Mô hình tổ chức của Viện KHVN theo Nghị định 118/CP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo Nghị định 35.HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai (Trang 25)

Viện trưởng Hội đồng Khoa học Các Viện, Trung tâm NC Các Phân viện Các Phòng NC trực thuộc Các Vụ quản lý và Văn phòng

Từ khi thành lập, Viện Khoa học Việt Nam gồm có: - Viện Toán học

- Viện Vật lý học

- Viện Nghiên cứu biển - Viện Sinh vật học

- Viện các khoa học về trái đất - Văn phòng

- Các phòng nghiên cứu trực thuộc, các đơn vị sản xuất, sự nghiệp hành chính thuộc diện quản lý của Viện.

Trước mắt Viện hoạt động tập trung vào các hướng:

- Phục vụ công tác điều tra, đánh giá, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên và điều kiện tự nhiên của đất nước;

- Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, quản lý kinh tế và củng cố quốc phòng;

- Chuẩn bị điều kiện cho sự phát triển những lĩnh vực khoa học và kỹ thuật mới và cần thiết của đất nước trong tương lai.

Nghị quyết 32 NQ/WT của Bộ Chính trị (1980) về công tác tổ chức đã nêu rõ: “Sớm thành lập Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam trên cơ sở thống nhất và tổ chức lại Viện KHVN và Uỷ ban Khoa học xã hội Việt nam”. Việc thành lập Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam được xúc tiến khẩn trương hơn nữa từ sau Nghị quyết 37 NQ/WT của Bộ Chính trị (1981) về chính sách khoa học và kỹ thuật. Đây là thời kỳ hết sức khó khăn của đất nước (cuộc chiến tranh biên giới, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng...) nhưng Đảng và Nhà nước vẫn chủ trương phát triển khoa học và kỹ thuật. Nhờ đó, tiềm lực của Viện vẫn được phát triển với tốc độ nhanh. Từ 1980 đến 1985, số cán bộ được cử đi nghiên cứu ở nước ngoài không ngừng gia tăng, nhiều cán bộ đầu ngành được đào tạo và trưởng thành tạo

tiền đề cho sự phát triển về tổ chức. Đến năm 1985, Viện KHVN đã có 27 Viện và Trung tâm nghiên cứu... Trong số 27 đơn vị khoa học chỉ có 10 Viện, còn 17 Trung tâm nghiên cứu do Viện trưởng Viện KHVN ra quyết định thành lập. Chính nhờ phân cấp quản lý nên mới có khả năng tạo ra sự phát triển nhanh về tổ chức khoa học. Mười năm đầu tốc độ phát triển nhanh ở Viện KHVN gắn liền với chủ trương xây dựng Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. Để tập hợp trí tuệ khoa học của cả nước, cùng với việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu KHKT trực thuộc, Viện đã bắt đầu tổ chức các cơ sở nghiên cứu phối thuộc đặt dưới sự lãnh đạo đồng thời của Viện KHVN và Bộ hoặc ngành khác như: Trung tâm hiển vi điện tử và nhiễu xạ, Phòng máy cơ học.

Khi nền kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng, đầu tư của Nhà nước cho khoa học suy giảm, điều đó ảnh hưởng đến những tổ chức khoa học theo mô hình trên, đặc biệt khi Liên xô và phe XHCN sụp đổ, sự trợ giúp quốc tế đối với Viện giảm sút nghiêm trọng, là thử thách lớn đối với Viện. Nhưng có thể nói Lãnh đạo Viện KHVN và các nhà khoa học của Viện là những người nhiệt huyết và rất linh hoạt đã nhanh chóng vận dụng có hiệu quả quy luật tự điều chỉnh để giữ vững tổ chức và hoạt động của Viện. Sự thích nghi ấy về tổ chức làm cho mô hình ban đầu của Viện từ mô hình đơn chức năng sang mô hình đa chức năng, cấu trúc của Viện và các Viện chuyên ngành có nhiều biến đổi quan trọng. Phương hướng nghiên cứu và hoạt động của Viện chuyển dần từ nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu công nghệ tạo tiền đề cho việc thành lập Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia vào năm 1993 theo Nghị định số 24/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ.

