Tƣ tƣởng của Nguyễn An Ninh về chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng nguyễn an ninh về văn hóa, chính trị, tôn giáo (Trang 58 - 74)

B. NỘI DUNG

2.2. Tƣ tƣởng của Nguyễn An Ninh về chính trị

Cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn An Ninh là một cuộc đấu tranh liên tục, mưu trí, dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trong 20 năm dấn thân hoạt động cơng khai, Nguyễn An Ninh - một trí thức Tây học đã hướng theo lý tưởng nhân văn-Mác xít, tiên phong phất cao ngọn cờ dân tộc, dân chủ, ơng đã có sự trưởng thành và phát triển trong tư tưởng chính trị sâu sắc. Ơng đi từ lập trường dân chủ tư sản, từ chủ nghĩa u nước ơn hồ nghiêng về tả để tiến đến hướng theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

Tư tưởng chính trị của Nguyễn An Ninh được hình thành và phát triển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi giai đoạn phát triển, trình độ nhận thức và tư tưởng chính trị của ơng đã có những thay đổi tiến bộ nhất định phù hợp với sự vận động thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Thời kỳ đầu trước năm 1924, là một trí thức Tây học trong thời gian ở Việt Nam và sau này từng sống và học tập ở Pháp, Nguyễn An Ninh chịu ảnh hưởng sâu sắc mhững tư tưởng nhân văn của cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 và của các nhà Khai sáng như Rutxơ, Mơngtexkiơ, Vơnte... Ơng từng nói rằng: “Sự đàn áp đến với chúng tôi từ nước Pháp nhưng tinh thần giải phóng cũng đến từ nước Pháp” [43; 55]. Năm 1923, Nguyễn An Ninh đã dịch “Khế ước xã hội” của Rutxô, với tựa đề tiếng Việt “Dân ước, dân quyền, dân đạo”. Kế thừa xuất sắc tư tưởng đấu tranh cho dân quyền của Phan Châu Trinh, ông hiểu rằng, điều kiện để quần chúng tự giác đứng lên địi cơng bằng, dân chủ, tự do thì phải giáo dục trang bị cho họ những kiến thức về quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng, nên ơng đã là người kiên trì tìm cách tun truyền mạnh mẽ và tích cực cho tư tưởng dân quyền nhân văn “Tự do-Bình đẳng-Bác ái” của cách mạng tư sản Pháp. Ông tuyên truyền, cổ động để giải phóng nhận thức cho quần chúng cần lao. Từ năm 1924, trên tờ báo La Cloche Fêlée, ông công khai truyền bá tư tưởng tiến bộ nhân văn của cách mạng Pháp một cách hăng say và tích cực và tự mình quảng bá cho các tư tưởng tiến bộ đó bất chấp nguy hiểm.

Rõ ràng, trong thời gian đầu hoạt động, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng dân chủ tư sản của các nhà Khai sáng Pháp và có quan điểm muốn dựa vào các giá trị tiến bộ của nền văn hoá Pháp để giác ngộ nhân dân, đưa đất nước thốt khỏi ách nơ lệ. Chủ trương này tương đồng với một số quan điểm của các nhà Nho yêu nước đương thời như Phan Châu Trinh chủ trương dựa vào Pháp, Phan bội Châu dựa vào Nhật để tiến bộ. Sau này cả hai ơng đã có lúc muốn nhờ Tôn Trung Sơn để giúp cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, các dự định đó đều tan vỡ. Cho nên, có thể nói trong những năm đầu thế

kỉ XX, giữa vòng xốy bế tắc ấy, Nguyễn An Ninh có ảo tưởng đó là sai lầm trong bước trưởng thành về nhận thức.

