn tình dục cho Burden mà bấy lâu nay vì hoàn cảnh cô không được đáp ứng, cô không còn bị ức chế vì nhu cầu tính dục. Con người Joanna Burden giữa ngày và đêm là hai thái cực hoàn toàn khác nhau.

Ban đêm, cái phần vô thức đã chiến thắng ý thức để người đàn bà này được thỏa mãn nhu cầu tính dục đã bị kìm hãm trong suốt bốn chục năm trời. Chính cái gã đàn ông sống chung chạ với cô như vợ chồng đã sốc vì điều đó. Y thấy “sự cuồng nộ hèn hạ của con sống bằng vùng New England đột ngột bị chặn trước giàn lửa địa ngục trong Kinh Thánh của chính vùng New England” [7, tr. 332]. Những hành động mang tính bản năng được trỗi dậy, Burden trở thành một người đàn bà thấp hèn, đầy nhục nhã. Vào ban ngày, khi ánh sáng bao phủ mọi vật, “y thấy một người đàn bà khá đứng tuổi, điềm tĩnh, bộ mặt lạnh lùng, dáng vẻ đàn ông, đã từng sống một mình suốt hai mươi năm mà không mang những nỗi lo sợ thông thường của đàn bà chút nào” [7, tr. 333]. Đến khi màn đêm buông xuống, bóng tối là cơ hội tuyệt vời cho những điều tệ hại hay những việc hèn hạ được trở mình, Burden lại biến thành một kẻ hoàn toàn xa lạ. “Cô khao khát tìm kiếm những biểu tượng bằng những chữ nghĩa bị cấm đoán, cô them nghe cái âm thanh của chúng được phát ra từ đầu lưỡi của Christmas hay của chính cô” [7, tr. 333].

Có thể thấy, lối sống quá cực đoan đến mức gần như “phân thân” của Burden khiến độc giả phải đặt ra câu hỏi về con người thật của Burden. Faulkner khiến người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về cuộc sống, lối sống của các nhân vật.

Burden bị bản năng tính dục dẫn dắt đến mù quáng. Thế nhưng, khi cái bản năng đó dần mất đi do tuổi tác. Cô đã quá già và bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh đã khiến người đàn bà này rơi vào bi kịch tiếp theo. Vì hiểu lầm tai

hại này, cô đã nhầm tưởng rằng mình có thai và thông báo điều đó với Christmas. Để sau đó đau khổ nhận ra, mình không còn là một người phụ nữ hoàn thiện. Cái thiên tính nữ đã mất dần khiến Burden hoảng loạn, dùng tôn giáo để khỏa lấp những điều cô cho là chưa hoàn thiện.

Khoảng thời gian Burden thông báo việc mình mang thai (sự thực là cái thai giả) vào đúng dịp Giáng sinh. Theo Kyto Giáo, Giáng sinh là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Nó cũng là thông điệp của hòa bình, của những điều tốt đẹp. Thế nhưng, việc tiếp nối thế hệ là không có thật bởi Joanna không thể làm mẹ được nữa. Và việc người phụ nữ này mang bầu là điều kinh khiếp với Christmas. Nhà văn Faulkner đang chế giễu những kẻ luôn ẩn nấp mình trong bóng tối.

Burden là một kẻ thấp hèn khi tự nhận mình là một người đi theo chủ nghĩa bình đẳng, không phân biệt chủng tộc. Thế nhưng người phụ nữ này lại coi thường những người da đen. Cô mượn tôn giáo để xoa dịu nỗi đau của mình và cũng ép Christmas, kẻ không Chúa cầu nguyện với cô. Nhưng y không làm theo bởi y biết: cô đã mất dần ý thức, cô đã ngập ngụa trong những điều mê sảng. Chính vì lẽ đó, cô đã tạo ra bi kịch cho mình, cho kẻ khác. Cô muốn cùng chết với người đàn ông mang trong mình dòng máu của người da đen đó bằng một khẩu sung, thế nhưng lại bị anh ta sát hại bằng cách cắt cổ. Hình ảnh đầu của Burden gần như lìa khỏi cổ cho thấy cái ý thức khai sáng ở người phụ nữ này đã không còn. Cô sẽ mãi bước trong u mê vì không có người dẫn dắt.

2.2.2 Biểu tượng của những “bóng ma”

Trong hệ thống nhân vật nữ mà nhà văn William Faulkner đã xây dựng có một hình tượng vô cùng đặc biệt: đó là hình tượng của những bóng ma và

Joanna Burden là một đại diện. Họ là những người kẻ sống vật vờ, tự tách mình khỏi xã hội, chìm trong bóng tối. Trong tất cả các phân tích của mình, Jung gọi bóng là “tất cả những gì mà chủ thể không chịu thừa nhận hay chấp nhận, nhưng những cái đó lại vẫn luôn đè nặng lên nó, trực tiếp hay gián tiếp, chẳng hạn như những nét tính cách thấp hèn…” [3, tr.97].

