Đối với Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo Nghị định 35.HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai (Trang 72 - 74)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.Đối với Viện

Từ nhiều năm qua, các tổ chức KH&CN ở nước ta đã quá quen thuộc với cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Theo kế hoạch, hầu như tất cả các hoạt động nghiên cứu KH&CN, từ xét duyệt đề tài, cấp phát tài chính, biên chế, tiền lương đến hợp tác quốc tế và đào tạo cán bộ, tất cả đều là chỉ tiêu kế hoạch từ cấp trên. Các đơn vị cấp dưới chỉ biết thực hiện và chờ đợi. Suốt cả quãng thời gian dài như vậy, các chính sách về KH&CN cũng không vượt qua khỏi tư duy bao cấp. Các tổ chức nghiên cứu khoa học đều được coi là những đơn vị hành chính - sự nghiệp, các cán bộ nghiên cứu khoa học hưởng lương như công chức hành chính. Điều đó đã gây cản trở rất lớn đến sự phát triển của các tổ chức KH&CN. Mặc dù hiện nay, Nhà nước đã xác định các tổ chức nghiên cứu khoa học thuộc khối sự nghiệp, nhưng phương thức tổ chức hoạt động của một số tổ chức KH&CN thuộc Viện KH&CNVN vẫn chưa có được sự thay đổi lớn.

Một trong những giải pháp nhằm khắc phục căn bệnh hành chính hoá công tác quản lý KH&CN chính là đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của các tổ chức KH&CN. Việc đổi mới phương thức tổ chức, hoạt động đối với các tổ chức KH&CN thuộc Viện KH&CN Việt Nam hiện nay phải đảm bảo tính hiệu quả, gắn KH&CN với thực tiễn, luôn thích ứng với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế. Vì vậy, cần tăng cường tính linh hoạt, mềm dẻo về mặt tổ chức của các đơn vị. Tính mềm dẻo ở đây không có nghĩa là phá bỏ cấu trúc của tổ chức hiện có, mà chỉ là sự điều chỉnh về cơ cấu và phương thức tổ chức sao cho tương thích với hoạt động của các đề tài, dự án thuộc các Chương trình KH&CN trọng điểm.

Thực tế cho thấy, trong tất cả các tổ chức KH&CN luôn tồn tại những mối liên hệ theo chiều dọc và những mối liên hệ theo chiều ngang.

Theo chiều dọc là quan hệ về mặt hành chính (quan hệ chức năng), theo chiều ngang là quan hệ hợp tác và liên kết (quan hệ phi chức năng). Trong giai đoạn hiện nay, cần thiết phải tổ chức các tổ chức KH&CN theo mô hình của một ma trận quản lý. Theo đó, các phần tử sẽ được sắp xếp, bố trí theo các mối liên hệ ngang dọc một cách hợp lý. Mô hình đó đồng thời vừa phải giữ được tính điều khiển theo mệnh lệnh hành chính, vừa đảm bảo được tính linh hoạt và mềm dẻo cần thiết về mặt tổ chức. Từ trước đến nay, cán bộ nghiên cứu ở đơn vị này vẫn hợp tác nghiên cứu, thực hiện đề tài với đơn vị khác. Việc hợp tác này tỏ ra rất hiệu quả, thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo Viện nên tiếp tục ủng hộ và tạo điều kiện để các nhà khoa học tiếp tục thực hiện sự hợp tác này.

Trở lại vấn đề đối với các đơn vị 35 ở Viện KH&CN Việt Nam, trước tiên Viện phải rà soát, đánh giá về hiệu quả hoạt động của các đơn vị này. Viện cần trao đổi trực tiếp với các đơn vị 35 trên cơ sở những quy định của nhà nước về tổ chức và hoạt động KH&CN gần đây là Nghị định 115 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, Nghị định 80 về doanh nghiệp KH&CN và các văn bản liên quan, dựa trên tiềm lực của đơn vị xem xét chuyển đổi các tổ chức này theo hướng tổ chức tự trang trải hoạt động theo Nghị định 115, thành lập doanh nghiệp KH&CN theo Nghị định 80 hoặc sáp nhập trở thành một bộ phận triển khai trực thuộc các Viện nghiên cứu. Lúc này, những cán bộ có năng lực làm triển khai hoặc làm theo dự án có thể vận dụng mô hình tổ chức ma trận góp phần tăng tính liên kết giữa bộ phận nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ.

Viện KH&CN Việt Nam cũng cần xem xét đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị, tùy thuộc vào khả năng của mỗi đơn vị mà lựa chọn loại hình tổ chức phù hợp. Tránh những quyết định chủ quan chỉ xuất phát từ cơ quan quản lý cấp trên dẫn đến tình trạng chuyển đổi gặp khó khăn hoặc chuyển đổi mang tính hình thức mà không giải quyết được bản chất vấn

đề là nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị này. Lúc này, Viện KH&CN Việt Nam đưa ra hướng giải quyết đối với các đơn vị 35 để Thủ trưởng các đơn vị xem xét, lựa chọn loại hình thích hợp. Đối với đơn vị nào có phương hướng chuyển đổi thành doanh nghiệp, đơn vị tự trang trải… Viện tạo điều kiện về thủ tục để quá trình chuyển đổi của đơn vị thực hiện được thuận lợi nhanh chóng ổn định tổ chức để cán bộ tiếp tục làm việc. Đối với đơn vị không đưa ra được phương hướng chuyển đổi hoặc các mô hình khác, Viện xem xét chuyển đơn vị trực thuộc Viện nghiên cứu chuyên ngành liên quan hoặc sáp nhập đơn vị thành một bộ phận thực hiện triển khai công nghệ trực thuộc các Viện nghiên cứu chuyên ngành liên quan nhất với hoạt động của đơn vị, đồng thời quy định cụ thể thẩm quyền về tổ chức và hoạt động. Bộ phận này trực thuộc Viện nghiên cứu và không có tư cách pháp nhân. Bên cạnh đó, Viện phải tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa bộ phận nghiên cứu và bộ phận triển khai, có kế hoạch cụ thể nhằm tập trung, đẩy mạnh hướng nghiên cứu ứng dụng, tạo ra các sản phẩm có thể thương mại hóa.

Thời gian qua, Viện KH&CN Việt Nam đã quy hoạch, xây dựng Khu sản xuất thử nghiệm công nghệ trong khuôn viên của Viện với diện tích nhà xưởng khá lớn, Viện cần ưu tiên cho các đơn vị sau khi chuyển đổi nếu có nhu cầu được thuê diện tích trong khu sản xuất thử nghiệm và tạo điều kiện hỗ trợ các đơn vị trong quá trình hoạt động.

Viện cũng cần quy định rõ bằng văn bản các đơn vị sẽ được hỗ trợ gì từ phía Viện khi thực hiện chuyển đổi cũng như trách nhiệm từ phía đơn vị đối với Viện KH&CN Việt Nam sau khi chuyển đổi.

Xây dựng các thiết chế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính: ban hành quy chế quản lý, quy chế tổ chức và hoạt động…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo Nghị định 35.HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai (Trang 72 - 74)