Điều kiện đứng chân trong lĩnh vực tư tưởng ôn hịa ở thế hợp pháp cơng khai, nên trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh còn thể hiện một sự mơ hồ về bản chất một nước Pháp bảo hộ, chưa phải lúc đầu đã nhận thức rõ bản chất nước Pháp với tư cách là chủ nghĩa thực dân. Ông đã cho rằng: “Nước Pháp chỉ có khả năng làm một việc là giúp đỡ chúng ta, bổn phận của họ là phải giúp đỡ chúng ta. Vì bảo hộ là che chở...” [48; 73] hoặc có chỗ ơng trách nước Pháp một cách khá nhẹ nhàng: “Lẽ ra họ phải mang di sản trí thức của họ đến cho những nhà nghiên cứu, những nhà sáng tạo chúng ta” [48; 74]. Có lúc ơng tỏ ra q kỳ vọng vào nước Pháp, vào tính vơ tư cơng bằng của pháp luật tư sản là bênh vực đối với địi hỏi dân quyền tiến tới việc giải phóng dân tộc: “Giờ đây nước Pháp đã đến, đã chìa tay ra cho ta. Ta cứ chạy sang bên họ, xem cái gì đã tạo nên sức mạnh, đã tạo nên cái lớn lao của họ... Ta sẽ nói lên với những người anh em của ta nước Pháp là thế nào, nước Pháp đẹp đẽ biết là bao, và nói lên tình cảm mà nước Pháp đó dành cho những người con của họ ở Châu Á” [47; 93]. Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn đầu khi Nguyễn An Ninh về nước, ơng vẫn cịn chịu ảnh hưởng ảo tưởng của tư tưởng ơn hịa Phan Châu Trinh. Cho nên ông chủ trương đấu tranh ơn hịa cơng khai, hy vọng dựa vào pháp luật tư sản vì có báo chí kêu gọi nhân dân để địi tự do, dân chủ, đòi thực dân Pháp thực hiện đúng tinh thần luật pháp đối với dân tộc thuộc địa. Ông hy vọng rằng, ở Việt Nam khi đó với các phương pháp đấu tranh ơn hịa như diễn thuyết, viết báo... có thể xây dựng được Liên bang Đông Dương, một nước Pháp thứ hai, tin vào lời tồn quyền Anbe Xarơ, năm 1924 đã từng hứa hẹn. Nhưng thực tế đã cho thấy, đó chỉ là sự ảo tưởng của người trí thức Tây học đầy nhiệt huyết này. Bởi trên thực tế ở thuộc địa, thực dân Pháp không bao giờ cai trị theo tinh thần luật pháp dân quyền tư sản để bảo vệ một dân tộc thuộc địa, mà chúng chỉ thực hiện những chính sách mị dân phản động, phục vụ cho mục đích xâm lược, bóc lột, kìm nén dân trong vịng nơ lệ.

Đáng nói là, trước Nguyễn An Ninh, rất ít các trí thức Tây học trực tiếp tham gia vận động u nước địi quyền cho dân. Lúc đó, trí thức vận động yêu nước chủ yếu là trí thức Nho học, các trí thức thuộc tầng lớp cũ, Nguyễn An Ninh là một trong số những trí thức Tây học trẻ tuổi yêu nước, nồng nhiệt như vậy. Ông ra báo La Cloche Fêlée (Chuông rè) bằng tiếng Pháp, để được hưởng theo luật dân chủ báo chí của Pháp. Vì lẽ đó, ơng đã mượn “gậy ơng đập lưng ơng” tờ báo có điều kiện thuận lợi để tun truyền cổ động quần chúng. Tôn chỉ tờ báo là: “Cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp” - tuyên truyền tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái và là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Điều này đã chứng tỏ vào những năm 20 của thế kỉ XX ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản ở Nguyễn An Ninh rất sâu sắc. Với sự cộng tác của Luật sư tiến sĩ Phan Văn Trường (một nhà Mác xít học đầu tiên của Việt Nam) đã làm cho màu sắc chính trị của La Cloche Fêlée thiên về phía tả, tờ báo nói được nhiều vấn đề bức xúc của dân, nó dùng chính những lời hứa tốt đẹp của những tên cáo già thực dân để vạch rõ tính chất lừa bịp mị dân của chúng. Trên mặt trận tư tưởng cơng khai, tờ báo dám cơng kích kịch liệt và mạnh mẽ chế độ thực dân, phục vụ tuyên truyền quyền dân chủ cho quần chúng. La Cloche Fêlée không chỉ phất cao ngọn cờ tư tưởng của cách mạng Pháp, góp phần tuyên truyền cho Đảng Cộng sản với sự kiện Nguyễn An Ninh cho đăng “ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của Mác- Ăngghen vào ngày 29/3/1926, mà qua hoạt động tờ báo còn lật tẩy bộ mặt giả dối của chủ nghĩa “Pháp - Việt đề huề”.

