Giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng Nguyễn An Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng nguyễn an ninh về văn hóa, chính trị, tôn giáo (Trang 93 - 97)

B. NỘI DUNG

2.4. Giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng Nguyễn An Ninh

Qua một số nội dung tư tưởng của Nguyễn An Ninh về văn hố, chính trị, tơn giáo, chúng ta thấy được đóng góp mới của ơng đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX và ông cũng là người góp phần khắc họa sắc nét diện mạo mới của tư tưởng Việt Nam trong giai đoạn này.

Thứ nhất là ông đã phát triển làm phong phú các nội dung mới về tư tưởng yêu nước, bảo vệ văn hóa, khơi phục độc lập dân tộc. Ơng đưa thêm hàm nghĩa tư tưởng yêu nước là cần thiết phải kế thừa có lọc bỏ, phát huy các giá trị truyền thống, đồng thời phải thanh lọc và nâng cấp tiếp biến các giá trị mới của văn hóa tiên tiến bên ngoài xây dựng, phát triển thành nền văn hoá Việt Nam hiện đại phù hợp với yêu cầu thời đại mới.

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, bất cứ một dân tộc nào trong quá trình đổi mới và phát triển đều phải bắt đầu từ xây dựng nền văn hoá nhất định. Sự đổi mới, sự phát triển bền vững của dân tộc chỉ có thể được thực hiện dựa trên cơ sở của một nền văn hố có sức sống biết thâu hóa tinh hoa bên ngồi để làm giàu thêm, đậm đà thêm bản sắc dân tộc. Văn hoá là quốc hồn, quốc tuý của dân tộc, là gốc rễ của sự phát triển. Cho nên trong quá trình cải cách phải duy trì làm giàu, giữ vững bản sắc văn hố dân tộc như Nguyễn An Ninh từng

nói rằng: “Văn hố là tâm hồn dân tộc”. Nếu để mất bản sắc văn hoá là coi như mất nước, dẫn đến mất chủ quyền dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, hội nhập với bước tiến bộ chung ở nước ta phải tiếp thu những tinh hoa của văn hoá nhân loại để bổ sung và làm giàu cho nền văn hoá nước nhà. Thấy được tầm quan trọng xây dựng nền văn hoá tiến bộ để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của dân tộc, Nguyễn An Ninh ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước đã đúc kết: “phải tiếp thu văn hố phương Tây và cả văn hố Á Đơng nữa”.

Nhận thức và tiếp thu tư tưởng của thế hệ đi trước trong đó có tư tưởng của Nguyễn An Ninh về văn hoá. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ln ln kiên trì phương hướng coi trọng, bảo vệ và phát triển nền văn hoá theo định hướng “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Lịch sử tư tưởng Việt Nam hiện đại cịn ghi rõ dấu ấn đóng góp Nguyễn An Ninh là một trong những người đầu tiên đã tuyên truyền, cổ động có bề sâu, có bề rộng, có hệ thống những tư tưởng lớn chân chính của Đại cách mạng Pháp 1789-1792, cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác-Lênin giúp cho nhận thức chính trị Việt Nam giai đoạn này nhận thấy xu hướng dừng lại ở dân chủ tư sản khơng cịn phù hợp. Không chỉ nghiên cứu truyền bá tư tưởng của Đại cách mạng Pháp, Nguyễn An Ninh còn đưa ra nhiều vấn đề về văn hóa, chính trị, tơn giáo là cơ sở để hình thành thế giới quan duy vật Mác xít cho tư duy chính trị Việt Nam. Tư tưởng chính trị của ơng góp phần làm nền tảng cho việc tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác đối với quần chúng nhân dân, dọn đường cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam.

