Biểu đồ 2 : Tỷ lệ các thể loại báo chí chuyển tải thông tin BHYT tự nguyện
3.3. xuất, kiến nghị
- Về nội dung
BHYT sẽ có những thay đổi quan trọng trong năm 2015, khi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT chính thức có hiệu lực. Ngoài việc phát huy những kết quả tích cực trong thông tin về BHYT tự nguyện, cơ quan báo chí phải bám sát các nội dung của Luật mới. Đây hầu hết sẽ là những vấn
đề rất khó vì mới được đưa vào thực tiễn. Chính vì thế phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí phải thực sự đào sâu, nghiên cứu nắm rõ vấn đề để có thể phản ánh, thông tin một cách chính xác hiệu quả.
Đối tượng tham gia BHYT tự nguyện sẽ tăng lên nhanh chóng. Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, Quyết định 538 của Thủ tướng Chính phủ đều đã đưa ra mục tiêu tăng độ bao phủ BHYT trong tương lai, từng bước hướng tới BHYT toàn dân một cách quyết liệt. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT thay đổi cơ chế, tạo điều kiện mở rộng đối tượng tham gia một cách nhanh chóng, trong đó, không còn hình thức tham gia tự nguyện, thay vào đó người dân sẽ tham gia BHYT theo hộ gia đình. Như vậy, có thể khẳng định nhu cầu thông tin về BHYT của người dân chắc chắn sẽ là rất lớn. Họ sẽ quan tâm nhiều hơn, với những vấn đề cụ thể, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ như: mức đóng, mức quyền lợi được hưởng (tham gia 05 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi trả BHYT, đối tượng cận nghèo, người nghèo được hỗ trợ...). Cơ quan báo chí phải chú trọng nhiều hơn đến nội dung thông tin phản ánh về BHYT. Bên cạnh những đề tài, vấn đề liên quan đến BHYT đã được phản ánh có kết quả bước đầu và cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa, các cơ quan báo chí phải chú trọng nhiều đến các nội dung mới của Luật. Đó là vấn đề tham gia BHYT theo hộ gia đình, mức hưởng, mức đóng của các nhóm đối tượng... Những quy định mới như vậy sẽ dẫn đến sự thay đổi trong công tác tổ chức thực hiện, cùng với đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Báo chí phải theo dõi sát sao, nắm bắt tình hình, kịp thời phản ánh những điểm tích cực, tiêu cực một cách hiệu quả, đa chiều; nhanh chóng cung cấp thông tin đến người dân, cơ quan tổ chức thực hiện để họ kịp thời có sự thay đổi về nhận thức, thay đổi trong hành vi để chính sách BHYT thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn.
Ngoài ra, như đã phân tích trong Chương 2, nội dung thông tin tư vấn chỉ dẫn về BHYT cũng phải được tăng cường. Khi đối tượng tham gia BHYT tăng cao, chắc chắn sự quan tâm của người dân với BHYT sẽ lớn. Họ cần
được tư vấn, chỉ dẫn để thực hiện các quy định trong luật mới. Và lúc này, cơ quan báo chí phải nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu này một cách kịp thời, hiệu quả.
- Về hình thức
Hình thức các tác phẩm báo chí đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế các cơ quan báo chí phải chú trọng đổi mới, qua đó tăng hiệu quả tác động của thông tin. Việc sử dụng các thể loại chủ lực lẽ dĩ nhiên phải được duy trì, từng bước đổi mới, cách tân phù hợp với xu thế tiếp nhận của công chúng.
Nên bố trí một chuyên mục riêng về BHYT, duy trì đều đặn chuyên mục này bằng các bài viết đa dạng về thể loại, phạm vi, lĩnh vực phản ánh. Việc duy trì chuyên mục, sự xuất hiện thường xuyên của các bài viết về BHYT sẽ tạo thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng, nâng cao hiệu quả thông tin từ sự thay đổi về số lượng, chất lượng các tin, bài.
Để cạnh tranh với các loại hình báo chí khác, các yếu tố như ảnh, hình ảnh đồ họa phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là với các nội dung thông tin tư vấn chỉ dẫn về BHYT phải được thể hiện một cách sinh động, dễ hiểu. Từ thực tiễn cho thấy, hình ảnh đồ họa là yếu tố quan trọng và được sử dụng nhiều trong việc thể hiện thông tin tư vấn chỉ dẫn. Vậy nên các cơ quan báo chí phải có hướng xây dựng nội dung để có thể khai thác một cách tối đa hiệu quả hình ảnh đồ họa.
- Về công tác tổ chức tòa soạn
Để có thể có những thay đổi tích cực về nội dung thông tin về BHYT, các cơ quan báo chí cần bố trí tổ chức, nhân lực thực hiện một cách phù hợp.