Bước chuyển về nhận thức của Nguyễn An Ninh đã diễn ra vào năm 1925. Sau một thời gian tìm hiểu và trên thực tế hoạt động cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản cấp tiến, Nguyễn An Ninh đã dần nhận thức rõ sự hạn chế của tư tưởng này trước thời đại và hiểu thấu bản chất của thực dân Pháp lợi dụng khẩu hiệu “Tự do-Bình đẳng-Bác ái” để bóc lột các nước thuộc địa. Ơng viết tác phẩm “Nước Pháp ở Đông Dương”, công bố tại Paris tháng 4 năm 1925 trong đó nhằm vạch rõ chính sách thuộc địa tàn bạo của Pháp. Đồng thời tác phẩm cũng

đánh dấu một bước nhận thức mới trong tư tưởng chính trị của ơng. Cùng thời gian này, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc cũng được Nguyễn Thế Truyền cho xuất bản tạo nên sự cộng lực cho việc tố cáo bản chất thực dân Pháp ngay trên chính quốc. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn An Ninh viết: “Hẳn không phải để làm một điều nhân nghĩa mà nước Pháp đã vượt qua khoảng cách 15000 km để sang Đông Dương” [47;139]. Trong tác phẩm này, Nguyễn An Ninh đã chỉ trích tội ác thực dân Pháp rất cụ thể đối với người dân ở Đơng Dương. Ơng chỉ trích thực dân Pháp đi ngược lại lý tưởng tốt đẹp, đã phá huỷ ý thức dân chủ làng xã cổ truyền của người dân Việt Nam, chà đạp quyền tự do của con người, tước đoạt người Việt Nam quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, phân biệt đối xử giữa người dân thuộc địa với người Pháp trước pháp luật, thực hiện chính sách ngu dân để dễ cai trị, chia cắt đất nước thành ba miền...Ơng viết: “Tơi hiểu rằng, giờ này, nước Pháp không thể quan tâm đến các thuộc địa bằng cách khác hơn là nhằm rút rỉa quyền lợi vật chất trước mắt”… [48; 95]. Như vậy, để nhận thức được bản chất của chủ nghĩa thực dân cũng như chính sách thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, Nguyễn An Ninh đã phải trải qua trải nghiệm, tìm tịi, dần dần trong tư tưởng ông về vấn đề này đã được nhận thức rõ. Có thể thấy đây là bước tiến trong tư tưởng so với các nhà cách mạng trước đó.

Qua việc nhận thức được đúng kẻ thù của dân tộc và bản chất thực dân bóc lột của chúng, Nguyễn An Ninh đã xác định: “Khi một giống nịi đã bị dồn nén đến tình thế chỉ có thể lựa chọn giữa cái chết hay nơ lệ, thì xơng vào cái chết là thể hiện tính kiên cường. Người ta chỉ lên án bạo lực khi nó chưa thiết yếu. Có những trường hợp bạo lực là con đường duy nhất, thì ai cũng phải chấp nhận nó” [43; 82]. Như vậy đến lúc này ông cho rằng, cách mạng ở nước ta phải thay đổi về phương pháp đấu tranh bằng con đường bạo lực. Quan điểm cách mạng bạo lực không đơn thuần là đấu tranh vũ trang mà cả đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, ơng viết: “Trên thế giới ngày nay khơng có một dân tộc nào muốn giữ được

tự do của mình mà khơng thơng thạo về chính trị. Một dân tộc không biết cầm súng là một dân tộc không thể lánh nổi ách nơ lệ” [48; 1296]. Nói về sự tất yếu sử dụng bạo lực cách mạng, Nguyễn An Ninh cho rằng đó là con đường duy nhất không thể lựa chọn khác hơn. Tuy nhiên để: “chống trả lại một tổ chức đàn áp hiện đại ta phải có một tổ chức kháng cự hiện đại” [47; 140]. Cho nên, ông nhận thức được trong phong trào cách mạng cần tuyên truyền cho nhân dân lao động nhận thức tốt về vai trò lịch sử của mình, tổ chức họ thành lực lượng và định hướng hành động cho họ. Ông cũng đã bàn đến về thời cơ cách mạng, theo ông, phải biết sức mình để bảo tồn lực lượng, tránh việc phiêu lưu hao phí, tổn thất lực lượng của nhân dân. Quan điểm của ông thể hiện một tư duy sắc sảo về chính trị, khác hẳn với nhận thức của các phong trào trước đây nặng về tự phát rồi đi đến thất bại do hạn chế về nhận thức tương quan, tình thế, thời cơ, chưa biết tập hợp lực lượng, chưa biết lựa chọn thời cơ cách mạng. Ơng khẳng định, đến một lúc nào đó, có một số biến cố xảy ra sẽ khơi mào cho các cuộc nổi dậy của dân chúng. Điều này không thể nào tránh khỏi, nó như một quy luật tất yếu, có áp bức có đấu tranh: “Lẽ đương nhiên, một dân tộc bị đô hộ luôn luôn nghĩ cách xua đuổi bọn xâm lược ra khỏi đất nước mình” [48; 337].

