Hệ thống luật pháp

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh doanh quốc tế pdf (Trang 35 - 39)

Hệ thống luật pháp của một nước bao gồm các quy tắc và các điều luật, nó bao gồm cả quá trình ban hành và thực thi pháp luật và những cách mà theo đó tòa án chịu trách nhiệm về việc thực thi pháp luật của họ.

* Thông luật

Luật phổ thông bắt nguồn từ Anh Quốc vào thế kỷ thứ XVII và nó được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống luật pháp dựa trên những yếu tố lịch sử của luật pháp, dựa vào đó mà tòa án tiến hành xử lý những tình huống cụ thể. Một hệ thống thông luật phản ánh 3 nhân tố:

- Nhân tố truyền thống: Là lịch sử pháp luật của một quốc gia.

- Các tiền lệ: Các quy ước có tính chất bắt buộc xuất hiện trước khi có tòa án.

- Cách sử dụng: Là những cách mà theo đó luật pháp được áp dụng cho một tình huống cụ thể.

Thông luật: Tòa án giải quyết một trường hợp nào đó thông qua việc làm sáng tỏ các yếu tố lịch sử, tiền lệ và cách sử dụng. Tuy nhiên, mỗi bộ luật được vận dụng khác nhau đôi chút trong mỗi tình huống.

Hợp đồng kinh doanh là thỏa thuận mang tính chất pháp lý giữa hai bên, có xu hướng dài dòng bởi vì họ phải quan tâm đến luật pháp sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp có tranh chấp. Các công ty phải xác định thời gian rõ ràng trong hợp đồng, và phải cam kết tar một khoản tiền lớn để nhận được sự tư vấn pháp luật. Xét về mặt tích cực, thường luật khá linh hoạt. Thay vì áp dụng cứng nhắc trong mọi tình huống, bộ luật này xử lý trong những trường hợp và tình huống cụ thể. Thông luật được áp dụng tại Úc, Anh, Canada, New zealand, Mỹ và một phần Châu Á và Âu.

* Luật dân sự

Luật dân sự xuất hiện ở Rome vào thế kỷ XV trước công nguyên, nó là bộ luật ra đời và thông dụng nhất trên thế giới. Luật dân sự dựa trên các quy định chuẩn tắc bằng văn bản. Luật dân sự ít có sự đối lập như thông luật bởi vì nó không cần giải thích các điều luật theo lịch sử hình thành, tiền lệ và cách sử dụng. Bởi vì, tất cả các luật được hệ thống hóa và súc tích, cho nên các hợp đồng cần làm rõ các hàm ý trong hợp đồng. Tất cả các quyền lợi và trách nhiệm đều trực tiếp thể hiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó, chi phí về thời gian và tiền bạc ít tốn kém hơn, nhưng luật dân sự có xu hướng bỏ qua những tình huống đơn lẻ. Luật được áp dụng tại Cuba, Puerto Rico, Quebec và tất cả các nước trung và Nam Phi.

* Luật mang tính chất tôn giáo

Luật dựa trên nền tảng tôn giáo được gọi là luật thần quyền. Có 3 luật thần quyền nổi lên đó là Luật Đạo Hồi, đạo Hin-đu, luật Do Thái.

Các hãng hoạt động ở những nước tồn tại luật thần quyền phải nhạy cảm với niềm tin và văn hóa địa phương. Họ nên đánh giá hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm những thông lệ và chính sách đầu tư để đảm bảo phù hợp với không chỉ pháp luật mà còn tôn giáo và văn hóa địa phương.

Nhìn chung, luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, trách nhiệm với sản phẩm và ô nhiễm môi trường, đối xử với công nhân được áp dụng mạnh mẽ ở những nước Châu Phi, Châu Á, Châu

Mỹ Latinh. Một số công ty quốc tế lợi dụng những chuẩn mực khác nhau ở những nước khác nhau. Thí dụ: họ sản xuất sản phẩm bị cấm ở một nước nhưng lại bán sản phẩm đó sang nước khác. Vì vậy, sự khác nhau của luật pháp làm nảy sinh vấn đề đạo đức trong những thương gia kinh doanh quốc tế.

b.Các vấn đề pháp luật toàn cầu

* Tiêu chuẩn hóa

Bởi vì hệ thống là khác nhau ở mỗi nước cho nên các công ty thường thuê các chuyên gia pháp luật ở những nước mà họ kinh doanh. Điều này có thể làm tăng chi phí. Nhưng có một điều thuận lợi, hệ thống luật pháp giữa các nước đều có chuẩn mực chung, tuy nhiên, chuẩn mực đó không phải hoàn toàn đồng nhất.

Mặc dù hệ thống luật pháp quốc tế không được rõ ràng nhưng bước đầu đã có những điểm chung. Luật quốc tế ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật chống độc quyền, thuế, luật phân xử tranh chấp hợp đồng và những vấn đề thương mại nói chung. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế khuyến khích áp dụng các chuẩn mực. Trong số các tổ chức Liên Hiệp Quốc, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức về sự thống nhất của các luật tư nhân của Rome đã đưa ra các quyết định cho kinh doanh quốc tế. Để tháo gỡ các rào cảm cho các công ty hoạt động trên thị trường Tây Âu, Liên hiệp Châu Âu cũng tiêu chuẩn hóa hệ thống luật pháp của các nước trong hiệp hội.