Từ sau Đại hội VI của Đảng, công cuộc đổi mới đã có tác động mạnh đến Viện KHVN. Lãnh đạo Viện đã có những quyết định mạnh dạn về đổi mới mục tiêu hoạt động khoa học và cơ chế quản lý khoa học, dẫn đến những thay đổi quan trọng về cấu trúc của Viện. Cùng với các hoạt động nghiên cứu cơ bản vốn là truyền thống và sở trường, nhiều nhà khoa

học đã mạnh dạn đi vào phục vụ sản xuất. Khi giải quyết những vấn đề thực tiễn, các nhà khoa học đã phải tiến hành việc triển khai công nghệ trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu ứng dụng ở các Viện nghiên cứu chuyên ngành. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của Viện để tạo điều kiện cho các kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào sản xuất. Việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã làm thay đổi tư duy của nhiều nhà khoa học và quản lý. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến Viện KHVN. Một lần nữa Ban lãnh đạo Viện ra sức tìm tòi cách tổ chức mới để thích nghi với cơ chế quản lý mới. Những Viện lớn đã tỏ ra kém linh hoạt, không thích ứng với sự biến động của cơ chế quản lý kinh tế, vì thế trong một thời gian ngắn mặc dù tiềm lực không tăng nhưng số đơn vị lại tăng lên nhanh chóng, điển hình là những đơn vị nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh. Rõ ràng là cơ chế thị trường đã ảnh hưởng tới sự thay đổi cấu trúc của Viện, không chỉ ở số lượng gia tăng nhanh chóng của các tổ chức khoa học mà các loại hình và quy mô của các tổ chức này cũng đa dạng. Sự thay đổi cấu trúc đó làm hoạt động của Viện gần với thực tiễn và phong phú hơn. Nhiều nhà khoa học từ nghiên cứu cơ bản chuyển sang nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ. Trong tình hình đó đội ngũ cán bộ công nghệ dần dần được tăng cường. Các pilôt phần nhiều chuyển thành xí nghiệp sản xuất thử có quy mô nhỏ, tiền thân của các liên hiệp khoa học - sản xuất sau này.

Hiện tại, theo Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày 12/5/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện KH&CNVN, chức năng chủ yếu của Viện là nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý KH&CN và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và đào tạo nhân lực KH&CN có trình độ cao cho đất nước theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, Viện KH&CNVN có 25 Viện nghiên cứu khoa học, 3 đơn vị sự nghiệp, 7 cơ quan giúp việc Chủ tịch Viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập, 10 Viện và trung tâm cấp cơ sở và nhiều đơn vị ứng dụng, triển khai công nghệ tại các địa phương, địa bàn kinh tế trọng điểm, cùng tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ theo 8 hướng trọng điểm của Nhà nước là:

- Công nghệ thông tin - Công nghệ sinh học - Khoa học vật liệu

- Nghiên cứu biển, hải đảo và công trình biển - Sinh thái và Môi trường

- Tài nguyên sinh học và các hợp chất thiên nhiên - Kỹ thuật điện tử, thiết bị khoa học và tự động hoá - Dự báo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

(Xin xem thêm sơ đồ tổ chức bộ máy năm 2010 của Viện KH&CN Việt Nam ở Phụ lục 1).

Hiện nay, Viện cũng đang chuẩn bị tích cực cho giai đoạn phát triển mới bằng việc xây dựng quy hoạch phát triển tới năm 2020, tầm nhìn tới 2030 của Viện, với mục tiêu là xây dựng Viện thành một trung tâm KH&CN lớn, đa ngành, hoạt động rộng khắp trên cả nước và đạt trình độ khá trong khu vực vào năm 2020, và đạt trình độ tiên tiến vào năm 2030.

