Lễ trong tư tưởng chính trị xã hội của Khổng Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của khổng tử (Trang 60 - 70)

2.2. Nhân, lễ, chính danh hạt nhân tư tưởng chính trị xã

2.2.2. Lễ trong tư tưởng chính trị xã hội của Khổng Tử

Một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị- xã hội của Nho giáo là Lễ. Xưa nay mỗi khi các nhà Nho nói đến các quan hệ đạo đức, chính trị của con người thường gắn liền với “lễ”. Theo sách

Thuyết Văn giải tự, “lễ” là “kính thần cầu phúc”, phản ánh mối quan hệ giữa người và thần. Nó kết hợp với chính trị thần quyền, phát triển ngoài xã hội thành sự phân chia trên dưới, giàu nghèo, thân sơ theo chế độ quý tộc đẳng cấp rất chặt chẽ. Và những điều trình bày trong Lễ ký (tức Kinh Lễ) biểu hiện rõ ở ba ý nghĩa là: thứ nhất, lễ là công cụ để điều hành xã hội, là những nguyên tắc sinh hoạt trong đời sống xã hội về nhiều mặt từ đạo trời, tình người, chế độ nhân nghĩa đến dưỡng sinh, kính thần, là lý của muôn vật. Thứ hai, lễ mang những công năng xã hội chủ yếu nhất đó là duy trì, bảo vệ luân lý xã hội làm cho chế độ chính trị ổn định, không có cái đó thì “nước hỏng nhà tan, người chết”. Thứ ba, công năng xã hội của lễ có tính chất công cụ nào đó, là “Quân chi đại bính” (Cái cán (chuôi) to lớn của vua). Đời Thanh, Tôn Hy Đán chú giải sách Lễ ký tập giải cũng đã nói: “Bính giả, sở dĩ chấp dĩ trị vật giả

dã. Nhân quân chấp lễ dĩ trị quốc, do tương nhân chấp phủ cân chi bính trị khí dã” – (Cán (chuôi) cầm để sửa vật. Vua nắm lễ để cai trị nước cũng như người thợ cầm rìu để sửa đồ). Lễ dần dần vật hoá thành tập tục sinh hoạt, ngưng tụ thành tư tưởng truyền thống, khiến cho “lễ” và “pháp” vừa có liên hệ vừa có khác biệt, có tính cưỡng chế, tính bó buộc, bị động và phục tùng. Trong thực tiễn “lễ”, nhân tố chủ yếu là đi lên, cuối cùng hình thành một đặc trưng phương thức sinh hoạt về lễ của văn hoá Nho giáo - giống như pháp mà chẳng phải pháp, không có pháp (luật) mà thành có pháp (luật). Như vậy, lễ là một trong những công cụ, phương tiện được dùng để ràng buộc con người, là công cụ để cai trị, quản lý xã hội.

Nội dung của “lễ” lại rất rộng, bao gồm tế lễ, tang lễ, ngoại giao lễ, tác chiến lễ, hôn nhân lễ, nó duy trì quy phạm đạo đức và nghi thức lễ tiết, trật tự xã hội.

Việc tế lễ xuất hiện sau khi xã hội có giai cấp và nhà Chu cai trị dựa vào lễ và tập tục để xây dựng nên những quy phạm về chính trị, làm cho lễ từ nội dung sinh hoạt văn hoá tinh thần chuyển hoá thành nội dung mang tính chất chính trị của chế độ tông pháp. Nhưng, “Lễ” là gì? sách Tả truyện, Hoàn Công năm thứ hai nói: “Danh là để đặt ra ý nghĩa, nghĩa là để đặt ra lễ, lễ là để thể hiện ra các điều chính sự, chính sự là để làm cho dân ngay thẳng. Vì thế chính sự được tốt thì dân mới nghe”. Tiếp đó, Tả truyện, Trang Công năm thứ XVIII lại nói: “Danh vị khác nhau, thì lễ cũng có thứ bậc khác nhau”, “Danh vị là cái mà sách Quốc Ngữ đã viết: “Người xưa, khi đức tiên vương đã có thiên hạ thì sùng bái thượng đế, biểu dương thần thánh rồi thờ cúng. Do đó, mới có sáng chầu mặt trời mọc, chiều chầu mặt trăng lên để dạy dân cách thờ vua. Chư hầu mùa xuân, mùa thu chịu nhận thức ở vua để trị dân. Các khanh đại phu ngày nay tôn trọng địa vị của họ để nhắc nhở các quan nhỏ dưới

