Nhân trong tư tưởng chính trị xã hội của Khổng Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của khổng tử (Trang 51 - 60)

2.2. Nhân, lễ, chính danh hạt nhân tư tưởng chính trị xã

2.2.1. Nhân trong tư tưởng chính trị xã hội của Khổng Tử

Tư tưởng chính trị – xã hội của Khổng Tử được thể hiện cốt yếu nhất trong luân lý đạo đức đó chính là đạo “nhân”. Khổng Tử coi “Nhân” là đức căn bản nhất của con người, cả về tu thân lẫn xử thế và nó được thể hiện ở đạo làm người, đạo của người quân tử.

Theo Khổng Tử, trước hết “Nhân” là những chuẩn mực đạo đức thông thường mà bất kỳ người nào trong xã hội cũng cần phải có để đối nhân xử thế. Đức hạnh cao nhất mà con người cần trau dồi để đạt tới là đức “Nhân”. Đức “Nhân” thể hiện trước tiên trong mối quan hệ huyết thống, đồng thời là những mắt khâu liên hệ con người trong mọi hoạt động của xã hội. “Lập chí ở Đạo, căn cứ ở đức, chỗ dựa ở nhân, vui chơi ở nghệ” (Lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số) [92; 342]. Thật vậy, Nhân là “ái nhân” (yêu người) [92; 427] và “phiếm ái chúng”(yêu rộng mọi người), lấy việc “yêu người” làm tiêu chuẩn đầu tiên cho đạo làm người. Tư tưởng “yêu rộng mọi người” đã tách ông ra khỏi địa vị một nhà tư tưởng của giai cấp thống trị đương thời, vì trong khi giai cấp thống trị đang làm mọi cách để bảo vệ quyền lợi gia tộc dòng dõi của mình, họ chỉ biết đến có mỗi chữ “thân”, thì Khổng Tử lại vượt ra ngoài khuôn mẫu truyền thống bằng tư tưởng “ thương yêu dân, gần gũi với người nhân” [92; 224]. Điều này cho thấy, “Nhân” trong tư tưởng chính trị - xã hội của ông mang tính phổ biến, chứ không chỉ bó hẹp trong quan hệ của giai cấp cầm quyền như trước nữa. Có thể nhận thấy rằng, tư tưởng “ái nhân” (yêu người) là nội dung cốt lõi nhất của “Nhân”.

ở đây tư tưởng “ái nhân” (yêu người) và “phiếm ái chúng” (yêu rộng mọi người) của Khổng Tử được lan toả rộng đến tất cả các giai tầng trong xã hội, là chuẩn mực cao nhất của đạo làm người và nó được lưu truyền, phát triển thành ý thức đạo đức “mình vì mọi người” không

chỉ ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng cả sang nhiều nước phương Đông cho đến tận ngày nay.

Trong tư tưởng “Nhân” của Khổng Tử luôn gắn liền với “Lễ”, để thực hành điều “nhân” phải có “lễ”, vì “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (sửa mình khôi phục lễ là nhân) [92; 423]

Để đạt tới “Nhân” (người toàn vẹn), đòi hỏi trong bản thân mỗi con người phải luôn tự rèn luyện, tu sửa, dẹp bỏ tư dục để cho lương tâm trong sáng, “thấy lợi phải nghĩ đến nghĩa, thấy nguy không tiếc tính mạng, sống nghèo khó bao lâu cũng không quên lời hứa lúc bình sinh” [92; 474]; “nghèo mà không oán, giàu mà không kiêu” [92; 474]. “Người đạt đến nhân thì luôn an vui với điều nhân, không chỉ “biết thương người” mà còn “biết ghét người” một cách công minh, không vì tư tâm” [92; 280]. “Người quân tử đối với mọi việc trong thiên hạ, không quy định phải làm như thế nào, cũng không quy định không được làm như thế nào, chỉ xét hợp nghĩa thì làm”. Tể Ngã hỏi: “người có đức nhân nghe báo: có người té xuống giếng thì nhảy xuống mà chết theo không?” Khổng Tử đáp: “Người quân tử có thể lại giếng xem (rồi tìm cách cứu) chớ không để cho người ta hãm hại mình, có thể bị gạt một cách hợp lý chứ không thể bị bạt một cách vô lý”. Vậy, người có “nhân” sẵn sàng giúp đỡ người khác nhưng không làm điều vô lý một cách ngu muội để bị kẻ xấu hãm hại mình. Người có lòng nhân thì, “khi ra khỏi nhà, phải như đi gặp khách quý, khi sai khiến dân, phải như thừa hành một tế lễ lớn, điều gì mình không muốn thì đừng áp dặt cho người khác. Trong nước không có người oán, trong nhà không có người oán” [92; 423]. “Nhân” trong quan hệ với người: “phải cư xử khiêm cung, khi làm việc thì kính cẩn, giao thiệp với người thì trung thành. Dẫu có đi đến các nước di địch cũng không thể bỏ điều ấy” [92; 446], (Cung kính, khoan hoà, thành thực, cần mẫn và làm ân huệ). Khổng Tử giải thích

