B. NỘI DUNG
2.1. Tƣ tƣởng Nguyễn An Ninh về văn hóa
Vào đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới. Cùng với việc đấu tranh giải phóng dân tộc, cịn có một vấn đề cấp bách đang đặt ra cho xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là phải xây dựng được một hệ tư tưởng mới cốt lõi cho một nền văn hoá mới cho dân tộc Việt Nam thích ứng với yêu cầu thời đại. Trong khi mà nền văn hoá cổ truyền với ảnh hưởng của Nho giáo đang lỗi thời lạc hậu và biến đổi trước những tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực của văn hố phương Tây tập trung là văn hoá Pháp. Nhưng xây dựng nền văn hoá theo cách nào, hướng nào? Vấn đề ấy đã được đặt ra và bàn luận rất nhiều ở giai đoạn này.
Với nhiều cách định hướng khác nhau. Có người nói phải trở lại lấy văn hố truyền thống với cốt lõi Nho giáo làm nền tảng. Có người nói phải bỏ hết văn hóa cũ lấy văn hố phương Tây làm nền tảng. Có người muốn xây dựng một nền văn hoá kết hợp cả phương Đông và phương Tây nhưng kết hợp thế nào chưa rõ? Tuy nhiên các phương thức mơ hình cụ thể cịn đang trên đường thành hình, chưa ngã ngũ.
Đặc biệt chú ý là, thực dân Pháp sau khi thống trị toàn bộ nước ta chúng cùng phong kiến tay sai muốn duy trì những tư tưởng lạc hậu của nền văn hoá truyền thống. Chúng khôi phục những hạn chế của Nho, Phật, Đạo nhằm làm vũ khí đắc lực để ngăn cản mọi sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam và chúng ra sức du nhập tuyên truyền nền văn hoá thực dân mất gốc lai căng.
Hiểu được tầm quan trọng của văn hoá, trên cơ sở kế thừa và tiếp tục chủ trương “khai dân trí”, “chấn dân khí” mà thế hệ các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã giành nhiều công sức trước đó. Nên ngay sau khi về nước, với tấm bằng cử nhân Luật ở Paris, đêm ngày 25.1.1923 tại trụ sở hội
khuyến học Nam Kỳ Nguyễn An Ninh đã diễn thuyết với đề tài: “Une Culture Pour Les Annamites” (Xây dựng một nền văn hố cho người An Nam). Sau đó là bài “Idéal de la jeunesse Annamites” (Lý tưởng của thanh niên An Nam) vào đêm 15.10.1923.
Nội dung đầu tiên ở hai bài diễn thuyết này là ông kịch liệt phê phán thực dân Pháp và bè lũ tay sai tiếp tục lợi dụng sự lạc hậu của Nho giáo trước yêu cầu thời đại mới trong khi thực thi cái gọi là sứ mệnh “khai hoá văn minh’’để nhằm mục đích lừa bịp nhân dân Việt Nam. Nội dung tiếp theo, ông nêu lên việc cần thiết phải xây dựng một nền văn hoá riêng cho dân tộc, nền văn hố có sự tích cực, chủ động chọn lựa trong việc kế thừa giá trị truyền thống và tiếp thu giá trị văn hoá hiện đại của phương Tây.
Ơng phê phán sự trì trệ của văn hố Trung Hoa với cốt lõi là hệ tư tưởng Nho giáo. Ơng cho rằng nó đã được du nhập và ảnh hưởng vào nước ta trong nhiều thế kỷ, nhưng hiện nay xem lại, nó đã bất cập khơng cịn phù hợp nữa, không giúp nước ta chuyển mình theo con đường hội nhập tiến bộ. Vì vậy, chúng ta phải hướng theo con đường văn minh khác. Theo Nguyễn An Ninh đó chính là văm minh Châu Âu, cụ thể hơn là văn minh nước Pháp: “Nay xem lại thì sự khai hố theo lối Tàu khơng thể gì bổ cứu cho xã hội ta trong đường văn minh, tiến bộ. Vì văn minh Tàu khơng phải là cái văn minh hay để hoá người” [47; 75]. Ông cho rằng, trong thời đại này, nền văn minh của nước Pháp có thể khai hố cho văn minh nước ta phát triển trí tuệ “để sửa mình, trị nhà, rèn đúc vĩ nhân, đào tạo bác sĩ, nâng đỡ trình độ nước nhà, cho dân tộc mở mang hịng thốt khỏi cái kiếp diệt vong” [47; 75]. Nguyễn An Ninh đánh giá cao nền văn minh nước Pháp. Nhưng không phải ông hướng cho người Việt Nam chỉ biết duy nhất vọng ngoại, theo phương Tây, càng không phải ông chỉ thấy duy nhất sự hạn chế, bất cập mặt trái của văn hoá Trung Hoa (chủ yếu là đạo Nho) mà ơng đã rất tinh tế và chính xác khi đánh giá nền văn hoá Nho giáo rằng: “Chúng ta phải công nhận công lao to lớn của Khổng Tử
trong việc đem lại hồ thuận, trật tự bình n trong dân dẫn đến cho họ bao nhiêu nguồn hạnh phúc nho nhỏ” [48; 60].
