Về hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo Nghị định 35.HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai (Trang 37 - 60)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Quan hệ của đơn vị 35 với Viện nghiên cứu và triển khai

2.2.2. Về hoạt động

Xét về cách thức và lĩnh vực hoạt động, các đơn vị 35 trong Viện KH&CN Việt Nam có thể phân ra thành 3 nhóm chính như sau:

2.2.2a. Nhóm đơn vị hoạt động không liên quan đến lĩnh vực cũng như hoạt động của Viện chuyên ngành:

1) Liên hiệp KHSX công nghệ phần mềm thuộc Viện Khoa học vật liệu.

a) Chức năng, nhiệm vụ theo quy định của cơ quan chủ quản:

Viện trưởng Hội đồng Khoa học Các Viện NC, Trung tâm TTTL Các Phân viện Các Xí nghiệp Ban KHTC Ban TCCB Các Doanh nghiệp NN Các Liên hiệp, Trung tâm 35

+ Nghiên cứu, thực nghiệm, triển khai các công nghệ và kỹ thuật mới trong lĩnh vực Tin học, Toán ứng dụng, Vật lý và Cơ học ứng dụng.

+ Sản xuất đơn chiếc hoặc với số lượng nhỏ các sản phẩm để kiểm nghiệm các kết quả nghiên cứu.

+ Tham gia trực tiếp đào tạo, bội dưỡng nâng cao nghiệp vụ và cung cấp các thông tin tư vấn trong lĩnh vực trên.

b) Chức năng, nhiệm vụ theo Giấy chứng nhận hoạt động KH&CN:

+ Nghiên cứu và xây dựng phần mềm, ứng dụng công nghệ máy tính song song, mạng máy tính…;

+ Nghiên cứu, thực nghiệm, triển khai các công nghệ và kỹ thuật mới trong lĩnh vực Tin học ứng dụng;

+ Thực hiện các dịch vụ khoa học và kỹ thuật, thông tin tư vấn, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ trong lĩnh vực nêu trên.

c) Về nhân lực: Tổng số cán bộ nhân viên: 52 Trình độ thạc sĩ: 02 Trình độ đại học: 41 Trình độ cao đẳng: 08 Lái xe: 01

d) Các hoạt động chính trong những năm gần đây: xin xem thông tin ở Phụ lục 2.

e) Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm:

TT Diễn giải Năm 2006 Năm 2007 9 tháng 2008

1 Tổng doanh thu 11.623.270.515 6.327.023.884 7.282.237.308

2 Chi phí 11.086.974.221 5.967.603.653 7.358.248.011

thuế

4 Thuế thu nhập 48.033.313 45.822.794

5 Lợi nhuận sau thuế 488.262.981 313.597.437

Nguồn: Liên hiệp KHSX công nghệ phần mềm

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Liên hiệp KHSX công nghệ phần mềm

2) Trung tâm Công nghệ hóa dược và hóa sinh hữu cơ thuộc Viện Khoa học vật liệu.

a) Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm:

+ Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHKT và công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực hóa dược và hóa sinh hữu cơ;

+ Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm tạo ra các sản phẩm mới, vật liệu có giá trị cao thuộc chuyên ngành hóa dược và hóa sinh hữu cơ;

+ Đào tạo cán bộ khoa học – công nghệ nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực hóa dược và hóa sinh hữu cơ để phục vụ sản xuất và đời sống.

+ Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực vật liệu polyme và composit; xử lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường.

b) Về nhân lực: Tổng số cán bộ nhân viên: 42 Trình độ tiến sĩ: 8 Trình độ thạc sĩ: 2 Trình độ ĐH + CĐ: 17 Khác: 15

c) Các hoạt động chính trong những năm gần đây:

+ Hoàn thiện dây chuyền sản xuất thử nghiệm dầu gấc làm nguyên liệu sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng.

+ Xử lý dầu cắt. + Xử lý Thinner…

Tháng 11/2006, thực hiện sắp xếp lại tổ chức này đảm bảo đơn vị 35 trực thuộc Viện chủ quản có chuyên môn cùng với lĩnh vực hoạt động, Chủ tịch Viện KH&CN Việt Nam quyết định chuyển Trung tâm Công nghệ Hóa dược và Hóa sinh hữu cơ thuộc Viện Khoa học vật liệu sang trực thuộc Viện Hóa học.