trong quan hệ với người, nếu “cung kính thì không bị sỉ nhục, khoan hoà thì được lòng người, thành thực thì được tín nhiệm, cần mẫn thì có công, làm ân huệ thì dễ sai khiến người” [92; 528- 529]. Những luận điểm trên của Khổng Tử cho thấy, mỗi người để trở thành người quân tử (con người lý tưởng) thì điều quan trọng nhất là phải không ngừng tu dưỡng theo chuẩn mực đạo đức và thi hành theo đúng với những nguyên tắc đạo đức mà ông nêu ra.

Trong tư tưởng “Nhân” của Khổng Tử còn bao hàm cả nghĩa, trung, thứ. Người có đức nhân thì theo nghĩa, thấy việc gì đáng làm thì làm mà không hề mưu tính lợi cho riêng mình, không cần biết hậu quả với mình ra sao.

Người nhân luôn làm cho người những cái mình muốn, đừng làm cho người những cái mà bản thân mình không muốn, “mình muốn lập thì cũng lo cho người được lập, mình muốn đạt thì cũng lo cho người đạt” [92; 327]. ở đây “Nhân” là đạo đối với người và cũng là đạo đối với chính mình trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện bản thân cũng như khi thực hiện điều nhân trong các quan hệ xã hội. Như mục 2 của tiết 1 đã trình bày về các mối quan hệ cơ bản về cha- con, vua – tôi, bạn – bè. Có làm đúng như vậy, thì con người mới hình thành và bộc lộ được bản chất nhân cách của chính mình. Điều này đã thể hiện tính chất nhân bản trong quan niệm “Nhân” của Khổng Tử. Nhưng, trong thực tế khi thực hiện điều “nhân” trong quan hệ xã hội đương thời một mặt nào đó nó đã trở thành gông cùm kìm hãm sự phát triển của cá nhân, vì tư tưởng “nhân” của Khổng Tử biểu hiện về mặt chính trị – xã hội là sự thừa nhận chế độ đẳng cấp và quan hệ tông pháp. Với mục đích cần đạt được ý đồ chính trị của mình mà trong quá trình giáo dục, giáo hoá đức nhân, Khổng Tử đã quá nhấn mạnh đến trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với người khác, mà không hề quan tâm đến quyền lợi cá

nhân. Khổng Tử chủ trương “phiếm ái chúng” (yêu rộng mọi người), nhưng tình yêu đó lại phân biệt thứ bậc, thân sơ, sang, hèn và tiết chế lòng yêu người bằng “Lễ” của chế độ tông pháp. Đây chính là hạn chế trong tư tưởng chính trị – xã hội của Khổng Tử, đồng thời đó cũng chính là hạn chế của lịch sử mà dẫu có muốn Khổng Tử cũng không thể thoát ra được. Tuy nhiên, nếu gạn bỏ đi những hạn chế thì tư tưởng “Nhân” của Khổng Tử cũng có nhiều ý nghĩa tích cực to lớn trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để phát triển nhân cách của con người.

Khổng Tử luôn đề cao vai trò của đạo đức, coi đạo đức là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện những mục đích chính trị- xã hội. Vì, đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu nhất của giai cấp thống trị trong bảo vệ quyền lợi, duy trì địa vị của mình trong việc trị nước và quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Khổng Tử nói: “Dẫn dắt (dân) bằng chính pháp, sửa trị dân bằng hình phạt, thì dân chỉ tạm tránh được tội lỗi, chứ không có lòng hổ thẹn. Nếu dẫn dắt bằng đạo đức, sửa trị bằng lễ giáo, thì dân không những có lòng hổ thẹn mà còn cảm hoá quy phục” [92; 244 - 245], Khổng Tử còn khẳng định đạo đức là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thu phục lòng dân của giai cấp thống trị. Ông nói: “Làm chính trị bằng đức, thì tự mình sẽ giống như sao Bắc Đẩu, ở nguyên một chỗ, mà mọi vì sao khác chầu quanh mình” [92; 244]. Việc thực hành đức nhân đóng vai trò quyết định đối với việc xây dựng mẫu người lý tưởng và góp phần tạo lập xã hội lý tưởng theo quan điểm của Khổng Tử.