Ông chỉ ra sai lầm của các nhà Nho nước ta trước đây tự hạn chế bó buộc trong khn mẫu văn hoá Trung Hoa với cốt lõi là Nho giáo, chỉ biết có Nho giáo. Cho nên, họ bảo thủ cố chấp đưa học thuyết của Khổng Tử lên bậc cao nhất của tri thức nhân loại, coi đó như là lý tưởng cao quý nhất cho con người, trong khi đó chính Khổng Tử lại nhận có người khác cịn hơn mình. Ơng nói: “Chính lúc còn sinh thời, Khổng Tử cũng chưa bao giờ dám tự nhận rằng học thuyết của mình là ước vọng cao quý nhất của tri thức lồi người. Chính ơng đã tự mình tìm đến để nghiêng mình chào ông Lão Tử, gọi Lão Tử bằng thầy và công nhận Lão Tử cao hơn mình mặc dù hai học thuyết hồn tồn khác nhau” [48; 61].
Đầu thể kỷ XX, trong phong trào yêu nước do các nhà Nho duy tân khởi xướng lãnh đạo, chính các nhà Nho xuất sắc nhất đã vượt lên giới hạn của tầng lớp mình dám chỉ ra những điều bảo thủ bất cập của Nho giáo. Nguyễn An Ninh kế thừa những tư tưởng phê phán mặt bất cập của lớp người này. Nhưng ông tiến xa hơn họ một bước khi quan tâm đến cơ sở kết cấu hạ tầng làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển Nho học ở Đơng Á. Đó là nền sản xuất tiểu nơng trên đó có sự tương hợp với hệ tư tưởng Nho giáo. Đây là sự lý giải mới lý luận kiểu phương Tây.
Nguyễn An Ninh công nhận những yếu tố có giá trị của học thuyết Khổng Tử trong lịch sử lâu dài của phương Đơng khép kín tách biệt đã tạo ra được những hạnh phúc nho nhỏ, dẫn đến sự bình yên cho quần chúng. Nhưng trong tương quan thời đại mới tiếp xúc Đơng-Tây, theo ơng, chính sự an bình nho nhỏ đó đã khơng đủ sức để văn hố Đơng Á có khả năng đối kháng lại với sức mạnh cưỡng bức bạo lực đến từ phương Tây. Trái lại ở một phương diện nó trở thành là cội nguồn chính cho sự mất chủ quyền dân tộc: “Trong buổi đấu tranh này, nếu ta chỉ bằng lòng với những thú vui đồng áng và hạnh phúc gia đình cỏn, thì con người hố ra yếu; tức là ta đã dọn sẵn một mảnh đất cho bạo lực và sự quyết đốn sẽ
nhân đó mà làm chủ nhà ta dễ như chơi” [48;60]. Ông chỉ ra, giá trị căn bản của học thuyết Khổng Tử là nằm trong quan niệm giá trị đạo lý con người, trong việc tu dưỡng đạo đức cá nhân. Cho nên, ông viết: “Ý tưởng của Khổng Tử, nếu ta thấu suốt được, thì giá trị con người sẽ được nâng lên, quan niệm về cuộc sống sẽ trở nên rộng rãi và độ lượng” [48; 60].