Tư tưởng Nguyễn An Ninh thấm đậm chủ nghĩa nhân văn cao cả trong đó có sự kết hợp kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết phương Đông, phương Tây, và đặc biệt là chủ nghĩa Mác về giải phóng con người, tiến lên giải phóng dân tộc, đóng góp với cách mạng thế giới. Ông đã ngày càng thể hiện rõ nét nghiêng hẳn về thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng khoa

học, khi nhận định những vấn đề chính trị-xã hội của nước ta lúc bấy giờ. Mặc dù thời kỳ đó cịn có những biểu hiện tư tưởng khuynh tả, giáo điều, cực đoan. Nhưng trong tư tưởng Nguyễn An Ninh luôn thể hiện được sự vận dụng sáng tạo để giải quyết linh hoạt, mềm dẻo, khách quan về mối quan hệ các vấn đề như lợi ích giai cấp, đồn kết dân tộc, đồn kết quốc tế rất phù hợp tình hình cách mạng nước ta, không chỉ trong giai đoạn đó, mà chừng mực nào đối với hiện nay chúng vẫn còn nguyên giá trị.

Trong lãnh đạo cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta luôn luôn phấn đấu xây dựng một Việt Nam độc lập-tự do-dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giải quyết hài hịa giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc, lợi ích nhân loại. Về quan hệ quốc tế, Đảng ta thực hiện đường lối đối ngoại đa phương, chủ trương tôn trọng chủ quyền độc lập dân tộc của các bên, đối thoại hồ bình, hợp tác cùng có lợi với các dân tộc khác. Điều này đã được trải nghiệm trong thực tiễn và trên cơ sở kế thừa lý luận của các nhà cách mạng trong đó có sự đóng góp tư tưởng của Nguyễn An Ninh đã từng đưa ra vào đầu thế kỷ XX.

Quan điểm và nhận thức của Nguyễn An Ninh về vấn đề tơn giáo cũng đóng góp rất lớn cho cách mạng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ông đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu về vấn đề tơn giáo, góp phần xác lập nền tảng lý luận một ngành khoa học mới ở Việt Nam khi mà các vấn đề này đang đặt ra trước cách mạng. Ông đưa ra cách giải quyết hợp lý góp phần thức tỉnh nhân dân, giải quyết nhằm giúp dân tộc thoát khỏi ách thực dân. Ông xác định được bản chất, nguồn gốc, vai trị tơn giáo, thấy được khía cạnh nhu cầu của quần chúng, giá trị đạo đức văn hóa của tơn giáo mà thấy tơn giáo cịn là nhu cầu tất yếu của một bộ phận quần chúng. Ngày nay Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện các chính sách rất đồng thuận với cách quan niệm đó, ln đảm bảo, tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân. Mặt khác chúng ta thấy các mặt hạn chế của loại hình ý thức xã hội đặc biệt đó cần đấu tranh chống tệ

mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo cản trở tiến bộ. Và quan trọng là chúng ta phải cảnh giác với những thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.

Như vậy, tư tưởng Nguyễn An Ninh là một hiện tượng tư tưởng nổi bật trong tiến trình tư tưởng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX. Bởi vì trong thời kỳ cách mạng nước ta từ những năm 20, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng như sau này Đảng Cộng sản Đông Dương phải tập trung tun truyền, đấu tranh trên mặt trận chính trị thì Nguyễn An Ninh thực hiện một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trên địa hạt công khai để truyền bá tư tưởng triết học, tôn giáo học. Đặc biệt góp phần tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, phát triển hệ tư tưởng mới - hệ tư tưởng vô sản ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng cần nhắc lại là do môi trường hoạt động tư tưởng của Nguyễn An Ninh là mơi trường cơng khai hợp pháp, trực diện với chính quyền thực dân-phong kiến, cho nên không khỏi có những hạn chế khơng thể khắc phục được. Ơng cịn quá kỳ vọng ở sự “thức tỉnh” của nhà cầm quyền, kết quả ông phải lãnh các án phạt tù nhiều lần cho đến khi qua đời. Ông chưa thấy được sự chuyển biến mau lẹ của tình thế cách mạng, sự trưởng thành của quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng nguyễn an ninh về văn hóa, chính trị, tôn giáo (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)