Đối với chế độ phong kiến, ông đã nhận thấy sự lỗi thời, bạc nhược thối nát của chế độ này, tất yếu phải thay thế nó bằng chế độ xã hội mới tiến bộ hơn, ông nhận định: “Nhân dân đã không hề nghĩ đến thế lực nhà vua, khơng đặt hy vọng nơi đó. Cho đến giờ phút này khi cái thế lực đó đã thối rữa cùng với chiếc ngai vàng và các cung điện, thì nhân dân các làng xã vẫn sục sơi chiến đấu...” [48; 318]. Quan điểm này hoàn toàn đối lập với tư tưởng của lãnh tụ đảng Lập Hiến Bùi Quang Chiêu cố giương cao ngọn cờ quân chủ lập hiến để kêu gọi nhân dân hãy dừng làm khởi loạn, học làm dân chủ đã, rồi mới làm cách mạng dân chủ. Theo Nguyễn An Ninh thì thơng lệ trên thế giới đến lúc này nhân dân là chủ, còn vai trò của nhà vua, của chế độ phong kiến đã hết vai trị lịch sử. Từ đó, ơng đi đến kết luận thể hiện tư tưởng hết sức đề cao vai trò của nhân dân lao

động đối với sự phát triển của lịch sử: “Dù cung điện của nhà vua có trở thành viện bảo tàng, thì dân chúng An Nam là vua, cũng không hề thua trận, không hề chịu khuất phục. Việc chia cắt độc đoán đất nước này thành ba đoạn, không thể chia rẽ nổi dân tộc ta” [48; 319). Bàn về mối quan hệ giữa dân và vua, ơng cho rằng: “Chính nhân dân tạo lập nhà vua, và không phải vua lập ra dân”, quan niệm này thể hiện sự kế thừa quan niệm truyền thống của dân tộc, của Phan Châu Trinh và sự tiếp thu tư tưởng khai sáng Pháp, đặc biệt là tư tưởng của Rutxơ. Ơng nhận thức dứt khốt: Sự tồn tại của nhà vua là do nhân dân quyết định, chứ không phải do Trời ban cho.

Một dân tộc muốn có tự do, theo Nguyễn An Ninh phải tự giành lấy chứ không thể đợi được ban phát cho. Và muốn giành tự do phải tập hợp quần chúng thành tổ chức. Ông viết: “Để giành tự do từ một thế lực có tổ chức, phải đương đầu với nó bằng một sức mạnh có tổ chức”; “Chống chủ nghĩa phát xít, cho dù ở nước thuộc địa hay ở nước mẹ (chính quốc) thì vũ khí tốt nhất vẫn là tổ chức tập hợp quần chúng bị bóc lột và giáo dục cho họ ý thức chống chủ nghĩa phát xít rõ rệt” [48;801]. Vấn đề giải phóng dân tộc giành lấy tự do, Nguyễn An Ninh xác định phải nhờ chính sức ta mà giải phóng cho ta. Tư tưởng của ơng thể hiện một bước tiến so với Phan Châu Trinh khi về nước vẫn ảo tưởng dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến và Phan Bộ Châu dựa vào Tôn Trung Sơn để đánh đuổi thực dân Pháp. Như vậy đến năm 1925 trong tư tưởng Nguyễn An Ninh nhiều vấn đề của cách mạng Việt Nam đã được nâng cao hơn trước làm tiền đề cho việc tiếp thu tự giác ánh sáng của cách mạng vô sản.

Sau năm 1925 dần là thời kỳ mới trong tư tưởng Nguyễn An Ninh. Sự tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin ở Nguyễn An Ninh chính là trong q trình hoạt động cách mạng khi ơng sang Pháp gặp gỡ với nhóm Ngũ Long, trong đó có Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, ông đã chuyển biến khơng ngừng về tư tưởng và lập trường chính trị theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, ông dần nhận thức

được rằng, tư tưởng dân chủ tư sản khơng cịn phù hợp với nước ta trong giai đoạn mới cuối những năm 20, khi mà các phong trào cách mạng theo lập trường dân chủ tư sản diễn ra rất anh dũng, nhưng lại đều đi đến thất bại bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt các cuộc cách mạng trong bể máu, gây tổn thất lớn cho phong trào. Thêm vào đó, chính bản thân ơng thực hành đấu tranh công khai tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản với những phương pháp đấu tranh công khai nghị trường, báo chí khơng thu được kết quả như mong muốn, bị thực dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng nguyễn an ninh về văn hóa, chính trị, tôn giáo (Trang 58 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)