Nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh doanh quốc tế pdf (Trang 133 - 136)

a. Một số hình thức thanh toán quốc tế

* Thanh toán bằng L/C

L/C là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu (Người cung cấp hàng hoá) sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi người xuất khẩu xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu (Mẫu mở L/C được in sẵn do ngân hàng cấp)

Thông qua hình thức này, người nhập khẩu được tiếp cận với những chuẩn mực thanh toán quốc tế (hiện hành là UCP 500 – Các qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế phát hành).

Trong hình thức này, thực chất ngân hàng đã đứng ra bảo lãnh thanh toán cho người nhập khẩu. Vì vậy, ngân hàng sẽ đưa ra một số yêu cầu đối với khách hàng như: Đề nghị ký quỹ, vay vốn…Căn cứ vào khả năng thanh toán, uy tín của khách hàng, ngân hàng có thể áp dụng mức miễn, giảm ký quỹ khác nhau do Giám đốc từng địa bàn ngân hàng công bố trong từng thời kỳ cụ thể.

* Thanh toán bằng CAD (Cash Against Documents)

CAD là phương thức thanh toán phổ biến hiện nay trong các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Theo phương thức này, bên nhập khẩu trả trước cho bên xuất khẩu một số tiền (10-30% trị giá hợp đồng). Bên xuất khẩu sau khi giao hàng xong sẽ gửi bộ chứng từ giao hàng cho ngân hàng của bên nhập khẩu. Bên nhập khẩu thanh toán nốt số tiền còn lại cho ngân hàng để được nhận bộ chứng từ giao hàng. Trong một số trường hợp, khi bên nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên xuất khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng của bên nhập khẩu trả lại bộ chứng từ giao hàng để tìm cách bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác hoặc yêu cầu hãng tầu tái xuất lô hàng đi nước khác hoặc đưa trở lại Việt Nam. Bên xuất khẩu sẽ dùng số tiền bên nhập khẩu đã trả để trang trải các chi phí liên quan đến việc giải quyết lô hàng.

* Thanh toán bằng chuyển tiền (T/T- Telegraphic Transfer)

Thanh toán bằng chuyển tiền (T/T) là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định.

Qui trình thanh toán bằng nhờ thu như sau:

Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng.

+ Phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection) là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hoá.

b. Quy trình xuất khẩu

(1) Xin giấy phép: bên bán phải xuất trình 3 loại giấy phép sau: • Giấy phép đăng kí kinh doanh

• Giấy phép đăng kí mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu • Giấy phép, hạn nghạch xuất khẩu

(2) Yêu cầu bên mua mở L/C: sau khi kí hợp đồng và trước khi giao hàng, bên bán phải điện thúc giục bên mua mở L/C vì nếu L/C mở chậm sẽ gây khó khăn cho người bán trong việc giao hàng. Sau khi nhận được L/C từ ngân hàng, người bán phải kiểm tra kĩ lưỡng L/C bằng cách đối chiếu với hợp đồng đã kí. Nếu có sai sót thì phải yêu cầu người mua báo ngân hàng tu chỉnh L/C ngay.

Nếu thanh toán bằng CAD thì đề nghị người mua mở tài khoản tín dụng khác tại ngân hàng và kí quỹ 100%.

Nếu thanh toán bằng T/T trả trước 100% đề nghị người mua làm thủ tục chuyển khoản 100% tại ngân hàng.

(3) Chuẩn bị hàng xuất khẩu: hàng hoá phải được phân loại, chọn lọc, đóng gói theo quy định hợp đồng. Nguồn hàng xuất khẩu bao gồm từ sản xuất để xuất khẩu; thu mua, đặt hàng để xuất khẩu

(4) Đăng kí giám định: hàng hoá sẽ do bộ phận KCS kiểm tra tại xí nghiệp, nhà máy. Nếu hợp đồng yêu cầu các công ty giám định tham gia thì phải gởi mẫu để giám định (chọn ngẫu nhiên) bằng phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để có kết quả cuối cùng. Chi phí giám định bên bán phải chịu.

