Tƣ tƣởng Nguyễn An Ninh về tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng nguyễn an ninh về văn hóa, chính trị, tôn giáo (Trang 74 - 93)

B. NỘI DUNG

2.3. Tƣ tƣởng Nguyễn An Ninh về tôn giáo

Những năm hai mươi của thế kỷ XX, đông đảo nhân dân Nam Bộ cũng như nhân dân trong cả nước đã biết đến Nguyễn An Ninh là một nhà cách mạng, một nhà báo, một nhà hoạt động văn hố chính trị tiến bộ công khai. Sau khi cách mạng bị đàn áp, rơi vào thoái trào, thực dân Pháp lợi dụng ảnh hưởng các tôn giáo, các loại tư tưởng cá nhân để ru ngủ sự bất mãn, phản kháng của quần chúng. Với hai quyển “Tơn giáo” (xuất bản năm 1932) và “Phê bình Phật giáo” (xuất bản năm 1938), chúng ta lại thấy đóng góp của Nguyễn An Ninh là một nhà tư tưởng có chiều sâu lí luận. Khi ơng tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, dựa vào hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác để vận dụng sáng tạo xem xét đánh giá về vần đề tôn giáo ở nước ta phục vụ cho việc nâng cao nhận thức, giác ngộ cho quần chúng

nhân dân. Trong hai tác phẩm này, Nguyễn An Ninh đã đứng trên phương diện triết học về tôn giáo để xem xét và đánh giá về nguồn gốc, bản chất, vai trị của tơn giáo. Đặc biệt là việc ông đã vận dụng sáng tạo phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác để đưa ra nhận định về Phật giáo.

Tại sao Nguyễn An Ninh lại quan tâm tới vấn đề tôn giáo? Trong những lúc cách mạng khó khăn trong những năm 20-30 của thế kỷ XX, có hiện tượng phát triển đột biến của các tôn giáo cũ và mới. Nguyễn An Ninh nhận thấy rằng cần đặt vấn đề tôn giáo ở đúng vị trí của nó để xem xét. Ngay trong bài đầu của cuốn sách “Tôn giáo”, Nguyễn An Ninh đã lý giải vấn đề mà mọi người đều thắc mắc, tại sao ông lại nghiên cứu tôn giáo trong thời kỳ cách mạng đang cần tìm một con đường giải phóng dân tộc, ơng viết: “Trong một thời kỳ mà nhân loại đâu đâu cũng bị khổ sở...trong một thời kỳ rất bối rối, mắc trong bao vấn đề cần giải quyết cần cấp kia, mà lại đem vấn đề tôn giáo ra mà bàn, chắc sau cùng không khỏi trong đám bàng quan có người lấy làm lạ. Cũng có người mỉm cười. Sao lại không bàn về kinh tế...kinh tế Âu Châu, Mỹ Châu... đâu đâu cũng rền hai tiếng ấy” [48; 880]. Nguyễn An Ninh nhận thấy phải tương kế tựu kế, ông quay về với vấn đề tơn giáo chính là để tìm một phương tiện để thức tỉnh đồng bào, hoạt động cách mạng thuận lợi. Vì trong những năm 1930-1931, Đảng mới ra đời đã bị khủng bố ác liệt sau thất bại của phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp mở những cuộc khủng bố trắng, các chiến sĩ cách mạng bị bắt, bị giết, các cơ sở Đảng trong cả nước hầu như đều bị tan rã, nguy cơ thế chiến thứ II của chủ nghĩa phát xít đang hiện dần có thể xảy ra. Chính sách bóc lột hà khắc gấp rút chuẩn bị chiến tranh làm cho đời sống nhân vô cùng cực khổ. Họ lo lắng bế tắc mà chìm đắm trong mê tín, dị đoan tìm sự bù đắp hư ảo trong tơn giáo. Trong khi trí tuệ Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta đang phải tập trung giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực hoàn thiện đường lối chính trị, giác ngộ, tổ chức và đưa dân tộc đi tiếp trên con đường đấu tranh. Do vậy, vấn đề tơn giáo trên diễn đàn tư tưởng cịn đang bỏ ngỏ. Với Nguyễn An Ninh sau khi ra tù tháng 10-1931, sau đúng 3