quyền họ. Thứ dân, thợ thuyền, lái buôn đều giữ gìn nghề nghiệp của họ để cung phụng người trên. Vì e sợ bị sút kém, cho nên mới lấy cái thứ xe kiệu, áo quần, cờ tướng để nêu các bậc đó lên, lấy việc cấp bậc sang hèn để xếp đặt họ, lấy những tiếng hay lời tốt để biểu dương họ”.

“Lễ” tức là danh phận của các đẳng cấp trong xã hội, cho nên ngay cả trong các tầng lớp thống trị, “lễ” cũng được quy định theo thứ bậc. Do đó, từ thiên tử, các chư hầu (Công, hầu, bá tử, nam, đại phu (thượng, trung, hạ), sĩ (thượng, trung, hạ) mỗi hạng đều có các lễ phải giữ danh phận mình. Lễ trở thành công cụ chính trị mạnh mẽ, là một phương pháp trị nước, trị dân đắc lực của giai cấp thống trị lúc bấy giờ.

“Lễ ”trong các cuộc hội, triều, chinh phạt giữa các lãnh chúa có tác dụng thể hiện sự phân chia đẳng cấp xã hội như sau:

Nguyên “lễ” là để hướng dẫn cho dân được nghiêm chỉnh. Cho nên, “hội” là để giáo dục các phép tắc trên dưới, đặt mức độ phân phát tiêu dùng tài vật. “Triều” là để uốn nắn ý nghĩa mọi cấp bậc, xếp đặt thứ tự kẻ trên người dưới. “Chinh phạt” là để trừng trị kẻ không giữ phép thường”.

ở hôn, tang, tế, “lễ” cũng biểu hiện tính đẳng cấp của nó. Như các chương Trang phục tiểu ký và Đại truyện, sách Lễ ký có ghi: “Người con riêng một ngành gọi là tổ của ngành ấy, kế thừa ngành ấy về sau gọi là tông, kế thừa các ngành gần gọi là tiểu tông có những tông hàng trăm đời không thay đổi. Có những tông mới chỉ tồn tại được năm đời đã thay đổi”.

Như vậy, “Lễ” đã trở thành nguyên tắc cơ bản của chế độ tông pháp, trong nội bộ giai cấp thống trị tổ chức thành một hệ thống tông pháp. Vì thế, trong nội bộ tập đoàn thống trị đều gắn liền với nhau về tông pháp. Ví như “Nước Tần có vây cánh chín tông” (Tả truyện)

“Người Sở đánh được vua của Nhung, đến nơi lập ra tông để dụ dỗ các dân chạy loạn” (Tả truyện).

Cách tổ chức duy trì chế độ tông pháp trong các tập đoàn thống trị, có liên quan chặt chẽ với việc cai trị đất nước. “Đạo người là phải thân thiết với những người thân thích. Thân thiết với người thân, cho nên phải tôn trọng tổ tiên, tôn trọng tổ tiên cho nên phải thờ kính tông, thờ kính tông cho nên thu phục được họ hàng, thu phục được họ hàng, cho nên tông miếu được nghiêm, tông miếu được nghiêm cho nên coi trọng xã tắc, coi trọng xã tắc, cho nên yêu quý trăm họ” (Lễ ký, Chương Đại truyện).