(5) Thuê phương tiện vân tải (thuê tàu)

• Tàu chợ (hàng đóng gói, đóng coutainer): người bán liên hệ với hãng tàu để làm thủ tục lưu khoang (đặt chỗ trước)

• Tàu chuyến (hàng rời/xô/xá/trần): người bán phải kí hợp đồng thuê tàu với chủ tàu để thoả thuận về tuyến đường vận chuyển và phí vận chuyển

(6) Làm thủ tục hải quan: người bán phải thực hiện đầy đủ các bước sau: • Khai báo và nộp tờ khai hải quan

• Đưa hàng đến địa điểm quy định để ktra • Thực hiện việc nộp thuế

7) Giao hàng:

Đối với hàng rời/xô/xá/trần: tập kết hàng ra cảng, giám sát việc bốc hàng xuống tàu. Sau khi hoàn tất việc giao hàng phải lấy được vận đơn sạch hàng đóng coutainer:

Hàng FCL (Full Container Loaded - nhận trực tiếp từ bãi tập kết): đóng hàng tại kho riêng và giao tại bãi tập kết quy định

Hàng LCL (Less Container Loaded - nhận tại trạm phát hàng lẻ): đưa hàng đến trạm đóng hàng lẻ cho đại lý giao hàng nhận và đóng thành hàng nguyên(coutainer)

(8) Mua bảo biểm: liên hệ với công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho hàng hoá theo đúng quy định hợp đồng

(9) Thanh toán: sau khi có vận đơn, cần nhanh chóng lập hoá đơn, hối phiếu, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng để xuất trình cho ngân hàng hoặc người mua. Ngân hàng kiểm tra chứng từ sẽ thanh toán cho người bán.

(10) Khiếu nại hàng hoá (nếu có)

c. Quy trình nhập khẩu

(1) Xin giấy phép: bên mua phải xuất trình 3 loại giấy phép sau: • Giấy phép đăng kí kinh doanh

• Giấy phép đăng kí mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu • Giấy phép, hạn nghạch nhập khẩu

(2) Mở L/C: cần tính toán hợp lý thời gian mở L/C để tránh ứ đọng vốn (nếu mở sớm) hoặc phải chịu thêm phí mở L/C (nếu mở chậm). Người mua phải làm đơn xin mở L/C và phải làm thủ tục kí quỹ tại ngân hàng (mức kí quỹ do ngân hàng quyết định).

- Nếu thanh toán bằng CAD thì người mua mở tài khoản tín dụng khác tại ngân hàng và kí quỹ 100%.

- Nếu bằng T/T trả trước thì người mua làm thủ tục chuyển tiến 100% tại ngân hàng. (3) Thuê phương tiện vân tải (thuê tàu)

• Tàu chợ (hàng đóng gói, đóng coutainer): người mua liên hệ với hãng tàu để làm thủ tục lưu khoang (đặt chỗ trước)

• Tàu chuyến (hàng rời/xô/xá/trần): người mua phải kí hợp đồng thuê tàu với chủ tàu để thoả thuận về tuyến đường vận chuyển và phí vận chuyển

(4) Mua bảo hiểm cho hàng hoá: sau khi nhận được thông báo giao hàng, người mua sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho hàng hoá (24/48/72h)

(5) Nhận bộ chứng từ: người mua tiếp nhận bộ chứng từ trực tiếp từ người bán hoặc ngân hàng và chờ thông báo hàng đến để làm thủ tục thông quan kết hợp với nhận hàng

(6) Làm thủ tục hải quan: người mua phải thực hiện đầy đủ các bước sau: • Khai báo và nộp tờ khai hải quan

• Đưa hàng đến địa điểm quy định để kiểm tra • Thực hiện việc nộp thuế

(7) Nhận hàng: cầm vận đơn gốc đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng (Delivery Order- D/O). Cầm D/O đến cảng làm thủ tục nhận hàng

Nhận hàng rời: Giám sát việc dở hàng ra khỏi tàu; Kí vào biên bản tiếp nhận hàng hoá; Đều động phương tiện vận tải đến chở hàng về kho riêng

Nhận hàng coutainer:

Hàng FCL: nhận trực tiếp từ bãi tập kết

Hàng LCL: nhận tại trạm phát hàng lẻ (8) Khiếu nại (nếu có)

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh doanh quốc tế pdf (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w