2.2.2b. Nhóm có lĩnh vực hoạt động liên quan đến chuyên ngành của Viện chủ quản:

Điển hình ở nhóm này là các đơn vị 35 thuộc Viện Khoa học vật liệu như Liên hiệp KHSX vật liệu chịu lửa, Liên hiệp KHSX Thuỷ tinh; Các đơn vị thuộc Viện Cơ học như Liên hiệp KHSX vật liệu kỹ thuật cao (IFTECH), Trung tâm Khảo sát, nghiên cứu tư vấn môi trường biển, Trung tâm Kiểm định chuẩn đoán công trình và thiết bị; Đơn vị thuộc Viện Công nghệ môi trường là Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ môi trường, Trung tâm Phát triển công nghệ cao; Đơn vị thuộc Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên là Liên hiệp KHSX công nghệ hoá học.

Với cơ chế khuyến khích các nhà khoa học đẩy mạnh việc ứng dụng KH&CN, khuyến khích đơn vị 35 mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động KH&CN thiên về tính triển khai, sản xuất các sản phẩm có tính ứng dụng cao và tạo mọi điều kiện nhằm phát triển các tổ chức 35 trực thuộc mình. Nhờ có sự ủng hộ của lãnh đạo Viện chủ quản cũng như đồng ý tưởng về một hướng mở trong lĩnh vực triển khai công nghệ, người đứng đầu của những đơn vị 35 này như được tiếp thêm sức mạnh hàng ngày cùng tập thể

cán bộ sản xuất, hoạt động dịch vụ KH&CN đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho tổ chức.

Các đơn vị 35 điển hình trong việc áp dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN tạo ra các sản phẩm và dịch vụ KH&CN có hiệu quả:

1) Trung tâm Phát triển công nghệ cao (thuộc Viện Công nghệ môi trường):

Từ ngày thành lập đến nay, mọi hoạt động của Trung tâm Phát triển công nghệ cao đều nhằm mục đích phát triển và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu công nghệ mới của Viện Khoa học vật liệu, Viện Công nghệ môi trường và của các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước vào đời sống và sản xuất, trước hết đáp ứng nhu cầu cấp bách đảm bảo nước sạch sinh hoạt và bảo vệ môi trường sống của nhân dân. Trung tâm đã thực hiện tốt nhiệm vụ của KH&CN là phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân bằng những nỗ lực trong việc ứng dụng một cách có hiệu quả những kiến thức khoa học thu nhận được từ quá trình nghiên cứu vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của cuộc sống.

a) Một số thành tựu của Trung tâm:

+ Công nghệ xử lý nước ngầm nhiễm sắt, măng gan hàm lượng cao bằng cách sử dụng một số chất oxy hoá xúc tác.

+ Công nghệ keo tụ tiếp xúc xử lý nước có hàm lượng cặn cao. + Chế tạo thiết bị WATERCHLO sản xuất dung dịch khử trùng Hypochlorit Natri từ nước muối, được sử dụng nhiều trong các trạm cấp nước sinh hoạt.

+ Nghiên cứu chế tạo thiết bị ECAWA sản xuất dung dịch hoạt hoá điện hoá, đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển ứng dụng các dung dịch này trong y tế, chăn nuôi, bản quản rau tươi, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, xử lý nước…

Trung tâm đã tham gia thiết kế, thi công và cung cấp thiết bị, vật liệu để xây dựng trên 300 trạm cấp nước sinh hoạt tại trên 40 tỉnh trong cả nước, cung cấp trên 400 thiết bị sản xuất dung dịch khử trùng cho các bệnh viện và cơ sở sản xuất.

b) Kết quả thực hiện các hợp đồng kinh tế do Trung tâm tự tìm kiếm trong 3 năm: (từ năm 2003 đến 2006) là 93 hợp đồng với tổng giá trị hợp đồng là 16.549.563.760 đồng; nộp ngân sách 827.478.188 đồng.