Trở về với các giá trị thời kỳ Nho giáo khởi thủy để thấy được mặt hợp lý và chỉ ra sự thối hóa xơ cứng của Hán Nho, Tống Nho. Nên Nguyễn An Ninh đã có sự phân biệt hạt nhân hợp lý trong tư tưởng Nhân, Nghĩa của thời kỳ Khổng- Mạnh với sự khn mẫu pháp điển hóa, ngun tắc xơ cứng hóa ở đời sau. Bởi vậy ơng nói, nếu lẫn lộn hai giai đoạn đó, nhào nặn tư tưởng nguyên thủy của Khổng Tử theo quan điểm của các nhà Nho phong kiến, thì rất tai hại, Nguyễn An Ninh đi đến nhận định: “Các nhà nho của ta lại muốn “Khổng hoá” tất cả những gì rơi dưới tầm tay của họ, họ muốn biến mọi thứ theo tư duy hẹp hòi của họ” [47; 79]. Ơng cho rằng, đối với văn hố Trung Hoa thì Nho giáo như một “món hàng xuất khẩu”, cho nên muốn hiểu đúng Nho giáo hãy quay về với cội nguồn của nó, tức là văn hoá Trung Hoa cổ đại, với Nho giáo nguyên thủy. Chúng ta hãy nhận thức giá trị của nền văn hố ấy để từ đó vận dụng cho phù hợp với văn hoá nước nhà hiện thời, cịn nếu q đề cao, tuyệt đối hóa như các nhà Nho đương thời sẽ đi tới thái độ bảo thủ kiêu căng, tự cao, tự đại, quan liêu, giáo điều bảo thủ, lạc hậu. Nguyễn An Ninh áp dụng phương pháp luận duy vật lịch sử chỉ ra rằng, văn hố thuộc kiến trúc thượng tầng thì nó sẽ phải thay đổi theo cơ sở kinh tế “Văn hố của xã hội thì ln ln theo sự thay đổi về sự sắp đặt nền kinh tế xã hội” [48; 1031]. Vì thế, nên phải tránh tuyệt đối hố nền văn hố Nho giáo khơng cịn phù hợp với lịch sử phát triển của xã hội lúc đó. Tương đồng với quan điểm của ông, từ lập trường mới theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, Đào Duy Anh sau này cũng xem xét lại những hệ thống triết học, đặc biệt là các hệ tư tưởng chi phối đời sống dân tộc như Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Đào Duy Anh đúc kết, đánh giá một cách khách quan: “Để có thể kế thừa
những gì, cố nhiên chúng ta cần biết trong nền văn hố cũ của dân tộc có những cái gì đã có tính tích cực mà ngày nay vẫn cịn có thể phát huy tác dụng tích cực đươc” [3; 197]. Với “Khổng giáo phê bình tiểu luận” (1943), Đào Duy Anh
cũng đã trình bày lại một cách kế thừa có phê phán lịch sử Khổng giáo và Khổng học. Ông cho rằng, Khổng giáo ra đời và tồn tại cùng với chế độ phong kiến nhất định nên cũng phải tiêu vong cùng với chế độ phong kiến, nhất là với sự tiêu vong cơ sở kinh tế của nó. Như vậy vào năm 1923, Nguyễn An Ninh là một trong những người sớm đã có nhận định rằng lúc này cả giới trí thức-nhà Nho và hệ tư tưởng Nho giáo đều đã hết vai trị lịch sử, nên khơng thể đảm đương sứ mệnh đưa dân tộc phát triển theo thời đại. Nguyễn An Ninh viết: “Cái gọi là trí thức đã được đào tạo theo sách vở Tàu đã chẳng cố bám vào đạo Khổng như những con người chết đuối cố bám vào khúc gỗ mục đó sao?” [48; 65].
Nguyễn An Ninh đã đánh giá khách quan và hợp lý giá trị và hạn chế lịch sử học thuyết của Khổng Tử cốt lõi của văn hóa Á Đơng từ rất sớm là có tính vượt trước thời cuộc. Đây là vấn đề mà hiện nay giới khoa học trong nước và quốc tế vẫn đang rất quan tâm nghiên cứu để nhìn nhận lại vai trị lịch sử của nó. Ơng vạch ra và phê phán những hạn chế của văn hóa theo Nho giáo theo quan điểm phủ định biện chứng. Sự phê phán của ông đã đáp ứng phần nào nhu cầu lịch sử đặt ra lúc bấy giờ. Ông nhận thức đúng về đóng góp giá trị lịch sử đối với sự du nhập các yếu tố văn hoá của chế độ phong kiến Trung Hoa đưa sang nước ta từ trước và đến đầu những năn 20 của thế kỷ này. Ơng cho rằng, mơ hình giáo điều theo văn hố Hán-Tống Nho đang được chính quyền thực dân-phong kiến duy trì đang là một cản trở lớn, cần phải gạt bỏ để mở đường cho tiến bộ xã hội, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử trong thời đại sau cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời và phát triển của nhà nước vô sản theo hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin đầu tiên trên thế giới. Không nên giáo điều đi theo văn hoá truyền thống Trung Hoa Nho giáo, vậy thì đi theo nẻo nào? Nguyễn An Ninh chỉ ra là cần phát huy văn hoá truyền thống ở những giá trị hợp thời và
hướng theo văn hoá tiến bộ ở Châu Âu, văn hoá nước Pháp - là nước tiên tiến nhất Châu Âu.