Cơ sở lý luận của chế độ tông pháp là nền luân lý, hiếu, đễ, trung, tín, cho nên, vua chúa phong kiến đã hết sức coi việc thờ cúng tổ tiên và các giáo điều luân lý làm trung tâm “giáo hóa” nhân dân. Vì vậy, về sau quy định ra nhà thờ tổ tiên như một thứ giáo đường mà không có tính chất giáo đường, và cũng là quy định ra Nho giáo là một tôn giáo mà không có tính chất tôn giáo.

“Lễ” là một phạm trù đạo đức, là những chuẩn mực của đạo làm người, ngoài ra Lễ còn bao gồm nhiều nội dung khác nhau, song chủ yếu nó vẫn thể hiện rõ trong phương diện chính trị – xã hội.

Rõ ràng dùng “lễ” để thống trị tư tưởng và hành vi của con người, là mục tiêu chính trị của Nho giáo. Thực hành lễ là một khâu trọng yếu của đạo làm người, cho nên Khổng Tử nói: “Khắc kỷ, phục lễ, vi nhân” (chế thắng mình để theo lễ là nhân) [92; 423]. Lễ có vai trò quan trọng đối với con người như vậy, do đó ở bất kỳ trường hợp nào làm trái với lễ đều phải tránh và Khổng Tử đưa ra biện pháp cai trị bằng lễ đó là; “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (Trái với lễ đừng xem, trái với lễ đừng nghe, trái với lễ đừng nói, trái với lễ đừng làm) [92; 423].

Theo Khổng Tử, tất cả những điều không phù hợp với “lễ” quy định, thì đừng xem, đừng nghe, đừng nói, đừng làm. Qua đó, chúng ta thấy chỉ có làm theo những quy định của “lễ” mới gọi là đạt được điều nhân. Con người trái với lễ tức là trái với điều nhân. Khổng Tử còn đề xuất học thuyết “Lễ trị” (cai trị bằng lễ) coi trọng giáo hoá, yêu cầu làm cho dân “tri chi” (biết điều đó), nhưng thực chất Khổng Tử chỉ muốn mọi người trong xã hội học lễ để làm theo đúng danh phận đẳng cấp của mình. Khổng Tử nói: “Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi” [92; 350] (Dân có thể khiến (họ) làm theo, chứ không thể khiến họ biết đạo lý). Khổng Tử nhấn mạnh đến quan hệ giữa người sai khiến và người bị sai khiến. Khổng Tử nói: “Quân tử học đạo tắc ái nhân, tiểu nhân học đạo tắc dị sử dã” [92; 527]- (Quân tử học Đạo thì yêu mến mọi người, tiểu nhân học Đạo thì dễ sai khiến). Điều đó càng chứng tỏ mục đích của Khổng Tử là chỉ muốn cho dân biết lễ mà tuân thủ theo sự cai trị của giai cấp cầm quyền.

Lễ là phạm trù chỉ tôn ty, trật tự, kỷ cương của xã hội mà tất cả mọi người trong xã hội đều phải học, phải tuân theo. “Lễ phân ra trật tự khác nhau để cho vạn vật có thứ tự phân minh, thánh nhân mới nhân đó mà định ra lễ chế để phân biệt tôn ty, trật tự khiến dân giữ lòng hiếu ố cho vừa phải mà sửa lại cái đạo làm người cho chính vậy” [27;138 – 140]. Theo đó, thì xã hội sẽ có vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, có người thân kẻ sơ, có việc trái việc phải, do đó, phải có lễ để cho quan hệ phân minh rõ ràng. “Cha từ, con hiếu, anh nhượng, em đễ, chồng nghĩa, vợ nghe, người lớn có huệ, người nhỏ thuận theo, nhà vua nhân đức, bề tôi hết lòng” [89; 19].

Lễ là chuẩn mực, những quy tắc, những yêu cầu có tính chất bắt buộc, ràng buộc đối với mọi hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ chính trị - xã hội cũng như hoạt động tế lễ của con người.