* Quyền sở hữu trí tuệ

Tài sản là kết quả do hoạt động trí tuệ của con người và những nguồn lực đó gọi là tài sản trí tuệ. Nó bao gồm: tiểu thuyết, phần mềm máy tính, các bản thiết kế vè máy móc và các bí quyết như công thức làm nước giải khát của hãng Coca-cola. Xét về mặt kỹ thuật, nó là kết quả của sản phẩm công nghiệp (hoặc là phát minh sáng chế hoặc là nhãn hiệu đăng ký) hoặc bản quyền và vấn đề hạn chế độc quyền.

Nhiều đạo luật bảo vệ quyền tài sản- nó chứng nhận về nguồn gốc và bất kỳ một thu nhập nào được tạo ra. Giống như các tài sản khác, trí tuệ cũng được mua bán, cấp giấy phép nhằm thu được phí và các quyền khác.

Quyền sở hữu trí tuệ có thể chia thành quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả.

Quyền sở hữu công nghiệp: bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu đăng ký, thường là tài sản có giá trị nhất của công ty. Luật bảo vệ quyên sở hữu công nghiệp để thưởng cho những hoạt động sáng tạo và những phát minh. Mục đích của đạo luật bang sáng chế Liên bang Mỹ là khuyến khích mọi người phát minh sáng chế và áp dụng vào cuộc sống. Tương tự, luật nhãn hiệu đăng ký khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào những sản phẩm và đảm bảo với người tiêu dùng rằng họ nhận được những sản phẩm giống nhau từ một nhà cung cấp.

Bằng phát minh sáng chế: Bằng phát minh sáng chế là giấy cấp cho người phát minh hoặc là quá trình ngăn chặn nhữngngười khác làm, sử dụng, bán những phát minh đã được đăng ký này. Bằng phát minh sáng chế yêu cầu những phát minh phải đảm bảo yếu tố mới, khả dụng.

Nhãn hiệu đăng ký: là những từ hoặc các biểu tượng để phân biệt các sản phẩm và nhà sản xuất ra nó. Lợi ích của khách hàng là họ hiểu ra được chất lượng sản phẩm mà họ mua là của các hãng nổi tiếng.

Bản quyền tác giả: Trao cho quyền sở hữu có quyền tự do xuất bản hoặc quyền quyết định về sản phẩm của mình. Bản quyền tác giả còn cho biết rõ thời gian và tên người sở hữu. Một người sở hữu có những quyền sau:

- Quyền được tái xuất bản.

- Quyền được nhận sản phẩm mới từ bản quyền. - Quyền được bán và phân phối các bản sao chép. - Quyền định đoạt sản phẩm từ bản quyền.

- Quyền công bố bản quyền ra công chúng.

* Sự đảm bảo và trách nhiệm đối với sản phẩm

Hầu hết các quốc gia đều có đạo luật bảo vệ sản phẩm, luật này đưa ra các tiêu chuẩn áp dụng cho các nhà sản xuất. Trách nhiệm đối với sản phẩm yêu cầu các nhà sản xuất, người bán và những đối tượng khác, gồm cả nhân viên công ty phải có trách nhiệm đối với những thiệt hại, thương tích hoặc chết chóc do các sản phẩm khuyết tật gây ra. Tổn thất có thể phải được bồi thường bằng tiền thông qua bộ luật dân sự và tiền phạt, hoặc có thể bị phạt tù theo luật hình sự. Những hòa giải phải được thực hiện thường xuyên trước khi vụ việc được đưa ra tòa án.

* Thuế

Chính phủ các nước dùng thu nhập từ thuế doanh thu cho nhiều mục đích. Tiền thuế được dùng để trả lương, xây dựng quân đội, điều hòa thu nhập từ người giàu sang người nghèo. Chính phủ cũng đánh thuế trực thu, còn gọi là thuế tiêu dùng cho hai mục đích:

- Nó giúp cho việc chi trả cho những hậu quả của việc tiêu dùng một sản phẩm. - Làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn.

Thuế tiêu dùng được đánh trên các hàng hóa như rượu và thuốc lá để điều trị những bệnh tật sinh ra từ những sản phẩm này. Tương tự, thuế đánh trên xăng dầu để xây dựng và sữa chữa cầu cống và đường xá. Thuế đánh trên những mặt hàng nhập khẩu làm cho những hàng hóa địa phương có lợi thế hơn về mặt giá cả. Xét về tỷ lệ khác, các nước có tỷ lệ thuế suất khác nhau tính trên thu nhập.

* Đạo luật chống độc quyền

Các đạo luật nhằm chống các công ty ấn định giá cả, chiếm lĩnh thị trường và tận dụng những lợi thế do độc quyền gọi là đạo luật chống độc quyền. Những đạo luật này cố gắng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa dạng ở mức giá hợp lý.

Các công ty bị chế tài bởi luật chống độc quyền cho rằng họ bị mất lợi thế do phải chia sẻ thị phần với các đối thủ cạnh tranh trong nước. Vì vậy, những hãng hoạt động ở những nước có đạo luật chống độc quyền thường được miễn thuế trong một số giao dịch quốc tế. Một số tiểu

thương cho rằng họ có thể có điều kiện cạnh tranh tốt hơn đối với các công ty quốc tế lớn nếu không vi phạm luật chống độc quyền.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh doanh quốc tế pdf (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w