Để duy trì được chuyên mục về BHYT, cần bố trí đội ngũ chuyên trách về lĩnh vực này. Đội ngũ này ít nhất phải bao gồm 2-3 phóng viên, 1-2 biên tập viên có trình độ am hiểu sâu về BHYT.
Để tăng cường việc sử dụng hình ảnh đồ họa, cơ quan báo chí phải tăng cường nhân lực thiết kế, vẽ đồ họa; bản thân các họa sĩ thiết kế đồ họa cũng nên có sự am hiểu nhất định về chính sách BHYT qua đó thể hiện ý đồ, thông tin của phóng viên, biên tập viên một cách chính xác, sinh động.
Ngoài việc duy trì một đội ngũ nhân lực chuyên trách về BHYT, công tác đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực cũng phải được nâng cao. Có thể thông qua các hình thức tự đào tạo hoặc kết hợp với hội nhà báo, các Bộ, ngành, BHXH Việt Nam... Cơ quan báo chí cũng nên có cơ chế khuyến khích sự tự tìm hiểu, nghiên cứu của phóng viên, biên tập viên được giao phụ trách về các lĩnh vực chứ không riêng gì với BHYT.
Tiểu kết chƣơng 3
BHYT tự nguyện là một chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt BHYT tự nguyện góp phần tích cực bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tạo cơ hội, cơ chế để người dân ngày càng được bình đẳng thụ hưởng các ưu đãi mà công cuộc đổi mới đất nước đem lại. Chính vì tầm quan trọng đó mà các cơ quan báo chí và người làm báo cần có cái nhìn mới đúng đắn về vấn đề BHYT tự nguyện để có những định hướng tuyên truyền cụ thể trong những giai đoạn nhất định nhằm đạt hiệu quả thông tin tốt nhất. Những người viết báo về đề tài này cần nâng cao trình độ hiểu biết về hướng nghiệp để có những bài viết mang tính chất nghiên cứu giúp các cơ cơ quan, ban ngành có được những thông tin thiết thực trong cuộc sống.
Vấn đề BHYT tự nguyện nói chung còn có nhiều hạn chế cả về nội dung và hình thức do đó tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo chí. Trong đó tác giả cũng muốn nhấn mạnh tới việc đề xuất một số giả pháp nâng cao trình độ đối với đội ngũ phóng viên chuyên viết về đề tài này vì vấn đề BHYT tự nguyện không chỉ đơn thuần là việc phản ánh số lượng và kết quả người tham gia BHYT tự nguyện. Trong khi đó BHYT tự nguyện là vấn đề hết sức nhạy cảm liên quan tới lợi ích của hàng triệu người dân không thuộc đối tượng BHYT bắt buộc. Tại Việt Nam BHYT tự nguyện hiện tại đang rất mới mẻ, việc cập nhật kiến thức sâu rộng về BHYT tự nguyện ngay đội ngũ làm công tác BHYT còn nhiều bỡ ngỡ, chính sách BHYT tự nguyện còn đang trong quá trình dần dần hoàn thiện, các phương thức thanh toán cũng đang đi từng bước đầu tiên; quyền lợi của người tham gia BHYT tự nguyện còn nhiều bất cập, bản thân người tham gia BHYT tự nguyện cũng chưa hiểu hết quyền lợi của mình khi tham gia..., trong khi đó công tác tuyên truyền về BHYT tự nguyện còn quá nhiều bất cập.
Xuất phát từ thực tế BHYT tự nguyện là một chính sách rất quan trọng đối với đông đảo người dân và là một phần trụ cột của hệ thống An sinh xã hội, là giải pháp quan trọng trong việc xóa bẫy nghèo do ốm đau của đông đảo người dân. Việc định hướng dư luận trong lĩnh vực BHYT tự nguyện đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng, kiên trì, bền bỉ; sự đầu tư học hỏi cũng như nghiên cứu sâu rộng về chính sách BHYT tự nguyện, cũng như sự tìm hiểu sâu rộng về kinh nghiệm BHYT tự nguyện của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ khi người cầm bút hiểu sâu sắc về sự ưu việt của chính sách BHYT tự nguyện mới có thể dẫn dắt dư luận xã hội, tạo động lực kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc để phát triển BHYT tự nguyện tới đông đảo đại bộ dân chúng, những người chưa được bất cứ tổ chức chính trị, xã hội nào đảm bảo. Bên cạnh ngoài sự tự tìm hiểu và học hỏi, những kinh nghiệm riêng của người làm báo, nhà báo cũng rất cần các cuộc tập huấn, tham gia các hội thảo về chính sách BHYT tự nguyện. Bởi lẽ, chính sách về BHYT tự nguyện không ngừng thay đổi theo thời gian, là một lĩnh vực cần sự tuyên truyền đa dạng, dưới nhiều hình thức và đặc biệt cần một sự dấn thân của những người làm báo tâm huyết và trách nhiệm vì một xã hội tươi đẹp với mọi đối tượng người dân được hưởng sự công bằng trong chăm sóc y tế.