năm trịn ở tù, ơng vẫn bị mật thám theo dõi, bởi vậy muốn hoạt động công khai trở lại, Nguyễn An Ninh đã chọn cho mình cách hoạt động phù hợp là nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu Phật giáo. Qua nghiên cứu tôn giáo, ông muốn phát triển nâng cao tư duy lí luận của dân tộc, vì ơng thấy rằng: “Nền văn hoá Trung Hoa trên đất nước ta đang suy và thế hệ chúng ta đắm chìm trong vịng ngu dốt” [47; 78]. Bởi thế cần phải đánh giá, thanh lọc lại các hệ thống tư tưởng cũ, từ đó truyền bá tư tưởng mới, dọn đường cho tư duy khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác-Lênin truyền bá vào trong nước. Ông hiểu rõ, lúc này cần thiết nhất là cổ vũ, thức tỉnh giác ngộ cho quần chúng, nhất là cần chống lại sự lợi dụng tôn giáo và những tư tưởng hủ bại ngăn cản sự phát triển của xã hội, phá tan âm mưu đô hộ về tinh thần nhân dân ta của bọn thực dân Pháp. Đồng thời nghiên cứu vấn đề tôn giáo, Nguyễn An Ninh còn gạn đục khơi trong lọc bỏ cặn bã, kế thừa các giá trị trong đó nhằm xây dựng tinh thần lạc quan cách mạng, chống bi quan và bàng quan trước sự thoái trào cách mạng. Ông động viên ý chí, nghị lực cho quần chúng nhân dân, gột rửa tệ nạn mê tín, dị đoan vốn đã ăn sâu vào trong dân chúng, xây dựng niềm tin vào cách mạng, vào Đảng, vào thắng lợi ngày mai. Hơn nữa, Nguyễn An Ninh nhận thức được rằng có những giá trị tinh thần tơn giáo truyền thống trong lịch sử dân tộc nên nó có khả năng khơi dậy tinh thần dân tộc. Và cịn có thể thấy ngồi ra chủ đích của ơng là khi đi vào nghiên cứu hình thái ý thức xã hội đặc biệt như ý thức tơn giáo thì ơng muốn hiểu kỹ hơn học thuyết Mác xít, mà ơng vốn có cảm tình nghiên cứu trước những năm 30 nhưng chủ yếu ở lĩnh vực chính trị, cịn từ sau 1930 ông đi vào nghiên cứu triết học, tư tưởng, phương pháp luận Mác xít về vấn đề này.

Những tư tưởng của Nguyễn An Ninh về tôn giáo luôn gắn liền với yêu cầu mới của thực tiễn cách mạng Việt Nam, tới đối tượng đông đảo quần chúng của cách mạng Việt Nam. Bởi vậy trong hai tác phẩm trên, các vấn đề về nguồn gốc, bản chất, vai trò của tơn giáo được ơng trình bày dễ hiểu, mà vẫn có tính lí luận cao và chịu ảnh hưởng của phương pháp Mác xít về tơn giáo.

Trước tiên, ơng nhìn nhận lý giải về nguồn gốc xã hội nảy sinh các tôn giáo, gắn chặt với quan hệ kinh tế-xã hội lịch sử cụ thể. Ông viết: “Duy vật lịch sử quan chủ nghĩa tràn lan cả hoàn cầu, truyền dạy: “Kinh tế là gốc. Luân lý, phong tục, tơn giáo, mỹ thuật, chính trị, tồn cả xã hội chẳng qua như là cái bóng của kinh tế, của xã hội thơi, kinh tế của xã hội đổi thì cả cả đều đổi theo” [48; 881]. Theo ơng thì tơn giáo nảy sinh từ cơ sở hiện thực trong lòng xã hội, tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, một tiểu kiến trúc thượng tầng do cơ sở kinh tế-xã hội sinh ra quyết định và chịu sự chi phối của cơ sở khách quan đó.

Để diễn đạt cho người đọc dễ dàng tiếp nhận tư tưởng của mình, Nguyễn An Ninh trước tiên chỉ ra qui luật kinh tế cũng khốc liệt như quy luật tiến hóa luận cạnh tranh sinh tồn của xã hội một cách dễ hiểu, từ sự quan sát cuộc sống rất tinh tế như “trâu giành đồng, chó giành miếng ăn, gà trống giành mái”. Nguyễn An Ninh rút ra qui luật tiến hóa xã hội bằng chọn lọc tự nhiên “kẻ mạnh hiếp kẻ yếu”. Ông viết: “Trên trời, dưới đất, dưới nước đều có những loại sống biết đi kiếm ăn, thì ta đều thấy mạnh hiếp yếu, mạnh lướt yếu, mạnh giết yếu” [48; 882]. Ông rút ra được nhận xét: con người sống trong xã hội cũng chịu cái qui luật chung ấy chi phối, “một người mạnh cậy sức mạnh hiếp một người yếu, một đám người mạnh cậy sức mạnh hiếp một đám người yếu, một dân tộc mạnh cậy sức mạnh hiếp một dân tộc yếu” [48; 885].