Mặt khác, Trung tâm Phát triển công nghệ cao đã thực hiện tốt việc đào tạo cán bộ khoa học trẻ. Tuy là đơn vị tự trang trải kinh phí Trung tâm đã trả lương 100% cán bộ đi học sau đại học và tạo điều kiện cử 05 csan bộ đi học cao học ở nước ngoài, 03 cán bộ đi học cao học ở trong nước. Đến nay đã có 06 cán bộ được nhận bằng thạc sĩ.

c) Về nhân lực:

Tổng số Trung tâm có 63 cán bộ trong đó: Tiến sĩ: 4

Thạc sĩ: 7 Đại học: 31 Cao đẳng: 16

2) Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ môi trường (thuộc Viện Công nghệ môi trường):

Tiền thân của Trung tâm NC và ƯD CN môi trường là Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Tư vấn môi trường (trực thuộc Viện Cơ học). Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu mối quan hệ chất thải và môi trường tiếp nhận, đánh giá ảnh hưởng chất thải từ các hoạt động kinh tế và dân sinh đến môi trường, xây dựng giải pháp quy hoạch kinh tế xã hội, giải pháp công nghệ cải thiện môi trường (không khí, đất, nước) và các công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển bền vững; Sản xuất các vật liệu, phụ kiện, cấu kiện, thiết bị và thi công xây lắp các công trình môi trường;

Ngoài ra Trung tâm thực hiện các dịch vụ KH&CN liên quan đến các vấn đề về môi trường.

a) Các kết quả nghiên cứu và triển khai nổi bật của Trung tâm trong những năm gần đây:

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN do cơ quan Nhà nước giao: + Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến và đề xuất các giải pháp kiểm soát mưa axit ở Bắc Bộ Việt Nam (từ Ninh Bình trở ra).

+ Điều tra cơ bản hiện trạng môi trường xây dựng các giải pháp kỹ thuật để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do vận hành ở ba bãi chôn lấp phía Bắc Việt Nam.

+ Tăng cường năng lực bảo vệ môi trường cho một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam (Hợp tác với Hàn Quốc).

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN do Trung tâm tự tìm kiếm: + Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống điều tra cơ bản môi trường không khí và nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt hàng và đã triển khai trên mạng lưới giám sát môi trường nền toàn quốc).

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường và giải pháp phát triển bền vững bảo vệ môi trường Bắc Kạn (Sở KH&CN Bắc Kạn đặt hàng).

+ Nghiên cứu và triển khai CN sản xuất các sản phẩm CTT, Antoxian, Clorophin nguồn gốc tự nhiên dùng làm phụ gia thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Sở KH&CN Đồng Nai đặt hàng và ứng dụng trên địa bàn tỉnh).

- Kết quả thực hiện dịch vụ KH&CN: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất của công ty giấy Bãi Bằng”. + Dự án “Khu xử lý chất thải công nghiệp tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sóc Sơn – Hà Nội”.

Ngoài ra các cán bộ Trung tâm còn có các công trình khoa học tham dự hội thảo hoặc đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước.

b) Về nhân lực:

Trung tâm có 18 cán bộ, trong đó: Tiến sĩ: 6

Thạc sĩ: 5 Đại học: 7

3) Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu, Tư vấn môi trường biển (thuộc Viện Cơ học)

a) Chức năng, nhiệm vụ theo quy định của cơ quan chủ quản:

+ Tổ chức và thực hiện việc điều tra, khảo sát, nghiên cứu các yếu tố môi trường biển.

+ Tổ chức đánh giá tác động môi trường và tương tác biển với công trình.

+ Chuyển giao công nghệ và thiết bị khảo sát, phục vụ nghiên cứu môi trường biển

+ Thực hiện tư vấn các dịch vụ KHKT liên quan và đào tạo cán bộ thuộc lĩnh vực môi trường biển.

b) Các hướng nghiên cứu chính:

+ Nghiên cứu ứng dụng và triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực kiểm định, chẩn đoán, khảo sát, thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường và công trình biển.

+ Nghiên cứu địa kỹ thuật, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa hình,thủy văn, quan trắc lún, CGCN xử lý nền móng và môi trường.

+ Sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa các sản phẩm công nghiệp, thiết bị máy móc trong lĩnh vực khảo sát, đánh giá, kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật công trình.