Joanna sống tách biệt với thế giới xung quanh. Cô sống giữa không gian của những người da đen nhưng đầy lạc lõng. “Đó là một ngôi nhà rộng lớn nằm giữa một lùm cây, rõ ràng là một chỗ ở đã từng có nhiều uy thế trước đây. Nhưng giờ thì cây cối cần phải cắt tỉa và ngôi nhà trông như đã không được sơn phết lại từ nhiều năm nay” [7, tr. 291]. Dấu vết thời gian in hằn lên cả không gian mà Burden sinh sống. Nó cũ kỹ, xác xơ và lạnh lẽo. Dường như ngôi nhà mà người đàn bà này đang trú ngụ đang mất dần đi dấu hiệu của sự sống. Burden dường như chỉ tồn tại chứ không được gọi là sống trên cõi đời.

Trong cả thiên tiểu thuyết, người ta thấy cô rất ít khi giao tiếp với mọi người, sống đầy cô lập. Ngay cả với người đàn ông đem lại khoái lạc cho mình vào những buổi đêm lạnh lẽo, thì gần như họ cũng chẳng nói chuyện với nhau khi không ở trên giường. Christmas còn nhận định Burden chẳng khác gì một người đàn ông khi cô chẳng có những biểu hiện của tính nữ, đầy thô kệch và khô khan. Ta chẳng tìm thấy nụ cười, ta chẳng tìm thấy tình thương yêu, ta cũng chẳng tìm thấy niềm lạc quan vui sống ở người phụ nữ ấy… Dường như, mầm sống trong con người cô đã chết. Cô chỉ cố gắng tồn tại giữa cộng đồng đầy xa lạ. Burden còn chuẩn bị sẵn cả di chúc gửi luật sư để chuẩn bị sẵn cho hậu sự sau khi cô chết.

Lần đầu tiên gặp Joanna Burden, cô ấy là một trinh nữ bốn mươi mốt tuổi, sống đời sống của một quý tộc hết thời trong ngôi nhà rộng lớn hoàn toàn bị cô lập khỏi phần còn lại của cộng đồng. Sau khi lần lượt mọi thành

viên trong gia đình qua đời, cô đã ở lại trong nhà một mình trong suốt những năm tháng qua, đã hoàn toàn bị chính đồng loại là những người da trắng xa lánh, vì mối quan hệ của cô với người da màu trong cộng đồng. Được cha cô rao giảng về sứ mệnh trong cuộc đời là: mang gánh nặng cho cuộc chạy đua màu đen, cô lớn lên với ý tưởng rằng cô phải cống hiến mình để đưa người da đen lên đẳng cấp cao hơn. “Một chủng tộc bị nguyền rủa, bị kết tội để mãi mãi là một phần của sự kết tội và của sự nguyền rủa mà chủng tộc da trắng phải chịu vì những tội lỗi của nó”. Chính cái gánh nặng này đã buộc Burden ép mình vào những khuôn khổ mà cô không thực sự muốn. Khi con người ta chưa đủ thấu đáo về sự việc thì người ta dễ đánh mất phương hướng, và Burden là ví dụ điển hình. Cô trở lên cô độc và sống khép mình. Chính điều đó là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến lối sống đầy biến thái, phi tự nhiên của người đàn bà này. Cô chỉ là một nạn nhân của một nền tảng đạo đức đầy rối rắm.

Và, chỉ cho đến khi Joe Christmas xuất hiện, các thú tính của Burden mới có cơ hội bộc lộ. Cũng càng về sau, Joanna đã trở nên bị chệch hướng bởi sự ngập chìm của bản thân mình trong vai trò của nhà truyền giáo và mối quan hệ của cô với Joe Christmas. Cô đã buộc phải chôn vùi một phần của mình là những nhu cầu và ham muốn (bởi cô đã mãn kinh); và khi chẳng thể tạo ra được những thế hệ sau. Chi tiết Burden không thể làm mẹ, không thể có thai cũng phản ánh sự đoạn tuyệt với cuộc sống của cô. Lời nói “bây giờ thì mọi sự chấm dứt rồi”, “hết thật rồi” của Burden như ngầm thừa nhận: cuộc sống đã không còn gì ràng buộc, níu kéo cô. Cũng từ đó, Burden lao vào cầu nguyện để mong được Chúa cứu vớt, thoát khỏi cái địa ngục mà cô đang phải đối mặt nhưng cô đã thất bại. Không gian của Burden không có sự xuất hiện của thế hệ kế cận, nó bị đứt gãy và đánh dấu chấm hết bằng cái chết đầy bi thảm của cô.

Không ít lần, Faulkner dùng hình ảnh chiếc bóng để nói về Joanna. Và ngay trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ, biểu tượng chiếc bóng cũng được lặp đi lặp lại nhiều lần. Cổ mẫu “bóng” như một hình ảnh tâm linh gắn bó với con người từ thuở sơ khai. Với Faulkner, chiếc bóng xuất hiện trong Âm thanh và cuồng nộ hay Nắng tháng Tám luôn đi kèm với một không gian đầy tối tăm và sự bất an trong tâm hồn nhân vật. Khi bóng xuất hiện, nó gợi lên cái chết.