Trong các quan hệ đó, biểu hiện của lễ trong quan hệ chính trị - xã hội là bề tôi phải tận trung với vua, nhà vua phải thương yêu bề tôi, Khổng Tử nói với Lỗ Định Công rằng: “vua khiến bề tôi bằng chữ lễ, bề tôi thờ vua bằng chữ trung” [92; 268]. Lễ được thể hiện ở việc cha, mẹ phải thương yêu con cái, con cái phải hiếu, kính với cha mẹ, tổ tiên, thuận hoà với anh em. Con cái hiếu đễ với cha mẹ là phải “đem hết sức mình mà thờ cha mẹ” [92; 225]. Thực hiện lễ, theo Khổng Tử, cũng là làm chính trị, là một phương diện của chính trị.

Có người hỏi Khổng Tử: Sao không ra làm chính sự? Ông đáp: “Kinh Thi có nói về đạo hiếu đấy thôi. "Chỉ có hiếu với cha mẹ, thuận với anh em và thực thi đạo ấy ra chính sự’’. Như thế cũng là làm chính sự rồi, chứ thế nào nữa mới là làm chính sự?” [92; 248]. Ông còn nói: “Ra ngoài thì thờ công khanh, về nhà thờ cha anh, có việc chẳng dám không lo lễ tiết cho chu toàn” [92; 376]. Làm con thờ phụng cha mẹ phải theo lễ: “làm con khi cha mẹ sống thì theo lễ mà phụng sự cha mẹ, khi cha mẹ chết thì theo lễ mà an táng, và khi cúng tế cũng phải theo đúng lễ” [92; 245].

Khổng Tử chỉ ra sự hiếu kính của con cái đối với cha mẹ, không chỉ bổn phận ở sự nuôi dưỡng mà là biểu hiện của quan hệ tình cảm huyết thống xuất phát từ nội tâm mà biểu hiện ra ở lòng thành kính. Tử Du hỏi về đạo hiếu, Khổng Tử nói: “Ngày nay người ta thấy ai nuôi được cha mẹ thì gọi là người có hiếu. Nhưng đến như chó ngựa, thì người ta cũng nuôi được đấy. (Cho nên nếu nuôi cha mẹ mà) chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu? (Vậy, hiếu là phụng dưỡng cha mẹ với lòng kính trọng)” [92; 246]. Nhưng, theo ông thờ cha mẹ “khó nhất là giữ được vẻ hoà vui, (chứ còn như) cha anh có việc mà con em chiu khó nhọc làm giúp, hay mình có rượu có thức ăn thì mời cha anh

Về tế lễ, Khổng Tử chú trọng nêu ra cần phải cung kính, nghiêm túc và cẩn thận khi hành lễ, ông nói: “Tế tổ tiên thì rất mực cung kính cứ như có tổ tiên hiện lại. Tế thần thì cũng rất mực cung kính cứ như có thần linh hiện lại” [92; 267]. Điều này Khổng Tử còn dẫn chứng tấm gương vua Hạ Vũ rất cẩn trọng trong tế lễ: “ăn uống đạm bạc, nhưng lễ vật cúng tế quỷ thần rất hậu; quần áo mặc thì xấu nhưng phất miện cúng tế rất đẹp” [92; 326]. Và khi Lâm Phóng hỏi về việc thực hiện lễ, Khổng Tử đáp: “quả là một câu hỏi lớn, nói về lễ xa hoa sao bằng tiết kiệm. Nói về tang lễ thì cầu kỳ loè loẹt, sao bằng đau buồn, thương xót” [92; 265].