+ Dịch vụ khoa học & công nghệ: Kiểm định, khảo sát đo đạc đánh giá chất lượng nền móng, cấu kiện xây dựng, kết cấu công trình, máy móc, thiết bị, chẩn đoán kỹ thuật, xác định nguyên nhân sự cố, đánh giá khả năng làm việc, tuổi thọ của công trình và thiết bị; xử lý các sự cố kỹ thuật; đo đạc, đánh giá và xử lý độ rung cho các công trình và thiết bị công nghiệp; thiết kế; thi công; thẩm định và giám sát thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường và công trình biển; tư vấn, CGCN và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.

c) Các thành tựu nổi bật của Trung tâm những năm gần đây:

- Về động lực học biển:

+ Nghiên cứu lập dự án khả thi chống xói lở khu vực xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

+ Nghiên cứu phương án phục hồi thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An - Tư Hiền và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”.

+ Khảo sát các yếu tố động lực và môi trường biển đảo Phú Quốc” thuộc dự án nâng cấp đường cất, hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay cảng hàng không Phú Quốc.

- Về môi trường biển:

+ Với sự hợp tác chặt chẽ, lâu dài với Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã và đang tiến hành quan trắc môi trường thường xuyên, nghiên cứu hiện trạng môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, viết báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm trình Quốc hội,

quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, xây dựng kế hoạch phòng chống sự cố tràn dầu,...

+ Đặc biệt, Trung tâm thực hiện nhiều hợp tác với các tổ chức, dự án quốc tế như UNEP, UNIDO, ADB, WB, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Dự án STOFA và DANIDA (Đan Mạch), Dự án VNICZM (Hà Lan), Dự án SEMA và TRIMA (Thụy Điển), Công ty VATECH (Áo), Công ty Nippon Koei và Công ty JVPC (Nhật Bản),... về điều tra khảo sát chất lượng nước, ô nhiễm xuyên biên giới, ô nhiễm biển từ đất liền, chuyển giao phần mềm dự báo quỹ đạo vệt dầu tràn,...

4) Trung tâm kiểm định chẩn đoán kỹ thuật công trình và thiết bị (thuộc Viện Cơ học).

a) Chức năng, nhiệm vụ theo quy định của cơ quan chủ quản:

+ Triển khai công nghệ khảo sát xác định các yếu tố tác động của môi trường lên công trình, đặc biệt là công trình biển;

+ Triển khai tính toán, thiết kế và chẩn đoán kỹ thuật công trình dân dụng, công nghiệp và công trình biển;

+ Chuyển giao công nghệ và thiết bị kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ học công trình và kỹ thuật biển của thế giới và trong nước vào thực tế xây dựng công trình;

+ Thông tin, tư vấn và đào tạo cán bộ thuộc lĩnh vực cơ học công trình và kỹ thuật biển.

b) Các thành tựu đạt được:

+ Kiểm tra chất lượng cọc Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng (công suất 300MW).

+ Khoan khảo sát địa chất TT hội thảo Viện Cơ học.

+ Khảo sát địa chất Nhà máy SAKURA khu công nghiệp Bắc Thăng Long.

+ Siêu âm kiểm tra chất lượng cọc cầu Tư Hiền – Thừa thiên Huế. + Siêu âm, PDA xác đinh sức chịu tải của cọc khoan nhồi tại nhà máy xi măng Hạ Long – Quảng Ninh.

+ Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm công trình: Nhà máy chính – Nhà máy xi măng Hạ Long.

5) Liên hiệp Khoa học sản xuất vật liệu kỹ thuật cao – IFTECH (thuộc Viện Cơ học)

a) Các lĩnh vực hoạt động:

+ Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, sản xuất và kinh doanh điện năng từ công nghệ năng lượng sạch (thuỷ điện, năng lượng gió, mặt trời, điện địa nhiệt).

+ Nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điều khiển kỹ thuật số, công nghệ siêu cao tần - ra đa, Tin học công nghiệp và quản lý và cơ điện lạnh.

+ Nghiên cứu KH&CN, sản xuất thử nghiệm vật liệu kỹ thuật cao áp dụng trong xây dựng và chế tạo máy.

+ Nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực vật liệu và môi trường khắc nghiệt

+ Dịch vụ KH&CN: Thông tin, tư vấn đầu tư công nghệ mới,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo Nghị định 35.HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai (Trang 37 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)