Những nhân vật như Joanna Burden tựa như chiếc bóng, như những con rối bị cuộc đời giật dây, đang lang thang đi về miền vô định và cất lên những thanh âm ai oán cho cuộc đời bất hạnh của mình.

Tiểu kết

Với những người phụ nữ sinh ra trong những năm cuối thế kỷ XX có thể coi là những số phận bất hạnh nhất trong hệ thống nhân vật nữ ở các sáng tác của Faulkner. Những thân phận như Caddy, như mẹ của Christmas là thứ âm thanh hỗn loạn vừa trong trẻo, cũng vừa âm u kỳ bí. Hay những người đàn bà như Joanna Burden đầy u mê, bế tắc. Dù mang trong mình bản tính nào, họ cũng đều cô độc, đau khổ. Họ gánh trên mình bi kịch cá nhân và cả bi kịch thời đại. Những con người là nạn nhân của hệ tư tưởng bảo thủ, của sự bất bình đẳng giới và phân biệt chủng tộc.

Qua hình tượng những nhân vật này, William Faulkner muốn tái hiện một hiện thực nước Mỹ – một Đế quốc Công nghiệp – đang mù quáng chạy theo những giá trị vật chất. Đó là một xã hội không có Chúa, mất đi niềm tin tôn giáo hay những giá trị văn hóa đã bị bỏ quên, lùi vào dĩ vãng. Con người trở nên bất lực trước hiện thực đầy biến động. Gia đình và xã hội có thực sự quan tâm đến người phụ nữ? Dù là trong xã hội truyền thống hay hiện đại, thân phận của những người phụ nữ vẫn cần được quan tâm và trân trọng.

Chƣơng 3: HIỆN THÂN CỦA NƢỚC MỸ THỜI KỲ MỚI – “NỔI LOẠN” VÀ “HƢỚNG VỀ NGUỒN CỘI”

Đến với những con ngƣời đƣợc sinh ra vào đầu thế kỷ XX khi nước Mỹ bước vào thời kỳ mới, khi nền kinh tế tư bản tại miền Nam đã có bước chuyển mình vượt bậc so với giai đoạn trước, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ của thời kỳ hậu chiến tranh. Nước Mỹ thời kỳ mới được tái hiện qua những con người đầy sự nổi loạn, mà cũng đầy trầm lắng. Đó là những con người đại diện cho thế hệ sống thiên về vật chất như Quentin (con gái Caddy) trong Âm thanh và cuồng nộ hay Temple Drake trong Thánh địa tội ác. Đó cũng có thể những hình ảnh đáng trân trọng về những người phụ nữ tuy trầm lắng mà kiên cường, sống đúng với bản năng làm mẹ, giữ lại những giá trị văn hóa xưa trong xã hội như cô gái trẻ Lena Grove trong Nắng tháng Tám hay cô vợ Ruby Lamar trong Thánh địa tội ác.

3.1. Quentin (con gái Caddy) và Temple Drake – Biểu tƣợng của sự nổi loạn

Đều là những cô gái trẻ, sống một cuộc sống buông thả và đầy nổi loạn, Quentin cháu và Temple đã dựng lên cho độc giả một bức tranh về những con người trẻ tuổi đang lạc hướng trong con đường đời rộng lớn. Họ muốn thoát khỏi hoàn cảnh kìm kẹp, thoát khỏi những định kiến lạc hậu, thế nhưng trong xã hội mới ấy – khi những giá trị cốt lõi đang đứng trên bờ thách thức thì liệu chăng họ có tìm đúng đường đi cho cá nhân mình. Hay lại sa chân vào những cạm bẫy bủa vây khắp chốn?

3.1.1 Biểu tượng của lối sống hưởng thụ

Nói về lối sống hưởng thụ của những con người trẻ tuổi, ta không thể không nhắc đến cô nữ sinh Temple Drake trong Thánh địa tội ác. Temple là con gái của một gia đình khá giả, có địa vị xã hội, một gia đình truyền thống khi người đàn ông – cha cô làm chủ, điều hành gia đình.

Trong các gia đình phụ hệ ở Thánh địa tội ác, những người đàn ông luôn kiểm soát những người phụ nữ trong gia đình. Họ kiểm soát vợ họ, con gái họ, chị em gái của họ. Đối với gia đình Temple, cha của cô là người có quyền hạn tối cao. Đồng thời, khi tìm hiểu sâu hơn về lý do một cô gái sống trong cảnh nhung lụa nhưng lại thích nhảy múa chơi bời, tiệc tùng thâu đêm, trốn học trốn lớp… thì chúng ta cũng có thể hiểu được sự hà khắc của một gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống nhân vật nữ trong âm thanh và cuồng nộ, nắng tháng tám, thánh địa tội ác của w faulkner từ góc nhìn phân tâm học (Trang 54)