Theo Khổng Tử, muốn có xã hội lý tưởng, xã hội có đạo lý trật tự trên dưới phải có con người lý tưởng, thông hiểu về “Nhân – Lễ”, mẫu người đó chính là người quân tử. Quan niệm về người quân tử xuất phát từ sự đối lập giữa hai hạng người “quân tử” và “tiểu nhân” trong xã hội. Theo Khổng Tử, để trở thành người quân tử, thì người ta phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức lâu dài, bền bỉ. Ông

nói: “Người quân tử chẳng bao giờ rời bỏ điều nhân, dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn, dẫu trong cơn vội vàng hay lúc nghiêng ngả chao đảo, người ấy cũng vẫn ở với điều nhân” [92; 208]. ở đó Khổng Tử cho rằng, người quân tử là người có đạo đức, học vấn luôn thực hành nhân, lễ, trí , tín và rành việc nghĩa, coi thường lợi ích riêng cho bản thân. “Người quân tử luôn để tâm vào đạo, không để tâm vào miếng ăn, , người quân tử chỉ lo đạo, không lo nghèo” [92; 500]. Khổng Tử cho rằng, người quân tử không chỉ biết đạo, ham tìm hiểu đạo mà còn phải vui với đạo nhân. Ông nói: “Biết đạo chẳng bằng ưa đạo, ưa đạo chẳng bằng vui với đạo” [92; 326]. Người quân tử khi chưa hiểu được đạo thì lo lắng, bực tức đến nỗi quên ăn, khi hiểu được đạo thì vui mà quên cả buồn đó chính là đạo “Nhân”. Người quân tử không bao giờ rời bỏ đạo “Nhân” dẫu trong cơn vội vàng hay lúc nghiêng ngả, vì đạo nhân là chuẩn mực đạo đức cao quý nên người quân tử dốc lòng tin theo và ham học đến nỗi có thể chết mà hành được đạo nhân thì cũng là việc nên làm. Khổng Tử cho rằng, tiểu nhân chỉ biết về lợi, còn người quân tử hiểu rõ về nghĩa lợi, “người không có đức nhân thì không thể ở lâu trong cảnh khốn cùng, cũng không thể ở lâu trong cảnh hoan lạc. Người có đức nhân vui lòng làm điều nhân, vì đức nhân có lợi cho mình và cho người nên làm điều nhân”.

Nhân cách lý tưởng của người quân tử là sự thống nhất của nhân – trí – dũng và Khổng Tử khẳng định đạo nhân (khi nhấn mạnh đến trí, dũng) là đạo của người quân tử. Người quân tử luôn tự chủ lấy mình, trông cậy ở mình, ngay cả làm điều nhân cũng do ở mình chứ không nhờ vào người khác. “Người quân tử thì thư thái mà không kiêu căng” [92; 448], “lầm lỗi của người quân tử cũng giống như mặt trời, mặt trăng bị xâm thực. Khi mắc lỗi thì ai cũng nhìn thấy; khi sửa lỗi thì ai nấy đều ngưỡng vọng” [92; 557]. Người quân tử luôn trung thực nên, “người quân tử giúp người làm việc tốt chứ không giúp người ta làm

việc xấu” [92; 426], người quân tử trong quan hệ với người thì khiêm tốn, cung kính, “đoàn kết mà không câu kết”. Nhà cầm quyền muốn cho dân kính trọng, trung thành thì “đến với dân trong thái độ trang nghiêm. Ăn ở có hiếu thì dân sẽ trung thành ... Cất nhắc người tốt và giáo hoá kẻ kém thì dân sẽ khuyên nhau làm điều tốt” [92; 248]. Qua đó cho thấy, Khổng Tử muốn nhấn mạnh đến chữ “tín” trong quan hệ chính trị – xã hội của con người. Ông nói: “làm người không có chữ tín thì chẳng biết có thể làm gì được. Có khác nào cỗ xe lớn không có cái nghê ( chốt giữ ngang trước càng xe), hay cỗ xe nhỏ mà không có cái ngột, thì làm sao mà đi được” [92; 248], “Người quân tử không có gì phải tranh, nếu buộc phải kể sự tranh thì chỉ có ở cuộc thi bắn tên, nhưng ngay cả khi tranh đua trong cuộc thi bắn tên ấy người ta cũng trước hết vái chào, nhường nhau mà lên thềm, bắn xong thì xuống và uống rượu” [92; 266].