KẾT LUẬN
Báo chí là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội, diễn đàn của nhân dân; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cỗ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế. Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin thuần túy mà nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội phù hợp với sự vận động của thực tiễn theo chiều hướng có chủ đích.
Báo chí có vai trò là cầu nối giữa công chúng với tác phẩm báo chí được thể hiện khá rõ nét trong thông tin về vấn đề BHYT tự nguyện trên báo in trong nhiều năm trở về đây. Vì BHYT tự nguyện là một vấn đề nhạy cảm nó không chỉ đơn thuần là hướng dẫn dư luận xã hội mà còn đòi hỏi phải làm thay đổi nhận thức của bản thân con người.
Là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, chính sách BHYT tự nguyện ở nước ta đang từng bước mở rộng và hoàn thiện theo định hướng của Đảng, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước đang đứng trước những cơ hội và những thách thức không nhỏ, đòi hỏi mọi cơ quan,tổ chức, cá nhân trong đó có báo chí góp phần quan trọng, cùng chung tay xây dựng và phát triển hệ thống BHYT, hoàn thiện mạng an sinh xã hội, góp sức thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Qua các nội dung nghiên cứu trong luận văn, có thể nhận thấy BHYT có vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia nói chung và cuộc sống của mỗi người dân nói riêng. Đồng thời cũng cho thấy vai trò quan trọng của báo chí trong việc phát triển BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, vì lợi ích của quốc gia, cộng đồng xã hội và nhân dân. Từ việc khảo
sát 3 tờ báo Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ có thể rút ra được khá khái quát thực trạng báo chí hiện nay thông tin về lĩnh vực BHYT.
Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng thời gian qua báo chí nước ta đã dành sự quan tâm và có những thành tựu đáng kể trong việc thông tin về những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHYT. Thành công rõ nhất là đã nói lên tiếng nói phản biện, làm rõ nội dung chính sách, chỉ ra cái được và chưa được, cái trì trệ cần giải quyết trong thực tế để các chủ trương, chính sách phát huy tác dụng. Những thông điệp trên báo chí đã đến được với đông đảo công chúng báo chí và được đón nhận với niềm tin vững chắc, tạo được tiếng nói đồng thuận trong xã hội về các chủ trương chính sách hợp với lòng dân. Tuy nhiên, báo chí cũng đang có những hạn chế trong việc thông tin về lĩnh vực này như nội dung và hình thức thông tin đơn điệu nghèo nàn, xơ cứng, công thức, thiếu tính hệ thống và thường xuyên. Các tác phẩm viết về BHYT chưa đa dạng, phong phú, thiếu cân đối trong thông tin, chưa hấp dẫn công chúng. Việc nhìn nhận, thể hiện các vấn đề BHYT theo những lối mòn, gây nhàm chán cho bạn đọc. Tính dự báo, thông tin hai chiều, diễn đàn trao đổi còn ít...
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đưa ra những nhận xét và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thông tin về BHYT, phục vụ tốt hơn yêu cầu của độc giả cũng như cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ hơn cho các nhà xây dựng, hoạch định chính sách, pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002), Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm
y tế Việt Nam, Nxb Hà Nội.
2. Chertưchơnưi A.A. (2004), Các thể loại báo chí, Đào Tuấn Anh, Trần Kiều
Vân dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
3. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội.
4. Đức Dũng (1998), Các thể ký báo chí, NXb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Dững (2007), “Cơ chế tác động của báo chí”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN (23), tr.116 -125.
6. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông - Lý
thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại - từ làm đến đời
thường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10.Fikhtelius E. (2002), 10 bí quyết kỹ năng nghề báo, Nguyễn Văn Dững,
Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Oanh biên dịch, Nxb Lao động, Hà Nội.
11.Grabennhicốp (2004), Báo chí trong kinh tế thị trường, Lê Tâm Hằng – Ngữ
Phan - Đới Thị Kim Thoa biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
12.Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (1998), Nhà báo bí quyết
kỹ năng - nghề nghiệp, Nxb Lao động.
13.Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
15.Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới - Xu hướng phát triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
16.Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5(1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17.Hồ Chí Minh toàn tập,Tập12, (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18.Lê Bạch Hồng (2009), “Vai trò của chính sách BHXH, BHYT đối với ASXH
của đất nước”, Tạp chí BHXH (02), tr.7-10.
19.Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo.
20. Hội Nhà báo Việt Nam - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2011), Tính
chuyên nghiệp của báo chí hiện đại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia, Hà Nội.
21. Hội Nhà báo Việt Nam - Kornad Adenauer Stiftung, Viện Kas - CHLB Đức
tại Việt Nam (2012), Nâng cao năng lực và kỹ năng đội ngũ nhà báo viết về