2.1.2. Đặc điểm hình thành của các đơn vị 35 ở Viện KH&CN Việt Nam:

Sau khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 324-CT ngày 11/9/1992 về việc tổ chức lại mạng lưới các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo nguyên tắc gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất và đặc biệt sự ra đời của Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/01/1992, với chủ trương áp dụng các

thành tựu khoa học và công nghệ mới, những thành quả nghiên cứu của mình vào sản xuất và đời sống, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, Trung tâm KHTN&CN QG (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã quyết định thành lập các đơn vị 35 trực thuộc các Viện nghiên cứu. Các đơn vị này hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động không đơn thuần là đơn vị sản xuất thử nghiệm hoặc dịch vụ KHKT, tiến hành nghiên cứu để hoàn thiện kết quả đã thu được từ phòng thí nghiệm và trong quá trình sản xuất thử nghiệm loạt nhỏ.

Sau 2 năm Chính phủ ban hành Nghị định 35/HĐBT, Viện Khoa học Việt Nam đã thành lập được 20 đơn vị 35 theo các tên gọi khác nhau gồm: 01 Viện, 08 Trung tâm, 11 Liên hiệp KHSX, trong đó Viện Khoa học vật liệu là Viện có nhiều đơn vị 35 trực thuộc nhất (07 đơn vị). Tổng số người làm việc trong các đơn vị này là 621, trong đó có 153 cán bộ hưởng lương từ ngân sách (cán bộ biên chế của Viện và kiêm nhiệm làm việc bên đơn vị 35) với 27 tiến sĩ, 282 kỹ sư, tương đương kỹ sư và 312 kỹ thuật viên. Các đơn vị hoạt động theo Nghị định số 35/HĐBT thuộc Viện KH&CN Việt Nam được thành lập từ năm 1992 – 1994 trên cơ sở các đơn vị triển khai kết quả nghiên cứu, dịch vụ khoa học, CGCN được thành lập theo Nghị định số 268-CT ngày 30/7/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Ngay từ khi thành lập các đơn vị này, một bộ phận các nhà khoa học của Viện đã chuyển sang làm công tác triển khai, CGCN, tổ chức sản xuất, kinh doanh.. bước đầu có thêm thu nhập ngoài lương được hưởng theo ngân sách.

Danh sách 20 đơn vị 35 thuộc Viện Khoa học Việt Nam thời kỳ 1993 – 1995):

2. Trung tâm Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học (nay là Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học)

3. Liên hiệp Khoa học sản xuất Vật liệu mới và Thiết bị 4. Liên hiệp Khoa học sản xuất Quang hoá - Điện tử 5. Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ phần mềm 6. Liên hiệp Khoa học sản xuất Thuỷ tinh

7. Liên hiệp Khoa học sản xuất Vật liệu chịu lửa 8. Trung tâm Công nghệ hoá dược và Hoá sinh hữu cơ 9. Trung tâm Phát triển công nghệ cao

10. Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và tư vấn khoa học và công nghệ

11. Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ hóa học

12. Trung tâm Phát triển kỹ thuật và Công nghệ thực phẩm 13. Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghiệp Sinh – Hoá học 14. Liên hiệp Khoa học sản xuất Vật liệu kỹ thuật cao

15. Trung tâm Khảo sát, nghiên cứu tư vấn môi trường biển

16. Trung tâm Cơ học công trình và kỹ thuật biển (sau đổi tên thành Trung tâm Kiểm định chuẩn đoán công trình và thiết bị theo QĐ số 1822/QĐ-KH&CNVN ngày 16/11/2004)

17. Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ môi trường

18. Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ sinh học và Môi trường 19. Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ cao Viễn thông – Tin

học

2.1.3. Tổ chức và hoạt động của các đơn vị 35 ở Viện KH&CN Việt Nam:

Hầu hết các đơn vị thành lập và hoạt động theo Nghị định số 35/HĐBT thuộc Trung tâm KHTN&CN QG được thành lập chủ yếu từ năm 1993, 1994 trên cơ sở các đơn vị triển khai kết quả nghiên cứu, dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ thành lập theo Nghị định 268-CT ngày 30/7/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (cho phép các viện nghiên cứu và các trường đại học làm kinh tế). Về tổ chức, sau nhiều lần sắp xếp, tổ chức lại hiện nay Viện KH&CN Việt Nam còn 12 đơn vị 35 thuộc các Viện Khoa học vật liệu, Viện Hóa học, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Cơ học và Viện Công nghệ sinh học. Đó là các đơn vị:

1. Liên hiệp KHSX Vật liệu mới và Thiết bị thuộc Viện Khoa học vật liệu

2. Liên hiệp KHSX Quang hoá - Điện tử thuộc Viện Khoa học vật liệu

3. Liên hiệp KHSX Thuỷ tinh thuộc Viện Khoa học vật liệu

4. Liên hiệp KHSX Vật liệu chịu lửa thuộc Viện Khoa học vật liệu 5. Liên hiệp KHSX công nghệ phần mềm thuộc Viện Khoa học vật

liệu

6. Trung tâm Công nghệ hoá dược và Hoá sinh hữu cơ thuộc Viện Hoá học

7. Trung tâm Phát triển công nghệ cao thuộc Viện Công nghệ môi trường

8. Liên hiệp KHSX Công nghệ hóa học thuộc Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên

9. Liên hiệp KHSX công nghiệp sinh – hoá học thuộc Viện Sinh học nhiệt đới

10. Liên hiệp KHSX Vật liệu kỹ thuật cao thuộc Viện Cơ học

11. Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ môi trường thuộc Viện Công nghệ môi trường

12. Liên hiệp KHSX Công nghệ sinh học và Môi trường thuộc Viện Công nghệ sinh học

Các tổ chức này không được nhà nước cấp vốn, tận dụng các thiết bị nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm, năng lực cán bộ trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng ngay các kết quả nghiên cứu vào đề tài sản xuất, dịch vụ tạo sản phẩm cho xã hội, tạo nguồn thu ngân sách để rút ngắn thời gian thực hiện và mở rộng đề tài, một phần mua sắn thiết bị, một phần cải thiện đời sống. Trong quá trình vận động, chuyển dịch một bộ phận các nhà khoa học chuyển sang làm nghiên cứu triển khai, tổ chức sản xuất, kinh doanh không nhận lương bao cấp, thu nhập hàng tháng thông qua thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dịch vụ KH&CN, kinh doanh các sản phẩm do đơn vị sản xuất.

Trong quá trình hoạt động nhiều đơn vị 35 đã mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực KH&CN được đánh giá có hiệu quả kinh tế, thu được những kết quả đáng khích lệ. Điển hình là Liên hiệp KHSX Công nghệ phần mềm, Liên hiệp KHSX công nghệ hoá học, Liên hiệp KHSX quang hoá - điện tử, Liên hiệp KHSX vật liệu kỹ thuật cao… đã thực hiện được nhiều dự án, đề tài cấp nhà nước, cấp Viện KH&CN Việt Nam. Nhiều công trình khoa học đã được các đơn vị 35 ứng dụng trong các ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng đi vào đời sống xã hội, phục vụ các chương trình phát triển miền núi, xoá đói giảm nghèo. Nhiều sản phẩm của các đơn vị 35 có chất lượng cao như men keo rồng đen, túi cá voi hai đầu của Liên hiệp KHSX công nghiệp sinh – hoá học, trên 40 sản phẩm phụ gia bê tông, 25 loại vật liệu nuôi trồng thuỷ sản, bột cản tia X dùng trong y tế, mực in laser v.v.. của Liên hiệp KHSX Quang hoá điện tử. Sản xuất chất keo tụ làm trong nước PACN-95, cung cấp ổn định hàng năm cho các nhà máy

nước và cho đồng bào bị lũ lụt, quy trình, công nghệ phân bón HUDAVIL, công nghệ và thiết bị xử lý nước thải bệnh viện, sản xuất thiết bị cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, thiết kế thiết bị lọc bụi tĩnh điện của Liên hiệp KHSX Công nghệ hoá học. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu mô tả công nghệ và thiết kế website để phục vụ công tác tư vấn, CGCN với Trung tâm Việt Hàn, xây dựng hệ thống quản lý công chức cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo Nghị định 35.HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)