Theo Khổng Tử, người đạt được đỉnh cao trong việc rèn luyện bản thân là con người lý tưởng có ba phẩm chất nhân – trí – dũng, là con người “toàn đức”. Ông nói: “Đạo người quân tử có ba điều, mà ta chẳng làm được một: người nhân không lo buồn, người trí không lầm lạc, người dũng không sợ sệt” [92; 477]. Khổng Tử còn nhấn mạnh, con người chỉ có thể trở nên hoàn thiện toàn đức khi có nhân, trí, dũng, song phải giữ mình theo đúng “lễ” mới được. Khổng Tử nói: “trí có thể đạt tới, song nhân không đủ để giữ lấy, thì dẫu có đạt được rồi, cũng sẽ mất đi. Trí có thể đạt tới, nhân đủ để giữ lấy, song đến với dân mà không trang nghiêm thì dân cũng chẳng kính. Trí có thể đạt tới, nhân đủ để giữ lấy, trang nghiêm mà đến, song không theo lễ mà tác động, thì cũng chưa phải là hoàn thiện” [92; 500].

Khổng Tử cho rằng, để duy trì trật tự cũng như ổn định gia đình thì xã hội cần phải lấy những chuẩn mực nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm nguyên tắc chi phối mọi hoạt động của con người. Theo Khổng Tử, mọi

người khi tu dưỡng cho mình những chuẩn mực đạo đức đó sẽ bảo tồn được điều thiện, trừ bỏ được tính ác và xã hội sẽ không còn loạn lạc. Nhưng, để đạt được những chuẩn mực đạo đức nhân, lễ, trí, tín, hiếu, trung, nghĩa đó, thì mọi người trong thiên hạ từ thiên tử đến thứ dân luôn phải tận tâm trong việc “tu thân” (tu dưỡng đạo đức). Điều này trong sách Đại học đã chỉ rõ: “Từ Thiên tử cho đến thứ dân, tất cả đều lấy việc sửa mình làm gốc” [92; 36].

Như vậy, tư tưởng “nhân” của Khổng Tử từ chỗ coi trọng, quan tâm đến con người trong các mối quan hệ xã hội của con người và đánh giá con người chủ yếu từ phương diện chính trị - đạo đức. Cho nên, ông không chỉ đề cao những chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội mà còn tuyệt đối hoá vai trò của đạo đức trong đường lối đức trị, coi đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu nhất để khôi phục, duy trì trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội.

Khổng Tử coi sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức bản thân cá nhân trong gia đình, nề nếp gia phong của mỗi gia đình có tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định sự thành công trong việc cai trị đất nước và làm rạng danh dòng tộc bằng việc “trung quân, hiếu thân”. Tư tưởng này có những điểm tiêu cực cần được khắc phục loại bỏ như : tư tưởng đề cao quyền gia trưởng, bè cánh gây thanh thế cho dòng họ, sự hẹp hòi cố chấp, bất bình đẳng và hạn chế tự do cá nhân. Bên cạnh đó có những yếu tố tích cực như : tình yêu thương quý trọng lẫn nhau, coi trọng danh dự và truyền thống của gia đình dòng tộc để lại về tinh thần hiếu học, thanh liêm, trung nghĩa, và yêu cầu con cháu trong mỗi gia đình, dòng họ phải biết phát huy noi gương theo làm rạng danh cho tổ tiên, cho quê hương bằng sự nỗ lực phấn đấu tu luyện của mỗi thành viên trong gia đình. Những điều đó đều xuất phát từ tính tu dưỡng cá nhân

làm sao cho phải với đạo trời và đạo người trong tư tưởng chính trị - xã hội của Khổng Tử.

Từ sự phản ánh quan hệ tông pháp đi đến vai trò chính trị là tu thân để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tư tưởng chính trị xã hội của Khổng Tử xuất phát từ quan hệ nhân luân ngay trong gia đình đến ngoài xã hội bằng hạt nhân “nhân đức” và “lễ nghĩa” làm quy phạm. Từ hiếu với cha mẹ mở rộng ra đến trung với vua, từ nhân ái suy diễn đến tín nghĩa tạo nên những mối quan hệ ràng buộc mang tính chất chính trị quyền lực, chính quyền, tộc quyền, phụ quyền, phu quyền, huynh quyền , hệ thống quyền lực này chi phối toàn bộ xã hội bằng cách luân lý chính trị hoá và chính trị luân lý hoá hay nói cách khác là đường lối đức trị.

Khổng Tử nói, Ngày xưa vua sáng suốt là cai trị thiên hạ bằng hiếu, là nhằm tuyên truyền tinh thần lấy lòng yêu kính để cai trị thiên hạ, biến cả thiên hạ thành một gia đình lớn với cái khung tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Như vậy, Khổng Tử đã biến đạo hiếu trong quy phạm đạo đức huyết thống thành tư tưởng chính trị- xã hội của chế độ tông pháp. Điều này đã bẻ cong ý nghĩa của đạo hiếu, từ đó nhà Nho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của khổng tử (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)