Để thấy được sự quan trọng của tế lễ, Khổng Tử cho rằng: “Dẫu ăn cơm thô canh rau, cũng nhất định cúng tế, cung kính như trai giới”. [92; 387], nhưng nếu tế lễ mà quá giản tiện, bỏ đi cả lễ vật thì dễ làm người ta quên mất lễ. Cho nên, trong ngày làm lễ Cốc Sóc, Tử Trương muốn bỏ lệ tế con dê sống, Khổng Tử phản đối và nói rằng: “Tứ ạ! Ngươi tiếc con dê, ta thì tiếc cái lễ đó” [92; 268]. Khổng Tử là một tấm gương thực hành việc lễ hết sức chu toàn và rất mực theo lễ. Điều đó được thể hiện ở khi vào Thái Miếu thấy việc gì ông cũng hỏi cặn kẽ. “ Khi người làng làm lễ Na, ông mặc triều phục, đứng ở bậc thềm phía đông” [92; 388]. Trong khi xã hội biến đổi làm cho việc lễ cũng biến đổi theo trong quan niệm của nhiều người, nhưng Khổng Tử vẫn giữ lại những nghi lễ từ trước thời nhà Chu. Chính vì đề cao việc tế lễ của Khổng Tử mà sau này các nhà Nho đã phát triển yếu tố tế lễ làm cho học thuyết của ông bị đánh đồng như một tôn giáo.

“Lễ” là những chuẩn mực, quy tắc, những yêu cầu có tính chất bắt buộc trong hoạt động của con người mà Khổng Tử nêu ra đã có từ trước, là cái gốc để giai cấp thống trị biến lễ thành một thứ công cụ để giai cấp quý tộc quản lý xã hội và duy trì trật tự tông pháp của nhà Chu. Khổng

Tử nói: “người nào biết lễ tế Đế, thì đối với việc cai trị thiên hạ, phải nói là dễ như bỏ một vật lên lòng bàn tay mình vậy” [92; 267]. Nhà Chu dùng lễ trói buộc quần chúng phải sống theo địa vị đã được định sẵn.

Với mục đích làm chính trị của mình, bằng phương pháp dẫn dắt từ lễ, Khổng Tử đã ra sức giáo hoá lễ cho các học trò nhằm cung cấp cho họ một khối lượng kiến thức cơ bản về một chế độ chính trị – xã hội do ông chủ trương xây dựng. Ông cho việc “Trị quốc bằng lễ” tức là làm mọi quan hệ của con người từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội đều có trật tự trên dưới, phải làm cho “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” [92; 426]. Khổng Tử chỉ ra tác dụng của lễ và nhấn mạnh đến việc con người chỉ có thể sống thanh nhàn trong xã hội là nhờ hiểu biết về lễ. Ông nói: “Cung kính mà không biết lễ thì vất vả mệt nhọc, cẩn thận mà không biết lễ thì thành ra nhút nhát, dũng cảm mà không biết lễ thì thành ra loạn nghịch, thẳng thắn mà không biết lễ thì thành ra gay gắt, khắc bạc” [92; 358].

Đứng trước thực trạng chế độ nhà Chu ngày một suy tàn, lễ nhạc đang bị coi thường, hiện tượng “tiếm quyền, tiếm lễ” đang trở nên phổ biến trong xã hội, ngay cả các hàng khanh đại phu mà cũng dám dùng lễ nghi dành cho Thiên tử, Chư hầu, Khổng Tử ra sức truyền bá cách thức, biện pháp để khôi phục và củng cố lễ chế nhà Chu với chủ trương phải dùng người học lễ nhạc trước rồi sau mới học tri thức làm quan. Người quân tử phải theo lễ mà thực hiện mọi hành động của mình. Đối xử với người mà “cung kính gần hợp với lễ thì tránh xa được sỉ nhục; không thất lễ đối với người thân thì có thể làm chủ gia đình” [92; 226]. Khổng Tử luôn nhấn mạnh rằng, rèn luyện đức nhân để duy trì chế độ tông pháp và các quan hệ đẳng cấp trong xã hội thì phải thi hành theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị xã hội của khổng tử (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)