Biểu đồ 2 : Tỷ lệ các thể loại báo chí chuyển tải thông tin BHYT tự nguyện
2.2. Kết quả khảo sát tin, bài về BHYT tự nguyện
Qua khảo sát các báo Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ trong năm 2013, số lượng những tin, bài viết liên quan đến vấn đề BHYT tự nguyện được thể hiện trên mặt báo được thống kê cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 1. Thông kê số lƣợng tin, bài đề cập tới vấn đề BHYT tự nguyện năm 2013
Stt Tên báo Tổng số Tỷ lệ %
1 Báo Nhân dân 32 47,7
2 Báo Tuổi trẻ 30 44,7
3 Báo Lao động 5 7,4
4 Tổng số 67 100%
(Nguồn khảo sát của tác giả năm 2013)
Khảo sát 3 tờ báo in đã lựa chọn trong năm 2013 thì báo Nhân dân có 32 tác phẩm bằng 47,7%, báo Lao động có 5 tác phẩm bằng 7,4%, Báo Tuổi trẻ có 30 tác phẩm bằng 44,7%. Với số lượng 67 tác phẩm phản ánh về vấn đề BHYT tự nguyện trên tổng số trên 1.000 số báo của 3 tờ báo khảo sát cho thấy công tác truyền thông về vấn đề BHYT tự nguyện trên báo chí chưa thực sự được chú trọng, với số lượng tác phẩm ít như vậy cho thấy mức độ thông tin tới công chúng là quá thấp, do đó tác động của nó tới xã hội cũng rất hạn chế.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tin, bài đề cập tới vấn đề BHYT tự nguyện năm 2013
Báo Nhân dân Báo Tuổi trẻ Báo Lao động 32 5 22 Nhân dân Lao động Tuổi trẻ
2.2.3. Đánh giá về số lượng và tính thời điểm của thông tin
Trong nhiều năm gần đây, BHYT nói chung và vấn đề BHYT tự nguyện nói riêng được xem là một vấn đề xã hội quan trọng được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các kỳ họp Quốc hội, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm khoa học về chính sách an sinh xã hội của nhiều cơ quan Nhà nước có liên quan, là một trong những chính sách quan trọng của BHYT có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo và rất ưu việt của Đảng và Nhà nước ta, hướng tới mục tiêu công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng của BHYT trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của đất nước tại thời điểm hiện nay và điều này cho thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí nhằm tạo ra được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị cho một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.
Thực tiễn sau hơn 20 năm thực hiện chính sách BHYT, nhất là sau 4 năm thực hiện Luật BHYT cho thấy việc đổi mới cơ chế tài chính y tế thông qua BHYT là quyết định đúng đắn, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo định hướng công bằng hiệu quả và phát triển. Việt Nam đang từng bước tiếp cận với mục tiêu BHYT toàn dân và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Và tất nhiên, điều này tạo ra dư địa lớn để hệ thống báo chí trong nước vào cuộc với các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà quản lý, chuyên gia và người dân quan tâm bàn thảo về vấn đề quan trọng này.
Qua kết quả khảo sát về lượng tin, bài thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện cho thấy số lượng tin bài về BHYT tự nguyện giữa các tờ báo được khảo sát có sự quan tâm rất khác nhau: Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam có 32 tác phẩm, báo Lao Động có 05 tác phẩm
và báo Tuổi Trẻ có 30 tác phẩm, số lượng tin, bài phản ánh về vấn đề BHYT tự nguyện trên 3 đầu báo rất khiêm tốn.
Tuy nhiên, với tầm quan trọng như vậy nhưng dựa trên số lượng tin, bài phản ánh về BHYT tự nguyện của 3 tờ báo khảo sát cho thấy báo chí nước ta chưa thực sự quan tâm tới việc thông tin tuyên truyền về BHYT tự nguyện. Nội dung về BHYT tự nguyện còn quá mờ nhạt so với các nội dung khác trên mặt báo.
Xét về khía cạnh tầm quan trọng của thông tin vấn đề BHYT tự nguyện cho thấy đây là một vấn đề quan trọng trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt, vừa qua Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Theo đó, có nhiều điểm mới quan trọng có tính đột phá mạnh mẽ để khắc phục những hạn chế, bật cập của Luật hiện hành, tạo cơ chế pháp lý để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân như: Quy định bắt buộc tham gia BHYT, khuyến khích người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình; Quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của người tham gia BHYT đặc biệt là đối tượng người nghèo, dân tộc thiểu số, bảo trợ xã hội, thân nhân người có công, người dân đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn… Có thể nói, cùng các chính sách hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đầu tư nâng cao năng lực của ngành y tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật BHYT thông qua ngày 13/6/2014 đã có những bước tiến quan trọng, tạo cơ chế tài chính bền vững trong chăm sóc sức khỏe, bảo đảm công bằng trong việc thụ hưởng phúc lợi xã hội của mọi công dân, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và An sinh xã hội. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy cả 3 cơ quan báo chí đều không có sự quan tâm đúng mực cho nội dung BHYT nói chung và BHYT tự nguyện nói riêng, trong tổng số 67 tác phẩm thì báo Nhân dân có 32 tác phẩm, báo Tuổi trẻ có 30 và Lao động có 5 tác phẩm. Vì vậy, việc mất cân đối về số lượng tin bài, về thể loại tin bài, tần
xuất hiện trong việc thông tin tuyên truyền về vấn đề BHYT tự nguyện có thể được coi là hạn chế cần khắc phục của 3 tờ báo khảo sát.