Nền văn hoá nước Pháp thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản, đã mở ra thời kỳ Ánh sáng, đưa nền văn hoá nước Pháp lên đỉnh cao Châu Âu. Đáng tiếc các giá trị chân chính của nền văn hố đó đến cuối thế kỉ XIX đã bị chủ nghĩa thực dân bỏ rơi thuộc về quá khứ. Đối với văn hoá Việt Nam thuộc địa, vào những năm 20 với vai trò là kẻ bảo hộ thực dân nên ảnh hưởng của nền văn hoá Pháp đã khơng có định hướng tiến bộ. Nền văn hố thực dân đó là của giai cấp tư sản thống trị xã hội Pháp ở thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, nên đã mang tính chất cực kỳ phản động. Khơng những nó bỏ rơi mà cịn vi phạm giá trị của cách mạng dân chủ tư sản, kìm hãm sự phát triển của xã hội Pháp, mà cịn đang nơ dịch bóc lột các nước thuộc địa như Việt Nam dưới chiêu bài “Khai hố văn minh”. Đó là mặt trái của nền văn hoá thực dân mà bọn thực dân Pháp đang ra sức tô vẽ, tuyên truyền mạnh mẽ ở nước ta. Ông muốn tranh thủ điều kiện hoạt động báo chí công khai để đưa những giá trị dân chủ tư sản đích thực của thời kỳ đang lên của giai cấp tư sản cho nhân dân đang bị nô dịch, lừa bịp phân biệt rõ ràng.
Nguyễn An Ninh đã nhận thức được những giá trị đích thực của văn minh tư sản Pháp mà ơng có điều kiện trực tiếp sang học hỏi. Ơng lên án chính sách lừa bịp, ngu dân của thực dân Pháp. Đối với những trí thức Tây học, Nguyễn An Ninh cho rằng, một số người học văn hoá Châu Âu, văn hoá Pháp khi trở thành tài giỏi rồi thì chỉ lo vun đắp cho cá nhân và gia đình, chứ không truyền bá những điều học tập được cho nhân dân ta để giác ngộ cho họ.
Nguyễn An Ninh phê phán thứ văn hoá Nho giáo cuối mùa lẫn thứ văn hố nơ dịch giả hiệu mà bọn thực dân đang tuyên truyền, cũng là gián tiếp phê phán tầng lớp thủ cựu Nho học và bộ phận trí thức Tây học đã khuất phục phục vụ cho chính sách cai trị của Pháp hay cịn “trùm chăn”. Ơng cho rằng, trong giai đoạn mới này cần phải dựa vào lớp người có học biết dung hịa kết hợp Đơng- Tây thành văn hoá tiến bộ mới. Họ phải được trang bị từ hai phía, vừa phải giữ
gìn những giá trị tinh hoa văn hố Á Đông, vừa phải thanh lọc và kết hợp tiếp thu những giá trị đích thực tiến bộ có lợi cho nhân dân ta từ văn hố phương Tây. Theo ơng, lực lượng ấy là lớp thanh niên mới. Ông đặt nhiều hi vọng ở tầng lớp thanh niên trí thức - một lớp người sung sức tiêu biểu cho sức sống quật khởi của dân tộc, thức tỉnh để họ hiểu rằng làm người thanh niên phải có lý tưởng, vừa thích ứng với thời đại, vừa kế thừa truyền thống vừa cách tân hiện đại hóa truyền thống, mà vẫn bảo đảm phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc hướng theo xu hướng tiến bộ.
Hiểu như vậy, nên ơng cho rằng: “là vì ngày nay, tơi chưa thấy người An Nam nào tiếp thu đầy đủ ý nghĩa của văn hoá Pháp” [48; 63]. Nguyên nhân đó là gì? “Đó là sự dốt nát, tình trạng u tối và nặng nề của quần chúng cũng như giới tri thức tân thời đã được cái nhà trường “dân chủ dởm” tạo ra ở các nước Châu Âu. Quần chúng cũng như hạng trí thức dởm sẽ khơng biết phân biệt chân với giả” [47; 86].
Như vậy, ông thẳng thắn lên án cách đào tạo nô dịch theo kiểu Châu Âu đế quốc của các nước thực dân. Theo ông, cách đào tạo này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho chủ nghĩa thực dân. Nhưng khơng phải vì thế mà ơng tự bó hẹp mục tiêu giáo dục trong khuôn khổ tư tưởng chủ nghĩa quốc gia hẹp hịi, khơng giao lưu với các nước. Chủ trương của Nguyễn An Ninh là: “Phải qua con đường văn hoá Châu Âu để hiểu sâu hơn văn hố Viễn Đơng” [47; 81]. Nhận định sắc sảo