Nguyễn An Ninh chỉ ra mục đích của qui luật cạnh tranh sinh tồn, quy luật Đác Uyn về xã hội này là: “Đều đặng cướp đoạt của cải của kẻ yếu, hay cướp công của kẻ này, đặng ngồi không ăn no mặc ấm” [48; 885]. Từ đó, đi vào nguồn gốc tâm lý, nguồn gốc nhận thức Nguyễn An Ninh nêu nguồn gốc nảy sinh nhu cầu tôn giáo là từ sự bất lực, yếu hèn, thấp kém của kẻ yếu nhằm bù đắp thuần túy tinh thần cho sự yếu đuối, hạn chế của họ. Ông viết: “Dầu xưa hay nay, kẻ yếu đối với kẻ mạnh chỉ có hai phương: một là đút nạp cho kẻ mạnh ăn, hai là bợ đỡ lạy mọp trước kẻ mạnh... hoặc được người nhận của dưng ấy không phá khuấy nữa, hoặc được bảo hộ” [48; 885]. Cịn đối với các thế lực tự nhiên

như gió, mưa, bão, sấm chớp, thú dữ...con người bất lực, yếu đuối, khuất phục, lo sợ nên phải bày đặt ra thờ, cúng và gọi các thế lực đó là thần thánh, cầu cúng van lạy các thế lực đó đừng phá hoại cuộc sống của họ.

Khi nói đến những nguyên nhân khác nhau làm nảy sinh tơn giáo, mê tín dị đoan cịn có một nguồn gốc, ngun nhân nữa theo Nguyễn An Ninh là do ảnh hưởng của tâm lý xã hội lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ hiện thực nảy sinh nhu cầu của chính đời sống tâm linh con người, do con người tạo ra tôn giáo và rồi họ lại lệ thuộc vào nó. Nhiều điều sợ hãi trước sức mạnh bí ẩn của thiên nhiên từ xa xưa như đã lưu truyền trong máu mủ, dẫn đến tâm thức hướng tới niềm tin thần thánh: “Trong nhơn loại không phải người sợ người khơng mà thơi. Ở rừng thì sợ cọp, sợ rắn, đi sơng thì sợ gió, sợ sóng; ni trâu bị thì sợ nó đau, nó chết; đi bn bán thì sợ nỗ sợ hao; sợ hồng thủy, sợ hỏa tai; sợ đau ốm, sợ đói khát; ôi thôi biết bao nhiêu là điều sợ. Nhiều điều sợ nó làm như lưu truyền trong máu mủ từ ông bà thuở xưa cho đến nay” [48;885]. Ngày nay, chúng ta cũng còn thấy rõ nguồn gốc tâm lý truyền thống của văn hóa nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, khi lý trí thì biết rằng khơng có ma quỉ thần thánh, nhưng nghe kể những câu chuyện hoang đường chúng ta vẫn sợ, hoặc “khi đi đêm tâm lý chung của mọi người là sợ ma”. Từ những điều lo sợ này, Nguyễn An Ninh cho rằng dân đã vô phương cứu chữa, mà cũng không ai trừ nổi được nỗi lo sợ ấy cho dân, nên người ta tìm đến sự cúng tế để an tâm.

Một điều nữa, theo ông, nguyên nhân tinh thần tâm lý, các mong muốn, khát vọng cũng là cơ sở nảy sinh nhu cầu của tôn giáo: “ưa thiện ghét ác, muốn tìm ra căn nguyên của mọi vật, muốn sống đời đời. Ba sự cân dùng, ba điều khát khao của nhân loại, là cái cơ sở của tôn giáo” [48; 904]. Để không rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, Nguyễn An Ninh đã dành cho yếu tố tâm lí một vai trị cần phải quan tâm trong nguồn gốc của mê tín, dị đoan và niềm tin tơn giáo. Ơng cho rằng: “Khoa học đã phát triển, nhưng con người cịn lo sợ thì cái gốc

thật lần lần đuổi được dị đoan đi. Nhưng mà học hiểu khơng phải là đủ. Trong tâm cịn lo sợ, thì cịn là nền gốc cho sự dị đoan” [48; 886].

Xuất phát từ nguồn gốc xã hội và tự nhiên của tôn giáo, nguồn gốc tâm lý, tinh thần Nguyễn An Ninh khẳng định: “Tôn giáo là sự tưởng tượng của nhân loại” [47; 263], “thấy con người tưởng rằng có sức mạnh hơn con người có thể làm hại con người được, đều là như có tinh thần riêng như con người vậy. Cho nên con người mới vẽ ra, chạm ra hình người, hay tưởng tượng ơng này bà nọ trong óc mình mà thờ” [47; 258]. Đây là nhận thức tiến bộ của Nguyễn An Ninh khi ông nhận thức ra bản chất, nguồn gốc của tôn giáo, qua đây chứng tỏ ông đã tiếp cận sát đúng được những tư tưởng của chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Tôn giáo ra đời và phát triển là từ nhu cầu của chính đời sống tâm linh con người, con người tạo ra tôn giáo và lệ thuộc vào tơn giáo. Ơng nhận định tương tự như quan điểm của Mác: “Con người làm ra tôn giáo và lệ thuộc vào tôn giáo, không phải tôn giáo làm ra con người...Con người là cái thế giới con người, là quốc gia, là xã hội. Cái quốc gia, cái xã hội ấy sanh ra tôn giáo, tôn giáo là sự hiểu sai thế giới, vì quốc gia ấy, xã hội ấy là một thế giới sai” [47; 275].

Từ quan điểm duy vật lịch sử về tơn giáo, cũng như thấy được vai trị đền bù hư ảo cũng như sức mạnh lôi cuốn quần chúng của tôn giáo, mê tín dị đoan thường ăn sâu trong mỗi con người, nhưng khơng phải vì thế mà con người khơng có cách nào giải trừ được nó. Ơng đã vạch ra phương hướng giải thốt để con người lao động tiếp nhận được mặt tích cực của tơn giáo có đủ niềm tin, sức lực vươn lên. Ông viết: “Người mà tinh thần mạnh hễ gặp kẻ khác hiếp đáp hay lấn lướt thì chống lại. Bằng có thiếu sức thì dùng trí, dùng mưu, chế tạo máy móc, hay là hiệp lực, dùng hết các phương mà thắng kẻ bạo ngược” [47; 258]. “Nếu mà khơng làm được như vậy thì người yếu suốt đời chỉ làm kẻ phục tùng luồn cúi thôi”, “trong nhân loại các dân tộc tin dị đoan đều là dân tộc yếu hèn thường bị kẻ xảo dùng đầu óc tin dị đoan của mình mà làm trở ngại sự tấn hố của mình, và làm lợi cho chúng nó” [47; 258].

Ông chỉ ra mặt tiêu cực, tác hại của mê tín dị đoan, hạn chế của tơn giáo làm cản trở đến sự tiến hố, phát triển của xã hội. Khơng những vậy, nó cịn là ngun nhân gây ra sự ngộ nhận dẫn tới xung đột lầm lạc trong những người có tư tưởng hẹp hịi: “bao nhiêu đầu óc tin dị đoan là bấy nhiêu đầu óc khơng có thể tin một điều gì mới mẻ, lợi ích cho nhân loại, bao nhiêu đầu óc cịn tin dị đoan là bao nhiêu mờ ám còn đeo đuổi theo nhân loại, làm cho nhân loại còn xung đột, lầm lạc trong những ý kiến hẹp hịi nhỏ mọn vơ cùng” [47; 258].

Ở vào thời điểm của ông, phần lớn nhân dân đang bị kẻ thống trị dùng các hình thức tơn giáo giam cầm trong vịng dốt nát, mê tín, dị đoan, trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp, đời sống của người dân vơ cùng cực khổ, khó khăn, đa số họ bế tắc, bất lực tự tìm đến với tơn giáo làm nơi an ủi. Hiểu được cơ sở thực tiễn của hiện tượng gia tăng đột biến nhu cầu tơn giáo trong khoảng thời gian đó, hiểu được vai trị đền bù về tinh thần, thông cảm với nhu cầu của họ, ơng nói rằng: “Con người có nhiều sự cần, nhiều sự khao khát trong tâm, cho nên cần theo tôn giáo, hội hiệp với người đặng mạnh thêm đức tin, mục đích là được giải khổ, được yên tâm, yên trí” [48; 910 ]. Nhưng ơng chỉ rõ cho họ hiểu từ sự khao khát được bù đắp đó của nhân dân, thực dân Pháp và phong kiến tay sai luôn luôn lợi dụng tôn giáo để tiếp tục ru ngủ lừa gạt họ. Vì thế, ơng phải chỉ ra mặt hạn chế của các loại tôn giáo giúp người dân thức tỉnh: “Bao giờ bọn lợi dụng tôn giáo cũng đều chú ý về mặt tiêu cực, chứ không phải chú ý về mặt tích cực. Nghĩa là chỉ muốn dùng tôn giáo làm thuốc phiện mê dân mà thôi” [48;946]. Mặt khác ơng cịn phân tích sâu về mối quan hệ giữa tơn giáo với chính trị, tơn giáo cũng gắn chặt với chính trị, với giai cấp cầm quyền, phục vụ lợi ích cho bọn cầm quyền. Ông viết: “Nghiên cứu về cách lập luận tơn giáo của dân Arya, mình lại thấy tơn giáo- chính trị có quan hệ. Mượn tơn giáo gạt dân ngu cho nó khơng đổ lỗi về ai, mọi việc đều cho là trời định, an phận nghèo hèn, gặp khốn khổ bao nhiêu cũng gật đầu chịu” [47; 271].

Chúng ta thấy Mác trong “Lời nói đầu góp phần phần triết học Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng nguyễn an ninh về văn hóa, chính trị, tôn giáo (Trang 74 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)